Bộ GD-ĐT cân nhắc phương án dạy môn Lịch sử bậc THPT

Bộ GD-ĐT cân nhắc phương án dạy môn Lịch sử bậc THPT
Bộ trưởng bộ GD-ĐT cho biết Bộ sẽ cân nhắc lại phương án dạy môn Lịch sử bậc THPT và xin ý kiến cấp có thẩm quyền.

Theo TTXVN, ngày 12/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) và việc dạy môn Lịch sử bậc THPT trong chương trình này. 

Tham gia buổi làm việc có thành viên Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Hội đồng thẩm định môn lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tại buổi làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe ý kiến trao đổi về quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó, đặc biệt trao đổi và lắng nghe những ý kiến phân tích sâu về cách bố trí, tổ chức dạy học môn Lịch sử.

Tuổi Trẻ Online cho biết, kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: các chuyên gia đều khẳng định Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo đúng đường lối chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; công phu, khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Riêng với việc dạy học môn lịch sử cấp THPT, trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ cân nhắc các phương án trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc phương án dạy môn Lịch sử bậc THPT
Ảnh minh họa. Ảnh: Giáo dục & thời đại.

Trước đó, Vnexpress cho biết, theo kế hoạch Giáo dục phổ thông mới, chương trình lớp 10 từ năm học 2022-2023 chỉ yêu cầu học sinh học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng , Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. 

Học sinh chọn năm môn khác từ ba nhóm môn (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): Khoa học (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật - Âm nhạc và Mỹ thuật). Như vậy, Lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT chứ không bắt buộc như trước đây.

Theo Bộ, chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn giáo dục cơ bản (năm năm tiểu học và bốn năm THCS) nhằm đảm bảo trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (ba năm THPT) bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông.

Ở cấp THCS của giai đoạn cơ bản, Lịch sử được dạy từ lớp 6 đến 9, trang bị cho học sinh kiến thức cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. "Ở giai đoạn này, trong toàn cấp THCS, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, toàn diện", Bộ nhấn mạnh.

Ở cấp THPT - giai đoạn định hướng nghề nghiệp, Lịch sử được bố trí là một môn trong tổ hợp xã hội. Các chuyên đề, chủ đề của môn Lịch sử là những nội dung chuyên sâu. Học sinh không học thiên về khoa học xã hội vẫn có thể lựa chọn Lịch sử nếu thấy môn này cần thiết cho bản thân hoặc cần thiết để phục vụ nghề nghiệp mà các em lựa chọn.

Chương trình mới cũng dành 20% thời lượng cho lịch sử địa phương, do các địa phương tự biên soạn đưa vào giảng dạy.

Trao đổi trên Tiền Phong, GS Phạm Hồng Tung, Tổng chủ biên chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho biết, sau khi hoàn thành cơ bản việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn học, Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên, nhân dân cũng như trình Dự thảo xin ý kiến các ban, bộ ngành, trong đó có Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, các Sở GD&ĐT… Các đơn vị đã phản hồi bằng công văn chính thức, hiện còn lưu tại Bộ GD&ĐT đồng thuận về Chương trình.

GS Tung khẳng định: “Trong tất cả các ý kiến đóng góp, không có ý kiến nào phản đối việc đưa môn Lịch sử thành môn học lựa chọn ở chương trình THPT.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Trị mề đay bằng muối: Hiểu rõ tác dụng và nguy cơ

Trị mề đay bằng muối: Hiểu rõ tác dụng và nguy cơ

25-04-2025 19:23

Muối là một phương pháp tự nhiên có thể giúp giảm triệu chứng mề đay, nhưng cần được sử dụng đúng cách. Nếu không, trị mề đay bằng muối có thể gây kích ứng và tổn thương da.

Nổi bật trang chủ
Sở GD&ĐT TPHCM hướng dẫn đăng ký tuyển sinh lớp 10 công lập
25 Tháng 04, 2025

Sở GD&ĐT TPHCM vừa chính thức có hướng dẫn về việc đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 thường THPT công lập năm học 2025-2026.

Đọc thêm
Bí quyết giúp mỹ nhân 62 tuổi trở thành 'người đẹp nhất thế giới năm 2025'

Bí quyết giúp mỹ nhân 62 tuổi trở thành 'người đẹp nhất thế giới năm 2025'

25 Tháng 04, 2025

Ở tuổi 62, Demi Moore người đẹp nhất thế giới năm 2025 sở hữu nền tảng sức khỏe tốt, nhan sắc rạng rỡ, vóc...

Hà Nội thu giữ hơn 1 tấn 'xiên bẩn' và đồ thả lẩu

Hà Nội thu giữ hơn 1 tấn 'xiên bẩn' và đồ thả lẩu

25 Tháng 04, 2025

Số lượng lớn thực phẩm "bẩn" như xúc xích, lạp xưởng, há cảo, viên thả lẩu “thập cẩm”, thanh cua... đã bị lực lượng chức...

Cụm từ đơn giản thể hiện chính sách năng lượng của ông Trump

Cụm từ đơn giản thể hiện chính sách năng lượng của ông Trump

25 Tháng 04, 2025

Theo các chuyên gia Mỹ, chính sách năng lượng mới của ông Trump về cơ bản thể hiện bằng một cụm từ: “Bão, Em yêu,...

Chiến thuật với môn Ngữ văn thi vào lớp 10

Chiến thuật với môn Ngữ văn thi vào lớp 10

25 Tháng 04, 2025

Ngữ văn không còn là môn “học thuộc”. Học sinh cần kỹ năng và năng lực đọc viết thực sự mới có thể tự...

Công an đột kích điểm nghi khai thác vàng trái phép ở Tuyên Quang

Công an đột kích điểm nghi khai thác vàng trái phép ở Tuyên Quang

25 Tháng 04, 2025

Tại hiện trường ở sông Gâm, công an phát hiện hệ thống sàng, lọc để tận thu vàng sa khoáng cùng nhiều túi đựng khoáng...

1.38069 sec| 2263.945 kb