Chia sẻ với truyền thông trong nước mới đây, ông Trịnh Văn Quyết của tập đoàn FLC cho biết có ý định sở hữu CLB tại giải Ngoại hạng Anh trong thời gian tới, qua đó tạo đà để nâng tầm hãng hàng không của mình trở thành thương hiệu quốc tế.
"Việc mua một đội bóng Anh là một phần trong kế hoạch này. Chúng tôi đã bắt đầu quá trình xem xét, tiếp xúc để đặt vấn đề, với mục tiêu cụ thể là sở hữu đa số cổ phần của một câu lạc bộ bóng đá tại giải Ngoại hạng Anh, thông qua một số kênh liên lạc”, ông Quyết cho biết.
Nếu kế hoạch của trên được hoàn thành, ông Trịnh Văn Quyết sẽ trở thành doanh nhân đầu tiên tại Việt Nam sở hữu một đội bóng tại giải Ngoại hạng Anh.
Trong quá khứ, tập đoàn của doanh nhân này từng có thời gian đầu tư vào CLB Thanh Hóa từ giữa mùa giải 2015 đến hết mùa 2018. Thời điểm này, với nguồn tài chính dồi dào, CLB Thanh Hóa có 2 lần giành ngôi á quân V.League vào các năm 2017 và 2018.
BLV Quang Tùng ủng hộ tỷ phú Việt Nam mua đội bóng của Anh
Đồng thời đội bóng này cũng lọt vào đến trận chung kết Cúp Quốc gia 2018 (thua Bình Dương). Tuy nhiên sau hơn 3 năm gắn bó, tới tháng 11/2018, bầu Quyết tuyên bố chia tay bóng đá xứ Thanh và trả CLB về lại cho địa phương.
Thời gian qua, ông Trịnh Văn Quyết vẫn dành sự quan tâm tới thể thao với việc đầu tư vào CLB bóng chuyền Vĩnh Phúc.
Trước thông tin nói trên, trao đổi với Dân Việt, bình luận viên (BLV) Ngô Quang Tùng đặt câu hỏi: "Tôi nhớ cách đây khoảng 15 năm, bầu Đức từng muốn mua cổ phần của Arsenal nhưng không thực hiện được vì Luật Việt Nam chưa cho phép đầu tư ra nước ngoài như vậy.
Không biết đến lúc này Luật đã thay đổi chưa? Một chi tiết nữa liên quan tới tiềm lực tài chính. Tôi không có thông tin và không biết được ông Trịnh Văn Quyết có bao nhiêu tiền, huy động nguồn lực ra sao để có thể sở hữu một đội bóng Ngoại hạng Anh".
Trước đó, ở thời điểm tháng 10/2021, một nhóm nhà đầu tư trong đó có quỹ đầu tư công Saudi Arabia đã mua lại 100% cổ phần của câu lạc bộ Newcastle United. Thương vụ có giá trị khoảng 300 triệu USD.
Năm 2010, gia đình tỷ phú Thái Lan Srivaddhanaprabha từng chi khoảng 50 triệu USD mua Leicester City năm và 6 năm sau hưởng thành quả là chức vô địch Ngoại Hạng Anh 2015-2016.
Thực tết ông Trịnh Văn Quyết muốn quảng bá thương hiệu doanh nghiệp của mình ra toàn cầu, BLV Quang Tùng cho rằng điều đó rất tốt, đáng được ủng hộ.
"Họ đã muốn có những chuyến bay thẳng sang châu Âu, Mỹ... thì Giải Ngoại hạng Anh với sức mạnh truyền thông quá tốt như vậy là một cách để mọi người biết đến.
Điều đó đáng được ủng hộ nhưng quan trọng là có đủ tiền không? Pháp luật Việt Nam đã cho phép chưa?", BLV Quang Tùng chốt lại.
Việc các tỷ phú trên thế giới sở hữu các đội bóng không còn là chuyện hiếm, có thể kể đến tỷ phú Roman Abramovich mua lại Chelsea và biến đội bóng này thành thế lực của Ngoại Hạng Anh từ năm 2003 đến nay.
Hay như gia đình tỷ phú Thái Lan Srivaddhanaprabha từng chi khoảng 50 triệu USD mua Leicester City năm 2010 và 6 năm sau hưởng thành quả là chức vô địch Ngoại Hạng Anh.
Mới đây nhất, một nhóm nhà đầu tư trong đó có quỹ đầu tư công Saudi Arabia đã mua lại 100% cổ phần của câu lạc bộ Newcastle United. Thương vụ có giá trị khoảng 300 triệu USD.
Trước đây, FLC từng đầu tư mạnh tay vào tỉnh Thanh Hóa, nổi bật với dự án FLC Sầm Sơn. Đồng thời, FLC cũng đầu tư vào đội bóng của tỉnh này, đổi tên đội bóng thành FLC Thanh Hóa.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, FLC đã dừng tài trợ cho bóng đá Thanh Hóa, mà nguyên nhân được đưa ra là do không nhận được sự ủng hộ của dư luận và sự chia sẻ của địa phương.
Được biết, FLC đã đầu tư khoảng 300 tỷ đồng trong 3 năm cho đội bóng Thanh Hóa, riêng năm 2018 khoảng 120 tỷ đồng. Với nguồn tiền từ FLC, bóng đá Thanh Hoá đã được cải thiện, vươn tầm thành một thế lực thật sự của bóng đá Việt Nam, với 1 HCĐ, 2 HCB, trong đó, mùa 2017, FLC Thanh Hoá bằng điểm với nhà vô địch Quảng Nam hay như mùa 2018, FLC Thanh Hoá giành ngôi Á quân cả ở Cúp QG lẫn V-League.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm