Tìm hiểu bệnh trĩ uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Tìm hiểu về bệnh trĩ
Để biết bệnh trĩ uống thuốc gì, trước hết cần tìm hiểu về loại bệnh trĩ và các giai đoạn của bệnh.
Bệnh trĩ là tình trạng búi trĩ xuất hiện trong hoặc ngoài hậu môn do tĩnh mạch bị sưng, viêm. Bình thường, máu từ tim qua động mạch đến hậu môn, sau đó máu chảy qua tĩnh mạch để về lại tim. Khi máu không về hết bằng tĩnh mạch mà ứ đọng lại sẽ khiến tĩnh mạch căng phồng, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ.
Bệnh trĩ thường được phân chia thành trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ ngoại: là búi trĩ nằm dưới đường lược, người bệnh có thể sờ thấy ở vùng da ngay hậu môn.
- Trĩ nội: búi trĩ hình thành trên đường lược, người bệnh không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy, trừ khi bị sa ra ngoài. Bệnh trĩ nội lại được phân thành 4 cấp độ như sau:
- Cấp độ 1: đi đại tiện ra máu tươi (có thể quan sát qua giấy vệ sinh)
- Cấp độ 2: búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn, không tự co lại được. Hậu môn có dịch nhầy, ngứa ngáy, khó chịu. Máu chảy thành giọt, có màu đỏ tươi.
- Cấp độ 3: búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn, cọ sát vào quần áo gây đau đớn, chảy máu, viêm nhiễm. Dịch nhầy xuất hiện nhiều hơn, khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, không thoải mái.
- Cấp độ 4: máu chảy nhiều và liên tục, khi bệnh nhân đi đại tiện và rặn mạnh. Máu có thể chảy thành tia trong trường hợp nặng, thậm chí có thể dẫn đến mất máu.
Hình ảnh phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Mắc bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Điều trị bệnh trĩ tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Trường hợp bệnh trĩ nội độ 4 hay trĩ ngoại mà búi trĩ phình to, gây chảy máu nhiều, dịch nhầy nhiều, hay ngứa ngáy, đau rát, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thì có thể cần phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, khi búi trĩ còn nhỏ, thì cần dùng thuốc kết hợp với các biện pháp thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt để giảm triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
Dùng thuốc
Mục tiêu của việc dùng thuốc là bảo tồn, giảm triệu chứng sưng đau búi trĩ, giảm đau rát hậu môn, đồng thời ngăn ngừa bệnh trĩ trở nặng gây biến chứng.
Thay đổi chế độ ăn
Tình trạng táo bón làm tăng nguy cơ khiến bệnh trĩ nặng hơn. Do đó, người bệnh trĩ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt… để hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân, hạn chế táo bón.
Ngoài việc tăng cường chất xơ, người bệnh trĩ cũng nên uống nhiều nước hơn để kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Bổ sung chất xơ giúp giảm táo bón, giảm đau do bệnh trĩ
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Người bệnh trĩ nên tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn, tránh nhịn lâu bởi nhịn lâu sẽ làm phân bị khô cứng hơn, dẫn đến táo bón và rặn mạnh khi đi vệ sinh. Điều này sẽ khiến búi trĩ sưng to và sa ra ngoài nhiều hơn.
Người bệnh trĩ cũng nên tích cực vận động, tập thể dục hàng ngày, tránh ngồi một chỗ quá lâu gây áp lực lên vùng hậu môn.
Bạn có biết bệnh trĩ nên uống thuốc gì, dùng kem bôi gì?
1. Thuốc giảm đau không kê đơn
Với tình trạng búi trĩ sưng gây đau, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol. Đây là loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến, được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Lưu ý dùng thuốc đúng liều lượng, tránh dùng quá liều bởi thuốc được chuyển hóa qua gan, dùng quá liều thời gian dài sẽ gây hại gan và thận.
2. Kem bôi giảm đau và giảm ngứa
Kem bôi lidocaine có thể được dùng để bôi lên hậu môn mỗi ngày 2-3 lần sau khi đi đại tiện. Bản chất lidocaine là một thuốc gây tê tại chỗ, nên sẽ giúp giảm đau và giảm ngứa. Thuốc không nên sử dụng trên 7 ngày, tùy cơ địa của từng người mà thuốc có thể hấp thu toàn thân.
Ngoài kem bôi lidocaine, kẽm oxyd 10% cũng thường được dùng để bôi lên hậu môn 2-3 lần/ngày để sát khuẩn và làm săn chắc cơ hậu môn. Loại kem bôi này cũng được khuyến cáo là không nên dùng quá 7 ngày.
Có thể dùng kem bôi để sát khuẩn, giảm sưng đau búi trĩ
3. Thuốc làm mềm phân, nhuận tràng
Nếu bị táo bón, người bệnh trĩ uống gì hết nhanh? Câu trả lời là thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân. Loại thuốc này sẽ giúp hỗ trợ việc đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm tình trạng rặn mạnh, do vậy sẽ giúp ngăn ngừa búi trĩ sưng to, sa ra ngoài gây đau rát, ngứa ngáy.
4. Thuốc giúp tăng độ bền tĩnh mạch
Diosmin kết hợp với Hesperidin là nhóm thuốc làm tăng sức bền cho tĩnh mạch, ngăn ngừa máu tích tụ và giảm sưng búi trĩ.
Tuy thuốc có ít tác dụng phụ nhưng người bệnh nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc sau khoảng 15 ngày mà không cải thiện các triệu chứng cũng cần thông báo với bác sĩ để tìm loại thuốc khác thay thế.
5. Thuốc Trĩ Đông y
Bệnh trĩ là chứng bệnh hình thành do tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn bị giãn và sưng tạo thành búi trĩ. Theo y học cổ truyền, điều này là do khí hư, khí trệ khiến đại tràng không thông, làm cho cơ nhục yếu và tổn thương giáng hạ mạch lạc sinh ra tình trạng huyết ứ ở trực tràng hậu môn. Nếu không cải thiện khí trệ và huyết ứ, mạch lạc giãn ngày càng sa xuống khiến búi trĩ ứ huyết và chảy máu.
Xuất phát từ nguyên lý này, Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ bí truyền hiệu quả với tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, chống chảy máu, cầm máu, đồng thời làm bền vững thành mạch, co các búi trĩ, do vậy sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Bài thuốc là sự kết hợp hài hòa của các thảo dược quý như Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, Sen (hạt), Ý dĩ…
Kế thừa tinh hoa từ bài thuốc quý này, các chuyên gia nghiên cứu sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đã bào chế thành công sản phẩm Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu đang tìm hiểu bệnh trĩ dùng thuốc gì, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Thuốc Trĩ Nhất NhấtGiảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát Chỉ định Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm