Bệnh trĩ ở người trẻ tuổi đang dần trở nên phổ biến hơn
MỤC LỤC
Bệnh trĩ là gì?
Biểu hiện bệnh trĩ
Ai có nguy cơ bị trĩ?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở người trẻ tuổi
Cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát với Thuốc Trĩ Đông y
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng bị viêm, sưng và giãn nở quá mức, dẫn tới các triệu chứng như đau, ngứa và chảy máu khi đi vệ sinh.
Tăng áp lực trong các tĩnh mạch của hậu môn trực tràng trong thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn đến trĩ.
Trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ.
Trĩ nội: Búi trĩ xuất phát phía trên đường lược, được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp, phát triển to dần và sa ra ngoài, được gọi là sa búi trĩ.
Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược, được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Trĩ hỗn hợp: Bệnh nhân xuất hiện cả tình trạng trĩ nội và trĩ ngoại cùng lúc.
Phương pháp điều trị chính hiện nay bao gồm can thiệp nội khoa bằng thuốc và các thủ thuật giúp loại bỏ búi trĩ.
Bệnh trĩ là một bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không gây biến chứng hay ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, trĩ rất dễ tái phát, gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh và dẫn tới nhiều vấn đề bất tiện khác.
Phân loại và các cấp độ của bệnh trĩ
Biểu hiện bệnh trĩ
Hầu hết mọi trường hợp người bị bệnh trĩ đều có các triệu chứng tương tự nhau, nhưng tốc độ tiến triển bệnh có thể khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Các triệu chứng chính của bệnh trĩ bao gồm:
Đại tiện ra máu
Đau rát, ngứa ngáy hậu môn.
Hậu môn tiết dịch nhầy mùi hôi, tanh.
Táo bón
Sa búi trĩ
Ai có nguy cơ bị trĩ?
Trĩ có thể xảy ra với bất cứ ai, ở độ tuổi nào nhưng thường có xu hướng phổ biến hơn ở người trưởng thành và người già.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ bao gồm:
Độ tuổi: bệnh thường xảy ra hơn ở người cao tuổi
Dân văn phòng thường xuyên ngồi lâu một chỗ
Lối sống kém khoa học: ít vận động, tập thể dục, lạm dụng rượu bia, cafein và các chất kích thích, căng thẳng stress, thức khuya...
Thói quen rặn mạnh khi đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh
Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
Người có bệnh lý về đường ruột
Béo phì
Phụ nữ mang thai
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Chế độ ăn ít chất xơ
Khối u ở tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung
Sa tử cung ở phụ nữ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở người trẻ tuổi
Trĩ xảy ra phổ biến ở độ tuổi ngoài 30, tỷ lệ mắc bệnh thường tăng theo tuổi tác. Tuy nhiên, hiện nay, trĩ đang dần trở nên phổ biến hơn ở người trẻ dưới 30, thậm chí có những trường hợp mắc bệnh trĩ ngay trong độ tuổi đi học.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở người trẻ tuổi
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm khô hay thức ăn cay nóng đều có thể dẫn tới táo bón và tăng nguy cơ bị trĩ ở giới trẻ.
Hầu hết các bạn trẻ hiện nay ít uống nước lọc, mà thay bằng trà sữa, nước ngọt, đồ uống có gas, rượu bia... Điều này không chỉ khiến cơ thể bị mất nước, làm cho phân bị khô, cứng và khó di chuyển, lượng đường cao có thể ảnh hưởng tới nhu động và chức năng đường ruột.
Cộng thêm chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả tươi, ăn uống thất thường, ăn không đúng bữa, bỏ bữa đều không tốt cho hệ tiêu hóa và dẫn đến trĩ.
Ít vận động
Nhiều người trẻ hiện nay bị lười vận động, ít tập thể dục, ngồi hoặc nằm lì trong thời gian dài.
Bên cạnh đó thói quen sử dụng máy tính, điện thoại hàng giờ đồng hồ gây áp lực lớn cho vùng bụng, khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người trẻ tuổi ngày càng cao.
Tính chất công việc
Tỷ lệ nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế lái xe ngày một tăng lên theo sự phát triển và nhu cầu xã hội.
Đây là những công việc đòi hỏi phải ngồi một chỗ liên tục, hạn chế vận động và đi lại, tăng áp lực lên cơ bụng và cơ hậu môn.
Đây là lý do vì sao, trĩ được xem là một trong những bệnh đặc trưng của giới văn phòng.
Thói quen xấu khi đi đại tiện
Nhịn đi vệ sinh là một thói quen không tốt, thậm chí rất có hại đối với đường ruột và các cơ hậu môn - trực tràng, khiến chúng thường xuyên phải chống lại áp lực từ quá trình đào thải phân ra bên ngoài của cơ thể.
Phân khô, táo bón khó đại tiện, thường xuyên rặn mạnh… lâu ngày cũng có thể dẫn đến hình thành bệnh trĩ ở độ tuổi sớm hơn.
Thói quen ngồi lâu khi đi đại tiện, đọc báo, sử dụng điện thoại khi đi đại tiện cũng khiến áp lực lên hậu môn tăng cao và dẫn tới việc người trẻ bị bệnh trĩ.
Tư thế đi đại tiện đúng cách
Các yếu tố nguy cơ khác
Thường xuyên căng thẳng, stress cũng có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn - trực tràng.
Thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và khiến quá trình loại bỏ độc tố bị cản trở. Độc tố tích tụ là nguyên nhân có thể làm xuất hiện các búi trĩ.
Cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát với Thuốc Trĩ Đông y
Đông y thường chữa bệnh trĩ dựa trên nguyên tắc: bổ tỳ vị, ích khí thăng đề vì y học xưa cho rằng trĩ là do 3 nguyên nhân chính: tỳ vị hư yếu, trung khí bất túc và khí hư gây nên.
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Đông y có nhiều ưu điểm như: tác động vào nguyên nhân sâu bên trong, kết hợp với tăng cường chức năng phủ tạng, lưu thông khí huyết, nhờ đó mà hiệu quả trị bệnh lâu dài.
Không những thế, thành phần trong các bài thuốc Đông y đều là dược liệu tự nhiên, an toàn và lành tính, kể cả khi sử dụng lâu dài.
Đây là phương pháp chữa bệnh trĩ không xâm lấn, không can thiệp “dao kéo”, phù hợp với nhiều đối tượng.
Bài thuốc trĩ Đông y có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Thuốc trĩ Đông y thường được dùng trong các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài….. Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Thuốc trĩ Đông y hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm