Học cách nhận biết bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở phần dưới cùng của trực tràng và hậu môn. Đôi khi, thành mạch máu căng mỏng khiến các tĩnh mạch phồng lên và bị kích thích đặc biệt là khi đại tiện.
Trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng. Bệnh trĩ thường tự khỏi nếu thay đổi chế độ ăn uống cũng như kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp.
Các loại bệnh trĩ
Một số triệu chứng khác nhau giúp phân biệt các loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ được phân làm các loại sau:
Trĩ nội
Trĩ nội nằm rất xa bên trong trực tràng, không thể nhìn thấy và sờ được chúng. Nhìn chung, bị trĩ nội không gây đau đớn vì có ít dây thần kinh cảm nhận được cơn đau đó. Các triệu chứng của trĩ nội bao gồm:
- Có máu ở trong phân, có máu trên giấy vệ sinh sau khi lau
- Xuất hiện mô phồng ra bên ngoài lỗ hậu môn (bị sa búi trĩ). Hệ quả gây đau hơn sau khi đi ngoài. Người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ sa ra ngoài nhìn có màu hồng đậm hơn các vùng xung quanh. Búi trĩ nội thường tự trở lại phía bên trong trực tràng. Ngay cả khi chúng không tự quay trở lại thì người bệnh có thể đẩy chúng vào bên trong nhẹ nhàng.
Trĩ ngoại
Trĩ ngoại nằm dưới da xung quanh hậu môn, nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác. Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại bao gồm:
- Đau đớn
- Chảy máu
- Ngứa búi trĩ
- Sưng tấy
Bệnh trĩ huyết khối
Khi có cục máu đông chuyển thành màu tím hoặc xanh bên ngoài búi trĩ, được gọi là huyết khối hoặc trĩ huyết khổi. Người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
- Đau dữ dội
- Ngứa và sưng tấy
- Chảy máu
- Xuất hiện cục cứng ở gần hậu môn
Thông thường bệnh trĩ hiếm khi nguy hiểm và cần phải đi khám khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh trĩ không biến mất trong một tuần và kèm theo cả tình trạng chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh trĩ
Táo bón lâu ngày dễ dẫn tới bệnh trĩ
Bệnh trĩ có tính di truyền. Bạn có thể dễ bị trĩ nếu như các thành viên khác trong gia đình như bố mẹ cũng mắc bệnh này.
Áp lực tĩnh tụ trong trực tràng phía dưới có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu và làm cho các tĩnh mạch ở đó sưng lên. Điều này sẽ xảy ra do:
- Rặn nhiều khi đi ngoài
- Áp lực khi gặp khó khăn về thể chất, như nâng vật nặng
- Người bị thừa cân, béo phì
- Mang thai, khi tử cung lớn lên đè lên các tĩnh mạch
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Người quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Những người đứng hoặc ngồi trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bạn cũng sẽ dễ bị trĩ nếu như bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Khi ho, hắt hơi và nôn mửa cũng có thể khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên tệ hơn.
Biến chứng khi mắc bệnh trĩ
Dù hiếm nhưng bị bệnh trĩ có thể dấn tới một số vấn đề sau:
- Thiếu máu: Bị trĩ gây chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu do mất máu nhiều.
- Nhiễm trùng: Một số búi trĩ ngoại bị lở loét và bị nhiễm trùng xung quanh hậu môn.
- Căng búi trĩ: Sưng to trĩ làm ngăn cản máu lưu thông tới búi trĩ bị sa. Hệ quả là gây ra đau đớn và cần phẫu thuật cắt trĩ.
Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ
Cần đi khám để được chẩn đoán sớm khi có các dấu hiệu bệnh trĩ
Khi đi khám bệnh do trĩ, bác sĩ sẽ hỏi kĩ về tiền sử bệnh và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Họ sẽ thực hiện một hoặc hai xét nghiệm sau:
- Khám phía ngoài: Bác sĩ sẽ kiểm tra hậu môn và trực tràng của người bệnh để xem có các cục u, sưng tấy, kích ứng hoặc các vấn đề khác hay không.
- Khám phía trong: Bác sĩ cần đeo găng tay, bôi dầu trơn và đưa ngón tay vào trong trực tràng để kiểm tra độ trương lực cơ và cảm nhận xem có bị đau, có cục u hoặc các vấn đề khác hay không.
Để chẩn đoán chính xác các loại bệnh trĩ hoặc loại trừ các bệnh lý khác, bác sĩ có thể đề nghị khám xét kỹ hơn, bao gồm:
- Nội soi: Sử dụng ống nhựa ngắn gọi là ống kính để soi vào trực tràng.
- Nội soi ống tín hiệu: Soi đại tràng dưới bằng một ống có đèn sáng gọi là ống nội soi đại tràng xích ma. Họ cũng có thể dùng ống để lấy một ít mô trong đại tràng để làm xét nghiệm.
- Nội soi đại tràng: Soi cả đại tràng bằng một ống dài và linh hoạt gọi là ống soi ruột kết. Họ cũng có thể lấy mẫu mô hoặc điều trị các vấn đề khác trong đại tràng.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ
Các triệu chứng bệnh trĩ thường tự thuyên giảm. Bác sĩ sẽ điều trị dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả
Thay đổi thói quen có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh trĩ nhẹ trong 2 – 7 ngày. Cụ thể:
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày như trái cây, rau và ngũ cốc
- Cố gắng không “rặn” khi đi ngoài
- Uống nhiều nước hơn để giúp đi ngoài dễ dàng.
- Tắm nước ấm trong 20 phút vài lần mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm đau búi trĩ
- Chườm đá vùng trĩ có thể giúp làm dịu cơn đau và sưng tấy
Phương pháp điều trị bảo tồn
Sử dụng các loại kem không kê đơn và các loại thuốc trĩ có thể giúp giảm đau, sưng và ngứa búi trĩ.
Phương pháp điều trị phẫu thuật
Nếu tình trạng bệnh đã chuyển giai đoạn nặng, hoặc nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Bác sĩ có thể sử dụng hóa chất, tia lase, tia hồng ngoại hoặc dây chun để loại bỏ búi trĩ. Nếu trĩ ngoại quá lớn thì cần sử dụng dao mổ để cắt bỏ chúng.
Sử dụng thuốc Đông y – Giải pháp hiệu quả giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc bôi trĩ thì người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc Trĩ Đông y với mục đích tác động vào nguyên nhân gây bệnh.
Bài thuốc Trĩ Đông y có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ. Tác dụng bổ tỳ vị giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Hiện bài thuốc đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng. Tiêu biểu như sản phẩm Thuốc Trĩ Nhất Nhất.
Hiện sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất NhấtGiảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 07/2022/XNQC/YDCT ngày 19/7/2022 Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm