Bệnh nhân khỏi Covid-19 sau bao lâu có thể tái nhiễm?

Bệnh nhân khỏi Covid-19 sau bao lâu có thể tái nhiễm?
Trong khoảng 1 tháng đến 15 ngày sau khi khỏi Covid-19, bệnh nhân đã có thể tái nhiễm. Dù tái nhiễm xảy ra trong thời gian ngắn, kháng thể của người bệnh rất cao nhưng vẫn rất mệt mỏi và các triệu chứng có thể nặng hơn so với lần trước.

Tái dương tính là tình trạng người mắc Covid-19 có thời gian mang virus SARS-CoV-2 kéo dài. Một số người có thể mang virus kéo dài nhiều tuần. Những trường hợp này dù xét nghiệm dương tính vẫn nhưng đa số không còn khả năng gây lây truyền sau 2 tuần nhiễm virus.

Tái nhiễm là trường hợp người bệnh mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại. Mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số người sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine sẽ có miễn dịch bảo vệ khá lâu. Một số người có thể nồng độ kháng thể bảo vệ sẽ sụt giảm nhanh dẫn đến khả năng tái nhiễm nhanh hơn.

Đặc biệt trong trường hợp lần nhiễm sau do một biến chủng virus có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng trước nên kháng thể bảo vệ của lần nhiễm trước có hiệu quả bảo vệ thấp với chủng nhiễm sau.

Ngoài việc đã có những người lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm Omicron, trên thực tế đã có những y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đã nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2.

Bệnh nhân khỏi Covid-19 sau bao lâu có thể tái nhiễm?

Liên quan đến vấn đề trên, thông tin trên Báo Tin tức, Ths. BS Nguyễn Thu Hường - Trưởng đơn nguyên chống dịch, Thanh Nhàn (Hà Nội) cảnh báo: “Thực tế thăm khám các trường hợp cho thấy, trong khoảng 1 tháng đến 15 ngày sau khi khỏi Covid-19, bệnh nhân đã có thể tái nhiễm.

Tỷ lệ tái nhiễm của người dân ở thời điểm này với chủng Omicron khá cao. Tái nhiễm xảy ra trong thời gian càng ngắn, dù kháng thể của người bệnh rất cao nhưng vẫn rất mệt mỏi và các triệu chứng có thể nặng hơn so với lần trước”.

Bệnh nhân khỏi Covid-19 sau bao lâu có thể tái nhiễm?
Bệnh nhân khỏi Covid-19 sau bao lâu có thể tái nhiễm?

Theo đó, tất cả các đối tượng, ở mọi lứa tuổi, nếu có tiếp xúc nguồn lây đều có thể tái nhiễm với SARS-CoV-2; trong đó, đối tượng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn là người già, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền và trẻ chưa được tiêm vắc xin. Việc tái nhiễm cũng có thể gặp ở người trẻ, vì vậy bất kỳ ai cũng không thể chủ quan, kể cả với người đã từng mắc và đã khỏi bệnh”.

Theo BS. Nguyễn Thu Hường, có thể xảy ra các tình huống dẫn đến tái nhiễm như: Trước đó người bệnh đã nhiễm chủng Delta sau đó chủ quan có thể tiếp tục tái nhiễm với chủng mới Omicron; đặc biệt, người đã nhiễm chủng Omicron nhưng vẫn có thể tái nhiễm lần nữa với chính Omicron nhưng với biến thể phụ khác. Hiện chủng Omicron được phát hiện có các biến thể phụ là: BA.1, BA.2, BA.3. Thực tế hiện nay cho thấy, những người từng nhiễm biến chủng ban đầu của Omicron là BA.1, có thể nhiễm tiếp chủng BA.2.

Đặc biệt, hiện tại Hà Nội, biến thể Omicron được ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện nhiễm biến thể Omicron. Đáng chú ý, biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

Theo đó, dù các triệu chứng khi nhiễm chủng Omicron thường không nặng như chủng Delta nhưng thời gian tái nhiễm càng ngắn sẽ làm bệnh nhân mệt mỏi, kéo theo đó thời gian hậu Covid-19 dài hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Tái nhiễm F0 có lây được cho người khác không?

Người bệnh tái nhiễm là một lần nhiễm virus mới và phát bệnh. Do đó họ vẫn phát tán virus bình thường và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người khác nếu không có biện pháp phòng lây nhiễm hiệu quả.

Tái nhiễm COVID-19 điều trị ra sao?

Thông thường, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu.

Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định có thể có diễn biến nặng.

Việc điều trị sẽ căn cứ vào diễn biến bệnh cụ thể trên mỗi bệnh nhân.

Những người có diễn biến nhẹ thì chỉ cần đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng; điều trị các triệu chứng (nếu có).

Những người không may có diễn biến nặng thì sẽ được điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân có tình trạng nguy kịch

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Suy nhược thần kinh ngoại biên Nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị

Suy nhược thần kinh ngoại biên Nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị

03-12-2024 17:54

Suy nhược thần kinh ngoại biên gây tê bì, đau nhức hoặc yếu cơ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày. Tìm hiểu cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này.

Nổi bật trang chủ
Một cầu thủ tuyển Việt Nam được kỳ vọng tỏa sáng nhất bảng B ASEAN Cup 2024
03 Tháng 12, 2024

Trang chủ của ASEAN Cup 2024 kỳ vọng tiền đạo này là 1 trong những cầu thủ được kỳ vọng tỏa sáng nhất tại bảng B.

Đọc thêm
Sớm công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10

Sớm công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10

03 Tháng 12, 2024

Phương án thi 3 môn vào lớp 10 THPT nhận được sự đồng tình từ phía phụ huynh, giáo viên và chuyên gia song nhiều...

Ra mắt vở nhạc kịch broadway đầu tiên của Việt Nam

Ra mắt vở nhạc kịch broadway đầu tiên của Việt Nam

03 Tháng 12, 2024

Nhạc kịch broadway Giấc mơ Chí Phèo là dự án tâm huyết được thực hiện sau nhiều năm ấp ủ, bởi những nghệ sĩ tên...

ATACMS đẩy Kiev vào hiểm cảnh

ATACMS đẩy Kiev vào hiểm cảnh

03 Tháng 12, 2024

Theo Defense News, việc Mỹ đồng ý cho Ukraine dùng ATACMS tấn công Nga chưa thấy mang lại lợi thế mà chỉ khiến Moskva đáp...

Cầu thủ đổ gục trên sân, trận đấu tại Serie A bị hủy

Cầu thủ đổ gục trên sân, trận đấu tại Serie A bị hủy

02 Tháng 12, 2024

Trận đấu giữa Fiorentina và Inter Milan tại vòng 14 Serie A đã bị hủy bỏ sau khi cầu thủ Edoardo Bove ngã gục trên...

Nóng trong tuần: Sửa đổi quy chế tuyển sinh ĐH; Đại hội Hội Cựu giáo chức

Nóng trong tuần: Sửa đổi quy chế tuyển sinh ĐH; Đại hội Hội Cựu giáo chức

02 Tháng 12, 2024

Sửa đổi Quy chế tuyển sinh ĐH; Đại hội lần thứ V Hội Cựu giáo chức Việt Nam là 2 trong số các thông tin...

0.80266 sec| 2276.188 kb