Bệnh cườm nước là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ hai
MỤC LỤC:
Bệnh cườm nước là gì?
Phân loại bệnh cườm nước
Nguyên nhân gây tăng nhãn áp
Triệu chứng bệnh cườm nước
Điều trị bệnh cườm nước
Biện pháp ngăn ngừa bệnh cườm nước
Ngăn ngừa bệnh cườm nước với thuốc hoạt huyết từ Đông y
Bệnh cườm nước là gì?
Bệnh cườm nước được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau, như bệnh Glaucoma hay bệnh thiên đầu thống.
Đây là một trong những tình trạng tổn thương dây thần kinh thị giác phổ biến có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương thần kinh là do áp lực nội nhãn của mắt tăng cao (còn gọi là tăng nhãn áp).
Bệnh cườm nước được biết đến là “kẻ cướp đi thị lực thầm lặng” và là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây mù lòa không đảo ngược sau dục thủy tinh thể.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển chậm và không biểu hiện triệu chứng cho đến khi thị lực suy giảm đáng kể.
Bệnh cườm nước xảy ra chủ yếu liên quan đến sự thay đổi thần kinh thị giác
Phân loại bệnh cườm nước
Các thể bệnh cườm nước phổ biến nhất bao gồm:
Bệnh góc mở
Đây là loại bệnh cườm nước chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Tình trạng tăng nhãn áp xảy ra khi góc thoát thủy dịch bị tắc nghẽn gây ứ đọng và làm cho áp lực nội nhãn tăng lên.
Bệnh góc đóng
Đây là loại phổ biến ở Việt Nam. Nó xảy ra chủ yếu ở người trung niên và người cao tuổi, nhất là phụ nữ do sự gia tăng đột ngột và nhanh chóng của áp suất trong mắt.
Bệnh cườm nước căng thẳng
Xảy ra khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương mặc dù nhãn áp không tăng. Điều này dẫn tới thiếu lưu lượng máu nuôi dưỡng các dây thần kinh thị giác.
Cườm nước bẩm sinh
Là một dạng hiếm gặp, xảy ra ngay từ khi mới sinh. Dấu hiệu phổ biến là mắt trẻ có kích thước to, chảy nước mắt và nhạy cảm bất thường với ánh sáng.
Cườm nước thứ phát
Nguyên nhân bắt nguồn là do các bệnh lý khác, thường là đái tháo đường, tăng huyết áp.
Đôi khi bệnh cũng có thể do sử dụng corticoid dài ngày, chấn thương, viêm nhiễm mắt, đục thủy tinh thể…
Nguyên nhân gây tăng nhãn áp
Phần lớn trường hợp bệnh cườm nước không có nguyên nhân rõ ràng, mà chủ yếu liên quan đến sự tăng áp lực trong mắt và/hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.
Mất cân bằng giữa việc sản xuất và thoát thủy dịch bên trong mắt là nguyên nhân chính khiến chất lỏng tích tụ và làm tăng mức áp lực nội nhãn của mắt.
Điều này làm tổn thương dây thần kinh thị giác và khiến chúng mất chức năng.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Tuổi tác: trên 40 tuổi
- Tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp
- Sử dụng steroid trong một thời gian dài
- Người bị cận thị hoặc viễn thị
- Người có nhãn cầu nhỏ, giác mạc mỏng…
- Các chấn thương mắt, bỏng mắt, đục thuỷ tinh thể nhưng không được phẫu thuật kịp thời
- Mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, hồng cầu hình liềm
Triệu chứng bệnh cườm nước
Bệnh cườm nước thường tiến triển một cách âm thầm, gần như không thể phát hiện cho đến khi mất thị lực đáng kể.
Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng:
- Đau nhức mắt
- Nhức đầu
- Quầng sáng màu cầu vồng xung quanh đèn
- Thị lực kém, mờ mắt, thị lực hẹp hoặc điểm mù
- Buồn nôn và nôn
- Mắt đỏ
Điều trị bệnh cườm nước
Cườm nước có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không được can thiệp đúng lúc.
Mặc dù bệnh không thể điều trị dứt điểm, phần lớn các trường hợp có thể được kiểm soát và ngăn ngừa mất thị lực hiệu quả.
Việc điều trị phụ thuộc vào dạng bệnh, tình trạng thị lực và sức khỏe người bệnh. Có ba cách điều trị chủ yếu là dùng thuốc, laser và can thiệp phẫu thuật.
Thuốc nhỏ mắt hạ áp
Hạ nhãn áp là một trong những yêu cầu đầu tiên đối với người bị tăng nhãn áp.
Các loại thuốc mắt hạ áp có tác dụng giúp làm giảm lượng chất lỏng trong mắt, cải thiện quá trình thoát thủy dịch từ đó đưa nhãn áp về ngưỡng bình thường.
Những thuốc phổ biến là: Thuốc nhóm beta blocker, thuốc nhóm alpha-2 agonist, thuốc nhóm carbonic anhydrase inhibitor, thuốc nhóm prostaglandin analogue.
Ngoài ra bệnh nhân thường được chỉ định dùng thêm các loại thuốc dưỡng mắt hoặc nước mắt nhân tạo để giảm kích ứng và khô mắt do thuốc hạ áp gây ra.
Liệu pháp laser
Liệu pháp laser được dùng trong trường hợp dùng thuốc không hiệu quả hoặc nguy cơ biến chứng cao.
Có nhiều loại liệu pháp laser khác nhau: Cắt mống mắt chu biên với tia laser, quang đông thể mi bằng laser.
Điều trị bệnh Glaucoma bằng laser
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ nên được cân nhắc chỉ định nếu các phương pháp khác không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng.
Các phẫu thuật thường dùng bao gồm: Tạo hình vùng bè bằng laser, phẫu thuật tạo hình màng lọc góc, cấy ghép ống dẫn lưu.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh cườm nước
Trên thực tế, có thể thấy bệnh cườm nước rất khó để ngăn ngừa. Cách phòng ngừa bệnh này đơn giản chính là kiểm tra mắt thường xuyên.
Các biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ tăng nhãn áp là:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Giữ mức huyết áp ở mức bình thường và kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế sử dụng caffeine vì caffeine trong cơ thể cao có thể làm tăng áp lực trong mắt
- Tập thể dục mỗi ngày với các bài tập nhẹ như bơi lội, đi bộ hoặc làm việc nhà
- Mang theo kính râm, quần áo chống nắng và thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài trời
- Kiểm tra mắt định kỳ và báo cho bác sĩ biết nếu có bất thường về thị lực
- Bổ sung các loại trái cây và rau quả có màu xanh đậm, màu vàng hoặc cam
Ngăn ngừa bệnh cườm nước với thuốc hoạt huyết từ Đông y
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân chính gây bệnh cườm nước (thiên đầu thống) là do khí huyết vùng đầu kém lưu thông, hoặc do khí huyết suy nhược không đủ nuôi dưỡng kinh lạc vùng đầu mà gây bệnh.
Phương pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh là tăng cường khí huyết và sự vận hành, lưu thông khí huyết trong cơ thể, đồng thời cải thiện chức năng của tạng phủ.
Do đó mà các bài thuốc chữa bệnh thiên đầu thống thường sử dụng chủ yếu các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cải thiện lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng và tăng cường chức năng can thận.
Bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu, cải thiện lưu thông máu lên não, nhờ vậy sẽ giúp nuôi dưỡng và bảo vệ dây thần kinh thị giác, hạn chế tình trạng bệnh ở mắt.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu Thành phần (Cho 1 viên nén): Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm