Bé 4 tháng tuổi chảy máu não nghi do bị bế xốc, rung lắc mạnh

Bé 4 tháng tuổi chảy máu não nghi do bị bế xốc, rung lắc mạnh
Sau khi bị bế xốc nách và rung lắc, bé trai 4 tháng tuổi xuất hiện dấu hiệu li bì và bú kém. Mấy ngày sau, trẻ phải nhập viện do bị xuất huyết não.

Bé 4 tháng tuổi chảy máu não nghi do bị bế xốc, rung lắc mạnh
Ảnh minh họa.

Ngày 7/2, thông tin từ Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, bệnh viện vừa điều trị thành công trường hợp bệnh nhi (sinh ngày 22/9/2022, trú tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa) nguy kịch do hội chứng rung lắc.

Cụ thể, qua khai thác tiền sử ghi nhận: Bệnh nhi sinh thường đủ tháng, không sặc sữa, ngủ bằng nôi không rung lắc mạnh, không có tiền sử té ngã. Ngày 22/1, trẻ được mẹ đưa đi chơi, sau đó chuyền tay qua nhiều người bế ẵm, xốc nách và rung lắc trẻ. Hôm sau, trẻ có triệu chứng li bì, bú kém, thở nấc nên được gia đình đưa vào viện. 

Trao đổi với PV Vietnamnet, bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết, tình trạng trẻ khi nhập viện hôn mê, thở nấc, tím môi, nhịp tim rõ đều, thóp trước phồng, bụng mềm, không tiêu chảy, không sốt. Qua kiểm tra cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán: Xuất huyết não (xuất huyết dưới nhện và tụ máu dưới màng cứng) nghi do hội chứng rung lắc. 

Bệnh nhi được điều trị hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, điều chỉnh rối loạn thông khí, điều chỉnh rối loạn điện giải, truyền máu, cắt cơn co giật, nuôi dưỡng tĩnh mạch. Sau 7 ngày điều trị nội khoa hồi sức tích cực, trẻ tỉnh, được cai máy thở rút ống nội khí quản. Đến ngày 6/2, trẻ tỉnh táo, bú tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định hoàn toàn, dự kiến ra viện trong vài ngày tới.

Hội chứng rung lắc là một dạng chấn thương đầu và não nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh. Hội chứng này hay gặp hơn ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh đến 8 tháng tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây ra hội chứng rung lắc: thường là do việc rung lắc mạnh, quen đưa võng, lắc nôi ru trẻ ngủ, hoặc những động tác đơn giản khi chơi đùa nhưng làm thay đổi tư thế trẻ nhanh đột ngột như: trẻ đang nằm được bế thốc dậy, tung cao trẻ, bồng trẻ đưa lên đưa xuống nhanh, nhấc bổng trẻ lên cao làm máy bay… đều có thể gây nguy hại đến trẻ dù chỉ với thời gian ngắn. Có thể so sánh Hội chứng rung lắc ở trẻ em tương tự như người lớn bị chấn thương sọ não do tai nạn xe.

Phụ huynh có thể nhận biết và theo dõi các dấu hiệu ở trẻ như: Rối loạn tri giác ở nhiều mức độ; Lừ đừ, vật vã, hoặc hôn mê; Co giật; Nôn; Bú kém hoặc bỏ bú; Nhịp thở chậm và bất thường; Thóp phồng. Ngoài ra, trẻ bị thương tổn liên quan đến bạo lực như bầm tím mặt, da đầu, cánh tay, lưng hoặc bụng…

Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ, nếu nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, giảm khả năng học tập… nặng hơn có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, giảm thị lực hoặc mù, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng rung lắc, phụ huynh cần:

  • Gọi xe cấp cứu, không nên vận chuyển bằng các phương tiện thông thường.
  • Không bế xốc trẻ lên, hay cố gắng lắc thêm làm cho trẻ tỉnh lại, không cho trẻ ăn, bú.
  • Nếu trẻ ngừng thở trước khi có cấp cứu hỗ trợ, cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
  • Nếu chấn thương cổ nên cố định cổ và tránh xoay trở trẻ.
  • Nếu trẻ nôn và không có chấn thương cổ, cần xoay nhẹ đầu trẻ về một bên để tránh sặc và ngừng thở.

Những gợi ý sau có thể giúp ích cho phụ huynh trong việc phòng ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ:

  • Phụ huynh, người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ.
  • Không bồng bế thốc ngược hay vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.
  • Không nên để người đang tức giận bế ẵm trẻ. Cần đảm bảo các thành viên trong gia đình và người chăm sóc trẻ nhận thức được sự nguy hiểm của hội chứng rung lắc ở trẻ.
  • Phải tìm cách giảm bớt căng thẳng khi con khóc trong thời gian dài. Hãy nhờ gia đình hoặc bạn bè người thân giúp đỡ khi cảm thấy mất kiểm soát bản thân.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Không tham gia hội trại có đóng phí, học sinh được yêu cầu đi lao động tại trường
28 Tháng 03, 2024

Nhiều phụ huynh có con theo học tại một trường THPT tại Thừa Thiên - Huế bức xúc phản ánh, nhà trường yêu cầu những em không tham gia hội trại có đóng phí tại khu du lịch phải đi lao động tại trường.

Đọc thêm
3 ngôi sao nữ trong showbiz Việt giàu 'kếch xù' nhưng chưa từng lên xe hoa ở tuổi ngoài 40

3 ngôi sao nữ trong showbiz Việt giàu 'kếch xù' nhưng chưa từng lên xe hoa ở tuổi ngoài 40

28 Tháng 03, 2024

Mỹ Tâm, Lý Nhã Kỳ, Hồ Quỳnh Hương đều sở hữu khối tài sản khổng lồ, tuy vậy họ đều chưa từng kết hôn.

VFF chốt tiền đền bù cho HLV Troussier, hội cầu thủ Việt đồng loạt đăng bài chia tay

VFF chốt tiền đền bù cho HLV Troussier, hội cầu thủ Việt đồng loạt đăng bài chia tay

27 Tháng 03, 2024

Vì chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nên VFF vẫn phải đền bù hợp đồng cho HLV Troussier. Chia tay ĐT Việt Nam, các...

Mâu thuẫn đánh bida, lái ô tô tông gãy chân bạn

Mâu thuẫn đánh bida, lái ô tô tông gãy chân bạn

27 Tháng 03, 2024

Đối tượng lái ô tô tông gãy chân bạn vì mâu thuẫn đánh bida vừa bị Công an thành phố Tân Uyên, Bình Dương bắt...

Phước Sang bị đột quỵ não ở tuổi 55, nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Phước Sang bị đột quỵ não ở tuổi 55, nhập viện trong tình trạng nguy kịch

27 Tháng 03, 2024

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ não phải cấp cứu, hiện vẫn đang được điều trị tại bệnh viện Thống Nhất, TPHCM.

Việt Nam là 'điểm nóng' về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người

Việt Nam là 'điểm nóng' về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người

27 Tháng 03, 2024

Ông Hoàng Minh Đức Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là 1 trong những điểm nóng...

0.56745 sec| 2255.836 kb