Chóng mặt nên uống gì để nhanh khỏi?
Chóng mặt là gì?
Chóng mặt đối với mỗi người lại có cảm giác khác nhau. Chóng mặt đôi khi được mô tả là cảm giác lâng lâng, cảm giác mất thăng bằng, không thể đứng hoặc đi lại như bình thường. Một số người bị chóng mặt kèm theo tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa, có cảm giác sắp ngất xỉu.
Chóng mặt thực sự không phải là một bệnh, mà là triệu chứng khi gặp phải một vấn đề sức khỏe hoặc mắc bệnh nào đó.
Thông thường chóng mặt thường sẽ tự biến mất sau một thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chóng mặt không tự hết mà cần uống thuốc điều trị.
Nguyên nhân gây ra chóng mặt có thể do:
- Mất nước: Xảy ra khi thời tiết quá nóng, ăn uống không đảm bảo hoặc khi bị ốm. Mất nước có thể gây chóng mặt, choáng váng.
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng hạ huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu có thể gây ra tình trạng choáng váng chóng mặt sau khi sử dụng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc và hỏi lại bác sĩ về tác dụng phụ mà bạn từng gặp phải để thay đổi thuốc hoặc liều lượng sử dụng.
- Hạ huyết áp đột ngột: Hệ thần kinh tự chủ giúp cơ thể điều chỉnh thay đổi huyết áp khi chúng ta đang ngồi lại đứng lên. Tuy nhiên khi tuổi tác tăng lên, hệ thống này trở nên kém hoạt động gây hạ huyết áp tạm thời khi đứng lên – gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Đối với người gặp vấn đề này cần sử dụng thuốc điều trị.
- Hạ đường huyết: Khi lượng đường trong máu giảm thấp, mọi hệ thống trong cơ thể sẽ dự trữ để sử dụng ít năng lượng nhất có thể gây ra tình trạng chóng mặt.
- Đau tim và đột quỵ: Chóng mặt có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Nếu bạn thấy chóng mặt kèm theo cảm giác đau tức ngực, khó thở, buồn nôn,… thì nên đi tới bệnh viện cấp cứu sớm để có hướng điều trị kịp thời. Tình trạng này tuy hiếm nhưng đặc biệt nguy hiểm.
Chóng mặt nên uống gì?
Chóng mặt nên uống gì để có thể trở lại hoạt động bình thường
Cách xử lý khi bị chóng mặt cảm giác muốn ngất xỉu là hãy nằm xuống hoặc thực hiện tư thế cúi người về phía trước và kẹp đầu vào giữa hai đầu gối để máu lên não nhiều hơn. Đừng đứng lên cho tới khi bạn cảm thấy khỏe hơn và nếu đứng hãy thực hiện từ từ, chậm rãi.
Một số loại thức uống giúp giảm triệu chứng chóng mặt hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Uống trà gừng
Trà gừng là thức uống được khuyên dùng khi bị chóng mặt
Gừng được xem có thể giúp làm dịu các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, buồn nôn và nôn mửa. Vì thế, với người đột ngột bị chóng mặt thì nên uống ngay một cốc trà gừng sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn nhiều.
Cách pha trà gừng: Lấy một nhánh gừng tươi nạo và đập dập cho vào nước sôi ngâm trong 5 – 10 phút. Cho thêm mật ong, khuấy đều và uống khi bị chóng mặt.
Tuy nhiên, gừng có tác dụng phụ với bệnh nhân tiểu đường và người đang dùng thuốc làm loãng máu nên không được khuyến khích đối với những bệnh nhân này.
Nước chanh
Nước chanh đường giúp giảm chóng mặt nhanh chóng
Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch đồng thời cung cấp chất lỏng cho cơ thể giúp duy trì năng lượng. Vì thế, khi bị chóng mặt bạn có thể uống nước chanh để trở lại bình thường nhanh chóng.
Bạn có thể pha nước chanh uống khi bị chóng mặt bằng cách vắt nửa quả chanh vào cốc nước với hai thìa cà phê đường khuấy tan.
Nước giấm táo pha loãng
Giấm táo là loại gia vị nhà bếp có khả năng khắc phục chứng chóng mặt rất hiệu quả. Khi có cảm giác lâng lâng, choáng váng bạn có thể pha chút giấm táo cùng với nước lọc và ít mật ong để uống. Bạn sẽ cảm thấy cơn choáng váng qua đi nhanh chóng.
Mật ong pha loãng
Pha loãng mật ong để uống khi chóng mặt giúp bạn lấy lại thăng bằng hiệu quả
Mật ong có thể hơi ngọt đối với một số người. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm được ưu tiên pha loãng với nước ấm uống khi bị chóng mặt. Bởi mật ong là một loại carbohydrate có tác dụng nhanh, giúp bạn nhanh chóng hết chóng mặt và giúp làm tăng lượng đường trong máu tức thời.
Nước đường
Nước đường sẽ giúp bạn hết chóng mặt nếu bị hạ đường huyết
Dù bạn không thích đồ ngọt nhưng khi bị chóng mặt thì uống một ly nước đường chính là cách nhanh nhất để bổ sung đường glucose vào máu. Bởi vậy khi cảm thấy choáng váng chóng mặt, hãy pha một cốc nước đường để uống sẽ giúp cảm giác này qua đi nhanh chóng.
Chóng mặt nên tránh uống gì?
Người hay bị chóng mặt nên lưu ý tránh uống một số loại thức uống
Nếu bạn đang bị chóng mặt hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng choáng váng thì việc biết được chóng mặt nên tránh uống gì là vô cùng quan trọng. Một số loại đồ uống có khả năng khiến tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn. Cụ thể:
Cà phê
Uống nhiều cà phê tức là bạn đang tiêu thụ lượng lớn caffein. Đây là một chất kích thích, giúp tỉnh táo hơn nhưng có thể gây nghiện. Uống cà phê được cho là làm tăng cảm giác ù tai ở người bị chóng mặt. Bởi caffein được xem là có khả năng gây ra sự khử cực tế bào làm cho các tế bào dễ bị kích thích hơn.
Đối với người hay bị chóng mặt thì nên tránh uống cà phê hết mức có thể.
Rượu bia
Rượu và các đồ uống chứa cồn gây ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể mất nước, tăng thêm các chất chuyển hóa có hại cho tai trong và não bộ. Rượu có thể gây ra cơn chóng mặt nghiêm trọng, đau nửa đầu, nôn và buồn nôn ở những người hay bị chóng mặt.
Bởi rượu cản trở quá trình xử lý của trung tâm não bộ, cản trở sự bù trừ tiền đình và ảnh hưởng tới các chức năng nhận thức, tác động tới quá trình phục hồi sau khi bị chóng mặt.
Rượu cũng làm tình trạng chóng mặt trầm trọng hơn do thay đổi độc lực của chất lỏng tai trong.
Vì thế người bị chóng mặt thường xuyên nên tránh uống rượu bia cũng như các đồ uống có cồn.
Sử dụng bài thuốc Đông y Thập Toàn Đại Bổ giúp hỗ trợ giảm chóng mặt hiệu quả
Đối với các trường hợp bị chóng mặt do thiếu máu lên não, suy nhược cơ thể thì bên cạnh xử lý tức thời bằng các loại đồ uống, người bệnh nên lưu ý bồi bổ khí huyết tăng cường sức khỏe để hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay, xu hướng mới được nhiều người áp dụng là sử dụng bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ Đông y giúp điều trị khí huyết hư, cơ thể suy nhược dẫn tới bị chóng mặt, suy nhược. Bài thuốc đã được chuyên giao và sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất dưới dạng viên nén tiện dụng.
Người bệnh nên tham khảo sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên theo đúng liệu trình để giúp giảm tình trạng chóng mặt hiệu quả.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất NhấtBồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư: • Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh; • Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; • Phụ nữ mới sinh Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng. Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm