Bật mí lời giải cho thắc mắc “Thường xuyên nổi mề đay kiêng gì?”

Bật mí lời giải cho thắc mắc “Thường xuyên nổi mề đay kiêng gì?”
Nổi mề đay là một phản ứng trên da nhiều người gặp phải gây ra nhiều khó chịu trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Người thường xuyên bị nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và phòng tái phát?

Nổi mề đay kiêng gì

"Nổi mề đay kiêng gì" là câu hỏi nhiều người thắc mắc

Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là tình trạng xuất hiện phát ban nổi trên bề mặt da kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Có tới 20% người dân trên thế giới gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời.

Nổi mề đay được phân loại thành cấp tính và mãn tính. Trường hợp nổi mề đay cấp tính kéo dài 6 tuần hoặc ít hơn. Bệnh có thể do tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích như thức ăn hoặc chạm vào cây gây dị ứng.

Mề đay mãn tính là một tình trạng kéo dài. Các bác sĩ không biết rõ chính xác tại sao bệnh xảy ra nhưng có thể đi kèm với tình trạng sức khỏe mãn tính hoặc do bệnh tự miễn. Người gặp phải mề đay mãn tính có thể nổi mề đay liên tục mỗi ngày trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Nổi mề đay là bệnh không lây dù thông qua tiếp xúc hay các cách khác.

Triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay

nổi mề đay kiêng gì

Người bị nổi mề đay sẽ xuất hiện hàng loạt vết sưng tấy gây ngứa ngáy trên cơ thể

Nổi mề đay phát ban mãn tính bao gồm:

  • Hàng loạt vết sưng tấy có thể nổi lên ở bất cứ đâu trên cơ thể.
  • Các viền đỏ, tím hoặc màu da tùy thuộc vào da của người bệnh.
  • Các vết sưng đỏ, mẩn ngứa có kích thước khác nhau, thay đổi hình dạng đồng thời xuất hiện và mờ đi nhiều lần.
  • Ngứa từ vừa phải cho tới dữ dội.
  • Sưng đau ở quanh mắt, má hoặc môi.
  • Bùng phát nổi mề đay do nhiệt độ cao, tập thể dục hoặc do căng thẳng.
  • Các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần và tái phát thường xuyên vào bất cứ lúc nào trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay

Bị nổi mề đay có thể là phản ứng của một trong các tình trạng sau:

  • Do tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Do kích hoạt vật lý như tăng nhiệt độ cơ thể…
  • Do vấn đề sức khỏe

Đôi khi ngay cả bác sĩ cũng không biết được nguyên nhân chính xác người bệnh bị nổi mề đay là do đâu. Trong trường hợp nổi mề đay mãn tính, các chuyên gia thường cho rằng nguyên nhân là do phản ứng tự miễn.

Chất gây dị ứng

nổi mề đay kiêng gì

Một số người bị nổi mề đay sau khi ăn hải sản do dị ứng

Phát ban có thể phát triển khi cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng. Khi phản ứng dị ứng xảy ra, cơ thể sẽ tiết ra một loại protein gọi là histamin. Tiếp theo, các mạch máu nhỏ gọi là mao mạch bị rò rỉ chất lỏng. Chất lỏng này tích tụ dưới da và gây viêm cùng phát ban. Khi chất lỏng tích tụ dưới da, các vết sưng nhỏ sẽ hình thành chính là nổi mề đay.

Phản ứng có thể xảy ra nếu bạn ăn hoặc chạm vào một thứ nào đó mà bạn bị dị ứng. Đây còn gọi là viêm da tiếp xúc.

Nổi mề đay cấp tính xảy ra là do phản ứng dị ứng, nguyên nhân có thể do:

  • Sử dụng thuốc gây phụ như: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc ức chế men chuyển,…
  • Các loại hạt, trứng, hải sản hoặc chất có khả năng gây dị ứng
  • Mủ cao su
  • Kiwi, chuối, hạt dẻ hoặc xoài
  • Tiếp xúc với một số loại cây độc như: cây tầm ma, cây dại,…

Kích hoạt vật lý

Một số tác nhân vật lý tuy không phải là chất gây dị ứng nhưng lại có khả năng gây ra nổi mề đay. Cụ thể bao gồm:

  • Ánh sáng mặt trời quá gay gắt
  • Gãi hoặc chà xát trên da
  • Áp lực khi mặc đồ quá bó sát
  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh hay trường hợp thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Tăng thân nhiệt nhanh chóng do đổ mồ hôi, tập thể dục, căng thẳng hoặc do tắm nước nóng
  • Giải phóng quá nhiều adrenalin – loại hormone mà cơ thể sản sinh trong khi tập thể dục và tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc căng thẳng.

Gặp vấn đề sức khỏe

nổi mề đay kiêng gì

Người bị suy giảm chức năng gan cũng có thể bị nổi mề đay

Một số tình trạng sức khỏe cũng có thể gây nổi mề đay như:

  • Nhiễm vi rút như cúm, cảm lạnh, sốt phát ban hoặc viêm gan B.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Bị ký sinh đường ruột, như Giardia lamblia.
  • Tình trạng suy giáp tự miễn.

Bạn đã biết nổi mề đay kiêng gì?

Nổi mề đay có nhiều nguyên nhân gây ra nên sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh để có cách kiêng cữ phù hợp giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng hiệu quả.

Nếu bạn nghi ngờ có tác nhân nào đó mà bạn tiếp xúc gây ra dị ứng nổi mề đay thì nên tránh xa chúng. Có thể bạn bị dị ứng thực phẩm, thuốc men, phấn hoa, vẩy da của vật nuôi, nhựa cao su và côn trùng đốt. Nếu bạn nghĩ rằng sử dụng một loại thuốc mới gây ra nổi mề đay thì tốt nhất nên ngừng sử dụng thuốc. Hãy thông báo với bác sĩ để được đổi loại thuốc khác.

Nổi mề đay kiêng ăn gì?

Về chế độ ăn, thì người bị nổi mề đay nói chung đều nên tránh ăn một số loại thức ăn dưới đây. Vì đây là nhóm thực phẩm chứa histamin có thể khiến cho các triệu chứng nổi ban trở nên trầm trọng hơn.

  • Rượu bia
  • Thức ăn chế biến sẵn có chứa chất phụ gia thực phẩm (hương liệu, chất bảo quản, chất làm ngọt nhân tạo) như xúc xích, thịt nguội,…
  • Cà chua
  • Một số loại gia vị mạnh (ớt, hạt tiêu,…)
  • Hải sản
  • Thực phẩm hoặc nước sốt lên men như dưa cải muối, dưa chua, sữa chua hoặc kim chi

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Nếu bạn đang bị nổi mề đay trên cơ thể thì nên tránh một số thói quen sau để cải thiện tình trạng của mình:

  • Tránh mặc quần áo bó sát, các chất liệu vải cứng
  • Tránh làm trầy xước da
  • Tránh các loại xà phòng, chất tẩy rửa có khả năng tẩy rửa quá mạnh
  • Tránh tắm nước quá nóng
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời gay gắt
  • Tránh tiếp xúc hoặc ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng mà bạn nghi ngờ

Một số biện pháp khắc phục nổi mề đay tại nhà

nổi mề đay kiêng gì

Kem dưỡng da và kem chống ngứa có thể giúp làm dịu da kích ứng

Nổi mề đay có thể kéo dài tới nhiều tháng hoặc nhiều năm nên tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn tới công việc và sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bằng một số phương pháp tại nhà sau:

  • Sử dụng thuốc chống ngứa: Thuốc chống ngứa (kháng histamine) không kê đơn không gây buồn ngủ có thể giúp giảm ngứa hiệu quả.
  • Chườm mát: Có khả năng làm dịu da bằng cách đắp khăn lạnh lên vùng da bị ngứa hoặc chà một viên đá lạnh lên vùng da bị nổi mề đay trong vài phút.
  • Thoa kem chống ngứa hoặc kem dưỡng da: Có thể thử sử dụng một loại kem thảo dược có tác dụng thanh nhiệt để giúp làm dịu da nổi mề đay hiệu quả.
  • Mặc quần áo cotton rộng và chất liệu tốt: Nên chọn quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại để tránh chà xát trên da, tránh gây kích ứng vùng da bị mẩn ngứa.
  • Sử dụng : Thường xuyên thoa kem chống nắng trước 30 phút khi đi ra ngoài để tránh bị ảnh hưởng bởi tia tử ngoại và tia hồng ngoại.

Sử dụng kem bôi thảo dược – làm dịu làn da nổi mề đay mẩn ngứa

Ngoài việc chú ý nổi mề đay kiêng gì để không làm trầm trọng vết thương, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm kem bôi thảo dược. Với thành phần từ các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm kem bôi sẽ giúp làm dịu ngứa, tiêu viêm ở vùng da bị nổi mề đay. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất được sản xuất bởi nhà máy Dược Phẩm Nhất Nhất.

Để giúp giảm mề đay, bạn nên bôi kem trực tiếp lên bề mặt tổn thương da, để thoáng khí. Chú ý nên bôi kem từ 1 – 3 lần mỗi ngày cho tới khi hết triệu chứng.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Kem Nhất Nhất

Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành

nổi mề đay kiêng gìCông dụng:

Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.

Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.

Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.

Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.

Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.

 

 

 

 

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Trung Quốc muốn treo giò sao Hàn Quốc đến hết đời, FIFA nói gì?
27 Tháng 01, 2025

Sau một thời gian tạm giam, Son Jun-jo đã bị LĐBĐ Trung Quốc “cấm thi đấu suốt đời” trên lãnh thổ Trung Quốc.

Đọc thêm
Thủ môn Hoàng Anh Gia Lai có cơ hội lớn dự SEA Games 33

Thủ môn Hoàng Anh Gia Lai có cơ hội lớn dự SEA Games 33

27 Tháng 01, 2025

Với những màn trình diễn ấn tượng, thủ môn cao 1m91 gần như chắc chắn sẽ được triệu tập lên U22 Việt Nam tham dự...

Người tình tin đồn làm điều 'đặc biệt' cho Quỳnh Nga sau Bước nhảy Hoàn vũ

Người tình tin đồn làm điều 'đặc biệt' cho Quỳnh Nga sau Bước nhảy Hoàn vũ

27 Tháng 01, 2025

Sau khi Quỳnh Nga giành chiến thắng tại Bước nhảy Hoàn vũ, người tình tin đồn của cô – nam diễn viên Việt Anh đã...

Hà Nội đề xuất tăng 1,5-2 lần mức phạt theo Nghị định 168

Hà Nội đề xuất tăng 1,5-2 lần mức phạt theo Nghị định 168

27 Tháng 01, 2025

UBND TP Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168 đối với 107 hành vi vi phạm trong...

Thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 sẽ bùng nổ theo xu hướng nào?

Thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 sẽ bùng nổ theo xu hướng nào?

27 Tháng 01, 2025

Xu thế thương mại điện tử (TMĐT) năm 2025 dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những thay đổi đáng chú ý...

Tiệm spa cho thú cưng

Tiệm spa cho thú cưng "vỡ trận" trước Tết

26 Tháng 01, 2025

Mặc dù đã gọi điện trước, nhưng khi đưa mèo cưng tới tiệm spa thú cưng gần nhà, chị Phúc Linh (ở Hà Nội) đành...

0.71352 sec| 2295.789 kb