I - Tìm hiểu về chứng bệnh đắng miệng
Đắng miệng là hiện tượng khoang miệng người bệnh có vị đắng ngắt, khô hạn trong thời gian dài. Thậm chí người bệnh không có nhu cầu ăn uống do vị giác trong khoang miệng biến đổi thất thường.
Nếu bạn bị đắng miệng nhưng không liên quan đến việc sử dụng thực phẩm có vị cay đắng thì rất có thể đây là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Lý do chính dẫn đến biểu hiện đắng miệng có thể do: bệnh liên quan đến răng miệng, chức năng gan suy giảm, bệnh tiêu hóa hoặc trào ngược dạ dày, dịch mật.
Người bị đắng miệng có thể đi kèm với các biểu hiện như: người mệt mỏi, nhức đầu, họng đau rát, hay buồn nôn, hôi miệng hoặc nhạt miệng, sáng ngủ dậy thấy miệng đắng…
II - Bài thuốc nam chữa đắng miệng hiệu quả
Các bài thuốc chữa đắng miệng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, bổ sức khỏe. Vì thế để kích thích vị giác và hạn chế các bệnh lý thì mọi người có thể vận dụng 1 trong 3 phương thuốc dưới đây:
1. Bài thuốc Hòa Vị Sơ Trệ Phương
Bài thuốc này có nhiệm vụ thuyên giảm hiện tượng đắng miệng do trào ngược axit thực quản. Các vị thuốc còn hạn chế tiết axit dịch vị dạ dày nhiều quá mức và giúp sức khỏe người bệnh trở nên tốt hơn.
- Các thành phần có trong bài thuốc Hòa Vị Sơ Trệ Phương đó là: Bạch linh, hoàng cầm, tân lang, sơn tra, chỉ xác, đại hoàng, thần khúc (mỗi vị 10g), bán hạ, trần bì, hậu phác (mỗi vị 6g), hoàng liên 2g, thù du 4g, đại táo 2 quả.
- Cách chế biến như sau: Vệ sinh sạch sẽ các nguyên liệu dưới vòi nước lớn sau đó cho vào dụng cụ làm nhuyễn để tạo thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10g, sau đó đem hỗn hợp bột này hòa tan vào với nước ấm và uống.
- Mỗi ngày dùng 3 lần, và kiên trì dùng trong khoảng 2-3 tháng thì tình trạng đắng miệng sẽ được cải thiện.
2. Bài thuốc Trúc Nhự Thanh Vị Ẩm
Bài thuốc Trúc Nhự Thanh Vị Ẩm có thể giúp cải thiện tình trạng thay đổi vị giác thất thường. Từ đó giúp vị giác của người bệnh trở về trạng thái bình thường không còn bị đắng. Ngoài ra, các thành phần có trong bài thuốc còn hỗ trợ làm giảm hôi miệng, khắc phục tình trạng cổ họng đau rát.
- Nguyên liệu của bài thuốc Trúc Nhự Thanh Vị Ẩm bao gồm các vị dược liệu: Lô căn (30g), trúc nhự (12g), bạch thược và thạch hộc (mỗi vị 10g), bạc hà và cam thảo (mỗi vị 6g), bồ công anh, mạch môn, thạch cao nung (mỗi vị 15g).
- Phương pháp sắc thuốc: Rửa sạch các vị dược liệu ở trên, sau đó để ráo nước. Lần lượt xếp các vị thuốc vào nồi rồi cho nước vừa đủ và mang đi sắc. Mỗi ngày, bạn nên sử dụng một thang và duy trì trong 2-3 tháng, tình trạng đắng miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.
3. Bài thuốc Khổng Thị Thanh Vị Phương
Bài thuốc chữa đắng miệng Khổng Thị Thanh Vị Phương mang đến chuyển biến tích cực về vị giác người bệnh. Bài thuốc này có chứa nhiều dược liệu có tác dụng đẩy lùi mùi hôi trong cơ thể, giúp ổn định lại vị giác để miệng không còn đắng nữa.
Ngoài ra, bài thuốc Khổng Thị Thanh Vị Phương còn dùng cho những trường hợp táo bón, người hay khát nước, nước tiểu vàng sẫm màu.
- Bài thuốc bao gồm các thành phần như: Xạ can và tri mẫu (mỗi vị 12g), sinh thạch cao (10g) và mạch môn (20g).
- Cách sắc thuốc uống như sau: Lấy các gia vị thuốc đã chuẩn bị đi rửa sạch bụi bẩn sau đó để khô nước. Xếp các nguyên liệu vào nồi nước sau đó cân đối lượng nước cho vào nồi hợp lý. Hằng ngày uống hết 1 thang và tách chúng thành 2 lần uống và uống trước mỗi bữa ăn.
III - Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc chữa đắng miệng
Để đảm bảo hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng phương thuốc Đông Y chữa đắng miệng, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Lựa chọn các dược liệu sắc thuốc cẩn thận: Người bệnh ưu tiên sử dụng những loại dược liệu hay thảo dược có nguồn gốc đảm bảo và được kiểm định về chất lượng để an toàn cho sức khỏe.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn: Hàm lượng của các vị dược liệu cần đúng theo như hướng dẫn ở trên. Bạn cần sử dụng đúng như theo liều lượng của từng dược liệu để đem lại hiệu quả cao nhất.
- Theo dõi hiệu quả và mức độ an toàn sau khi sử dụng bài thuốc: Trong quá trình uống thuốc Đông Y, bạn cần đánh giá xem tình trạng bệnh có tiến triển hay không hay theo dõi sức khỏe có gặp vấn đề gì không. Căn cứ vào mức độ hiệu quả mà người bệnh sẽ quyết định tạm dừng hay duy trì phương pháp này.
- Không lạm dụng, sử dụng đúng mục đích: Các bài thuốc Đông Y như đã kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đắng miệng, không nên quá lạm dụng vì có thể gây hại cho sức khỏe.
IV - Tham khảo một số mẹo chữa đắng miệng khác tại nhà
Các bài thuốc chữa đắng miệng cần tuân thủ đúng liều lượng, vị thuốc và thời gian để có chuyển biến nhanh. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp một số mẹo trị đắng miệng khác dưới đây:
- Tích cực tiêu thụ các loại trái cây có vị chua hoặc vị ngọt (chẳng hạn như: cam, quýt, bưởi) nhằm kích thích hoạt động của tuyến nước bọt, làm dịu vị đắng trong miệng.
- Nhai kẹo cao su, ưu tiên dùng kẹo cao su có vị dâu, cam. Biện pháp này có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết nước bọt, đẩy lùi tình trạng đắng miệng.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng để loại vi khuẩn gây hôi miệng, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
- Uống 1 cốc nước mật ong pha loãng ngay sau khi tỉnh dậy vào buổi sáng để giảm đắng miệng. Ngoài ra loại đồ uống này còn kích thích tiêu hóa, giúp hạn chế táo bón và làm đẹp da.
- Hạn chế sử dụng nhóm đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, món ăn quá cay hoặc mặn. Đặc biệt không hút thuốc lá và kiêng uống rượu bia bởi những điều này có thể làm cho tình trạng đắng miệng ngày càng nặng hơn.
Đông Y có nhiều tác dụng diệu kỳ cho sức khỏe, một trong số đó là có thể cải thiện được tình trạng đắng miệng. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về các bài thuốc chữa đắng miệng và sử dụng chúng hiệu quả, an toàn.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm