Không nhiều người biết bị đau bụng đi ngoài ăn gì
Đau bụng đi ngoài là tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra một vài lần mỗi năm, mỗi lần kéo dài không quá 3 ngày.
Không chỉ bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc chảy nước, người bệnh còn có các triệu chứng tiêu hóa khác, bao gồm:
- Chướng bụng
- Buồn nôn, nôn
- Bụng sôi
- Muốn đi ngoài khẩn cấp
Chế độ ăn uống rất quan trọng khi đang bị tiêu chảy. Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy, nhưng cũng có một số loại có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Vậy, bị đau bụng đi ngoài ăn gì?
Món ăn nhạt, ít gia vị
Người bị tiêu chảy nên ăn món nhạt vì những món cay, nhiều gia vị có thể gây kích ứng ruột.
Những món ăn nhạt nên ăn là:
- Bột yến mạch ấm, cháo gạo tẻ loãng
- Cơm trắng
- Bánh mì
- Khoai tây luộc
- Bánh quy giòn
Lưu ý khi ăn cơm, cháo là nên dùng gạo trắng, tránh ăn gạo lứt. Vì gạo lứt khó tiêu hóa hơn, đặc biệt là khi đang bị đau bụng.
Đau bụng đi ngoài nên ăn cháo yến mạch nhạt cho dễ tiêu hóa
Uống nước điện giải
Người bị tiêu chảy nên uống nhiều nước trong ngày và nên uống thêm một cốc nước sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Cơ thể cũng bị mất chất khoáng và chất điện giải như kali, canxi và natri (muối). Bởi vậy, nên cố gắng uống các loại nước có chứa khoáng chất và chất điện giải để bổ sung những chất đã mất. Các loại nước chứa điện giải và khoáng chất gồm:
- Nước dừa
- Nước uống thể thao
- Nước điện giải (oresol)
Uống các loại trà thảo dược
- Trà gừng
Buồn nôn và nôn là những triệu chứng thường đi kèm khi bị đau bụng và đi ngoài. Gừng có thể giúp giảm cả hai triệu chứng này. Có thể uống một cốc trà gừng để giảm buồn nôn và khó chịu, nhưng không nên dùng nhiều hơn 5gr gừng mỗi ngày vì sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày và tăng thêm tình trạng tiêu chảy.
- Trà hoa cúc La Mã
Hoa cúc La Mã là vị dược liệu truyền thống dùng để chữa đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Để giảm tình trạng khó chịu và tiêu chảy, bạn có thể uống trà hoa cúc La Mã ấm.
- Trà bạc hà
Bạc hà có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón). Các nhà nghiên cứu tin rằng bạc hà giúp giãn các cơ trong đường tiêu hóa, làm giảm mức độ nghiêm trọng của co thắt ruột có thể gây đau và tiêu chảy.
Người bị trào ngược dạ dày nặng, thoát vị đĩa đệm, sỏi thận hoặc bệnh gan và túi mật không nên dùng nhiều bạc hà vì nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
Người bị đau bụng đi ngoài nên uống trà bạc hà
Ăn hoa quả dễ tiêu
Táo dễ tiêu hóa và có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả pectin - một loại chất xơ hòa tan trong nước. Nó sẽ giúp khô phân, giảm tiêu chảy.
Chuối dễ tiêu hóa và có nhiều kali - một khoáng chất quan trọng thường bị mất khi đang bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Chuối chín giàu kali, còn chuối xanh lại chứa một loại chất xơ đặc biệt gọi là tinh bột kháng, rất tốt với người bị tiêu chảy. Tinh bột kháng không thể tiêu hóa được, sẽ di chuyển xuống tận ruột kết - phần cuối cùng của ruột. Tại đây, vi khuẩn đường ruột sẽ làm lên men từ từ để tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, kích thích ruột hấp thụ nhiều nước hơn và làm rắn chắc phân.
Nghiên cứu cho thấy ăn chuối xanh đã nấu chín giúp giảm số lần đi tiêu và giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Chuối xanh có thể nấu nhừ, hầm cùng xương sườn, vừa ngon vừa giảm số lần đi tiêu chảy.
Bổ sung lợi khuẩn
Đau bụng ăn gì? Thực phẩm chứa lợi khuẩn chẳng hạn như sữa chua và nấm sữa kefir nên nằm trong thực đơn của người bị đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa, nên có thể bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn không phải từ sữa, như miso, natto, tempeh, dưa cải bắp, kim chi và trà kombucha hoặc bổ sung men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn như men vi sinh Bio Vigor.
Bổ sung lợi khuẩn giúp giảm đau bụng đi ngoài
Men vi sinh Bio Vigor – giải pháp cho người bị đau bụng đi ngoài
Bổ sung vi khuẩn có ích (lợi khuẩn) giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên, một số sản phẩm có chứa lợi khuẩn sống cần phải bảo quản ở nhiệt độ mát và hạn sử dụng ngắn nên không được thuận tiện khi sử dụng. Ngoài ra, vì là lợi khuẩn sống nên khi được bổ sung qua đường tiêu hóa, lợi khuẩn dễ bị axit dạ dày và dịch vị tiêu diệt, tỷ lệ vào đến ruột non không cao.
Do vậy, xu hướng mới được nhiều người tin chọn là dùng men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn. Bào tử là dạng ngủ đông của vi khuẩn, với phần lõi bất hoạt được bao bọc và bảo vệ bởi nhiều lớp áo. Những lớp bao bọc bên ngoài này giúp bảo vệ phần lõi, tránh bị axit dạ dày, dịch vị, nhiệt độ cao hay thuốc kháng sinh tiêu diệt. Tỷ lệ lợi khuẩn vào đến ruột non cao hơn. Sau khi vào đến ruột non, bào tử lợi khuẩn sẽ hút nước, nảy mầm và phát triển thành lợi khuẩn bình thường.
Khi bổ sung men vi sinh để hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bạn nên tìm các sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Tiêu biểu như men vi sinh Bio Vigor của Dược Phẩm Nhất Nhất.
Men vi sinh Bio Vigor có cả dạng bột để pha cùng nước hoặc sữa, và dạng viên nang cứng, thuận tiện khi sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Người bị đau bụng đi ngoài có thể tham khảo tìm hiểu men vi sinh Bio Vigor để hỗ trợ điều trị, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Men vi sinhBIO VIGOR®Bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ lập lại hệ vi sinh đường ruột Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm