1. Nha đam chữa đau dạ dày được không?
Nha đam là giống thảo dược mọng nước chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin các nhóm E, C, B cùng các khoáng chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa sự phát triển của các vết loét.
Nhờ khả năng kháng viêm, nha đam có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế hình thành viêm loét. Hàm lượng chất xơ cao sẽ hỗ trợ ngăn ngừa & giảm thiểu các triệu chứng như ợ chua, ơ hơi.
2. Các cách chữa đau dạ dày bằng nha đam phổ biến
Sử dụng nha đam để điều trị đau dạ dày là một bài thuốc đơn giản và dễ dàng. Người bệnh có thể tham khảo một trong các cách sau:
2.1 Bí quyết chữa đau dạ dày với nha đam và nghệ
Nha đam và nghệ đều là những nguyên liệu dễ kiếm, có giá thành rẻ và sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời.
Chuẩn bị:
- Nha đam: 1 - 2 nhánh (tuỳ cỡ to nhỏ).
- Nghệ: 1 nhánh.
- Mật ong.
- Làm sạch nghệ và nha đam. Với nghệ đem thái thành lát mỏng, nha đam thái nhỏ.
- Để làm sạch nha đam tốt nhất, nên ngâm nước muối pha loãng 5 - 7 phút để loại bỏ hết chất nhớt.
- Đem nha đam đi say nhuyễn.
- Đun dỗi hỗn hợp nha đam và nghệ, sau đỏ để nguội về uống.
XEM NGAY: Những cách chữa đau dạ dày bằng tỏi
2.2 Hết đau dạ dày với nha đam nguyên chất
Chỉ với nguyên liệu đơn giản là mật ong mà người bệnh hoàn toàn có trong tay bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Nha đam.
- Đường, muối.
Cách làm:
- Nha đam rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
- Thái thành miếng nhỏ, đem say hoặc ép lấy nước.
- Thêm 1 - 2 thìa đường vào khuấy cùng cho vừa miệng.
Sử dụng đều đặn 2 - 3 ngày để thấy hiệu quả, nên uống trước ăn 30 phút.
2.3 Mẹo trị đau dạ dày với nha đam và chanh
Nguyên liệu:
- Nha đam.
- Chanh.
- Ổi.
Cách làm:
- Ép ổi lấy nước, chanh vắt lấy nước, nha đam sau khi làm sạch thì thái hạt lựu.
- Cho 3 nguyên liệu trên vào lọ thuỷ tinh, đậy thật kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng lượng cốt chanh phù hợp để tránh làm nặng triệu chứng loét.
2.4 Dứt cơn đau dạ dày với nha đam và mật ong
Nguyên liệu:
- Nha đam.
- Mật ong.
Cách làm:
- Nha đam làm sạch nhớt, ngâm nước muối và cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho nha đam đã xay nhuyễn vào cốc, thêm mật ong và nước ấm khuấy đều.
Sử dụng đều đặn 1 - 2 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
NÊN ĐỌC: Các phương pháp dùng mật ong trị đau dạ dày
2.5 Không còn đau dạ dày với chè nha đam long nhãn
Công thức chè nha đam long nhãn vừa là một món ăn ngon, hương vị ngọt ngào vừa trị đau dạ dày hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Nha đam: 500gr.
- Đường phèn.
- Chanh: 1 - 2 quả.
- Long nhãn: 150gr.
Cách làm:
- Nha đam làm sạch, ngâm với nước muối loãng cùng 2 lát chanh.
- Đem nha đam vừa rửa sạch, đường phèn và 2 bát nước vào nồi đun sôi.
- Đến khi đường phèn trong nổi tan hoàn toàn thì thêm long nhãn đã làm sạch vào.
- Đun thêm tâm 1 - 2 phút là được.
Vậy là đã hoàn thành một món ăn bổ dưỡng rồi bạn nhé.
2.6 Điều trị đau dạ dày với chè nha đam đậu đen
Nguyên liệu:
- Nha đam: 200gr.
- Đậu đen: 200gr.
- Đường: 200gr.
- Bột rau câu: 20gr.
- Sữa tươi hoặc nước cốt dừa.
- Vani.
Cách làm:
- Nha đam sau khi làm sạch, ngâm nước muối thì đem đi ướp với 50gr đường.
- Bột rau câu hòa chung với 450ml nước sôi & cho thêm chút đường để tạo thành thạch. Có thể bổ sung thêm nước cốt dừa, sữa tươi.
- Đậu đen vo sạch và để ngâm 4 - 5 tiếng, sau đó ninh mềm. Đậu đen sau khi mềm đem vớt ra, để ráo nước. Chú ý giữ lại nước ninh.
- Rang đậu đen cùng 95gr đường. Sau đó đổ lại vào nồi nước đậu đen đã ninh và cho nha đam vào. Đợi sôi lại khoảng 3 phút thì tắt bếp.
2.7 Công thức nấu chè nha đam hạt sen trị đau dạ dày
Một phần nguyên nhân gây đau dạ dày và các bệnh lý liên quan là do căng thẳng, stress kéo dài. Vì vậy tác dụng an thần trong hạt sen rất có lợi trong việc trị đau dạ dày.
Nguyên liệu:
- Nha đam: 400gr.
- Hạt sen: 100gr.
- Muối, đường phèn.
Cách làm:
- Nha đam rửa sạch, ngâm nước muối rồi thái hạt lựu.
- Hạt sen làm sạch, loại bỏ tim sen bên trong.
- Nấu mềm hạt sen rồi đổ nha đam vào.
- Khoảng 10p sau khi hỗn hợp sôi thì cho đường phèn vào và nấu đến khi đường tan hết là có thể tắt bếp.
2.8 Cách làm Sinh tố nha đam dừa chữa đau dạ dày
Trong dừa chứa rất nhiều vi khoáng chất giúp trung hoà tính acid trong dạ dày, làm tiêu giảm các biểu hiện ợ hơi, ợ nóng và các cơn đau hiệu quả.
Đặc biệt, nước dừa còn hỗ trợ bảo vệ thành niêm mạc trước sự tăng tiết dịch vị ăn mòn dạ dày của acid. Từ đó phục hồi và tăng cường hệ tiêu hoá.
Nguyên liệu:
- Nha đam.
- Dừa: lấy phần nước.
Cách làm:
- Nha đam đem rửa sạch, ngâm muối loãng sau đó băm nhuyễn.
- Cho hỗn hợp nha đam vừa sơ chế, nước dừa và sữa đặc vào xay nhuyễn. Có thể cho thêm một ít đá.
Sử dụng đều đặn sinh tố nha đam dừa trong 2 - 3 tuần.
ĐỌC CHẬM: Phương pháp trị đau dạ dày bằng lá ổi
2.9 Cách trị đau dạ dày với nha đam và đường phèn
Khi được kết hợp với đường phèn, dược tính bảo vệ niêm mạc dạ dày trong nha đam được bảo toàn. Nhờ đó khả năng kháng viêm và kích thích hệ tiêu hoá hoạt động được tốt hơn.
Bên cạnh đó, đường phèn có vịt ngọt cung cấp glucose cho cơ thể, giúp giảm stress mệt mỏi - Một nguyên nhân điển hình gây đau dạ dày.
Nguyên liệu:
- Nha đam: 1 nhánh.
- Đường phèn: 200gr.
- Lá dứa, nước lọc.
Cách làm:
- Nha đam rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi thái hạt lựu.
- Đun sôi là dứa đã làm sạch khoảng 5 phút rồi sau đó cho đường phèn vào.
- Tiếp tục đun đến khi nào đường phèn tan hết thì cho nha đam vào, hỗn hợp sôi là có thể tắt bếp.
Sử dụng 1 - 2 cốc mỗi ngày để cảm nhận triệu chứng đau dạ dày được cải thiện rõ rệt.
3. Những lưu ý khi dùng nha đam chữa đau dạ dày
Nha đam mặc dù sở hữu khá nhiều công dụng nhưng lại là dược liệu dễ kích ứng, vì vậy người bệnh nên lưu ý một số điểm như sau:
- Nha đam rất dễ gây kích ứng, các cảm giác nóng đỏ, rát hay nổi mề đay trên da… rất dễ xảy ra. Khi các triệu chứng này xuất hiện nên ngừng sử dụng.
- Khâu làm sạch nha đam vô cùng quan trọng, điều này giúp giảm kích ứng niêm mạc ruột gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Dù là một vị thuốc tốt, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều vì bệnh có thể chuyển nặng hơn. Mỗi ngày khuyến cáo nên sử dụng 200 - 250ml nước nha đam.
- Người có tiền sử dị ứng không nên sử dụng vì nha đam gây ra các dị ứng với latex - kích thích hoặc co thắt dạ dày.
- Tuyệt đối không dùng nha đam khi bụng đói.
- Với bệnh nhân tiêu chảy không nên sử dụng nha đam vì dễ gây mất điện giải.
- Nha đam còn gây co bóp tử cung nên phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
- Nha đam gây giảm kali trong máu nên người cao tuổi có tiền sử tim mạch không nên dùng, tránh tình trạng rối loạn nhịp tim và mệt mỏi.
- Người huyết áp thấp, cơ địa hàn tránh dùng.
- Không dùng đồng thời nha đam với các bài thuốc khác, kể cả tây y để tránh tình trạng tương tác thuốc.
CẦN XEM: 10 Loại thuốc điều trị chứng đau dạ dày hiệu quả, an toàn
Trị đau dạ dày bằng nha đam được xem là bài thuốc dân gian hiệu quả và chi phí rẻ. Tuy nhiên với các triệu chứng bệnh nặng, người bệnh vẫn nên đi khám tại các cơ sở y tế để tìm ra phương pháp điều trị bệnh được tốt nhất, tránh trường hợp bệnh trở nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm