8 cách giảm đau trĩ tại nhà dễ thực hiện
Để biết 8 cách giảm đau trĩ tại nhà cần hiểu vì sao có hiện tượng sưng đau búi trĩ và nhận biết tình trạng sưng đau trĩ của mình là do đâu.
Vì sao có hiện tượng sưng đau búi trĩ?
Búi trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch xung quanh trực tràng hậu môn, khiến cho khu vực này bị phình to. Ban đầu búi trĩ chỉ là những khối thịt thừa nhỏ, khi phát triển nặng sẽ phình lên và sa hẳn ra ngoài.
Sa búi trĩ sưng đau là hiện tượng búi trĩ bị lòi ra ngoài, sa xuống vùng hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Đây là biến chứng của bệnh trĩ ở cấp độ trung bình đến cấp độ nặng.
Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn và có thể gây nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được điều trị sớm và đúng cách.
Tình trạng sưng đau là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ
Một số cách giảm đau trĩ tại nhà
Người bệnh không nên e ngại và xấu hổ khi mắc bệnh trĩ mà cần phải chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt trước khi bệnh tiến triển nặng.
Vì bệnh trĩ khó điều trị và dễ tái phát, nên ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên phối hợp các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.
1. Rửa hậu môn bằng nước sau khi đi vệ sinh
Với người bệnh trĩ, lau chùi bằng khăn giấy có thể khiến hậu môn bị kích ứng, ngứa rát và không sạch hoàn toàn. Ngoài ra, việc này còn tiềm ẩn nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập vào búi trĩ khiến nó bị sưng và đau hơn.
Chính vì vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo ngay cả khi bạn không bị trĩ thì vẫn nên dùng nước sạch để rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh.
2. Tắm hay ngâm hậu môn trong nước ấm
Đây là một giải pháp giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả và dễ thực hiện. Nước ấm vừa có tác dụng thư giãn tinh thần, làm sạch hậu môn lại vừa có tác dụng tăng cường lưu thông máu và giảm sưng đau búi trĩ.
Cách thực hiện: Nếu trong nhà có bồn tắm bạn nên xả đầy nước ấm rồi ngâm mình trong đó 15- 20 phút. Một cách khác đơn giản hơn là pha nước ấm vào chậu, thêm vài hạt muối và ngồi ngâm trong đó 15 phút. Tình trạng búi trĩ bị sưng và đau sẽ mau chóng được khắc phục.
Ngâm hậu môn với nước ấm giúp giảm sưng đau do trĩ hiệu quả
3. Chườm đá
Chườm đá lạnh vào vùng hậu môn có tác dụng giảm đau trĩ tức thì do tạo cảm giác tê mát. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp nên thực hiện thường xuyên vì không thực sự mang lại hiệu quả điều trị.
4. Xông búi trĩ bằng dược liệu
Đây là biện pháp dân gian được áp dụng từ xa xưa, có tác dụng tương tự như việc ngâm nước ấm, sử dụng thêm các loại lá có tính kháng khuẩn giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn khi búi trĩ đang kích ứng, sưng đau. Một số loại lá thường được dùng là lá sung, lá tía tô, rau diếp cá, lá kinh giới,...
Đun sôi nước lá, sau đó đổ ra chậu to xông vùng hậu môn cho đến khi hơi nóng không còn nữa, dùng khăn mềm sạch lau khô lại vùng hậu môn. Lưu ý không nên để quá gần nước xông vì sẽ làm bỏng vùng hậu môn dẫn đến tình trạng nặng hơn.
5. Sử dụng đệm ngồi
Có thể bạn chưa biết việc thường xuyên ngồi trên các vật cứng như ghế gỗ hay sàn nhà… chính là yếu tố thuận lợi kích thích búi trĩ hình thành. Chính vì vậy hãy trang bị cho mình một tấm đệm lót mông vừa vặn và có thể mang theo bên mình tới nơi làm việc hay bất cứ chỗ nào.
Lưu ý lựa chọn những tấm đệm làm từ chất liệu thoáng mát và dễ vệ sinh sạch sẽ, tránh các chất liệu gây bí như da, vải nhung… Có thể chọn các tấm đệm ngồi thiết kế đặc biệt dành cho người bệnh trĩ sẽ càng hiệu quả hơn.
Một số loại đệm ngồi có thiết kế đặc biệt phù hợp với người bệnh trĩ
6. Tránh hoạt động làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng
Các hoạt động làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng là các yếu tố nguy cơ gây nặng hơn các triệu chứng sưng đau búi trĩ, bao gồm:
- Rặn mạnh khi đi vệ sinh
- Mang vác vật nặng
- Đứng hay ngồi trong thời gian quá lâu
Trong trường hợp người bệnh trĩ bị táo bón, cần điều trị triệt để tình trạng táo bón vì đó là nguyên nhân chính gây nên trĩ.
7. Dùng thuốc, kem bôi hoặc viên đặt
Một số loại kem bôi hậu môn có chứa chất kháng viêm, giảm đau tại chỗ, nhưng có thể không được thuận tiện và tạo ra cảm giác e ngại cho người dùng.
Các loại viên đặt cũng giúp giảm đau do trĩ, nhưng cần phải bảo quản lạnh nên khó mang theo người.
Một số thuốc giảm đau thông dụng như paracetamol, ibuprofel hoặc aspirin cũng có thể được sử dụng để giảm đau với các trường hợp sưng đau búi trĩ nặng.
Tuy nhiên, thuốc giảm đau không có hiệu quả lâu dài, nên tránh lạm dụng kẻo gây ảnh hưởng xấu cho gan, thận.
Viên uống, viên đặt, kem bôi là các loại thuốc Tây thường được sử dụng khi bị trĩ
8. Dùng Thuốc Trĩ Đông y
Các biện pháp sử dụng thuốc Tây y hay các mẹo dân gian chủ yếu giúp giảm triệu chứng, ít hoặc không tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, xu hướng mới hiện nay trong việc giảm đau trĩ tại nhà là sử dụng Thuốc Trĩ Đông y với mong muốn tác động vào nguyên nhân, giúp thay đổi cơ địa người bệnh, hạn chế bệnh tái phát.
Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả, có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ. Ngoài ra, tác dụng bổ tỳ vị giúp thay đổi cơ địa, bền vững thành mạch, giúp ngăn ngừa và dự phòng trĩ tái phát.
Bài thuốc bí truyền hiệu quả này đã được sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO thành sản phẩm Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp xua tan đi nỗi lo bệnh trĩ.
Thuốc Trĩ Nhất NhấtTác dụng sản phẩm:
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm