I - Các món ăn chữa rối loạn tiền đình phổ biến
1. Óc heo hấp ngải cứu
Óc heo là thực phẩm cực kỳ tốt cho não bộ và hệ thống thần kinh vì chứa nhiều chất cần thiết cho não như canxi, sắt, vitamin thiết yếu…Đặc biệt, chất CNTF được tìm thấy trong não của heo có khả năng đẩy nhanh sự phục hồi dây thần kinh và cải thiện khả năng ghi nhớ, giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra.
Ngải cứu là cây thuốc Nam cũng có rất nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt đối với người bị rối loạn tiền đình giúp chống viêm, lưu thông khí huyết, giảm chóng mặt, đau đầu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 đến 2 bộ óc heo, loại bỏ mạch máu, rửa sạch bằng hỗn hợp gồm muối, gừng và rượu để khử mùi tanh.
- Một bó ngải cứu, lấy phần lá non, rửa sạch rồi ngâm nước muối khoảng 5 phút.
- Óc heo trần qua nước sôi, cho vào tô. Cắt nhỏ ngải cứu rồi bỏ lên trên óc heo, nêm nếm gia vị rồi hấp cách thủy trong vòng 40 phút.
- Nên ăn lúc nóng, nếu dùng món này trong vòng 7 ngày có thể cải thiện bệnh hiệu quả.
2. Trứng gà nấu với mật ong, nghệ
Đây là món ăn đơn giản với các nguyên liệu vô cùng dễ kiếm. Trứng gà khi kết hợp với mật ong và nghệ cực kỳ hiệu quả cho những ai thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả trứng gà, mật ong, tinh bột nghệ mỗi loại một thìa cà phê.
- Đập trứng gà ra bát, thêm tinh bột nghệ và mật ong rồi đánh đều, hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Sau khi trộn đều, đem hấp cách thủy hỗn hợp trên trong khoảng 20 phút.
- Nên ăn lúc nóng, mỗi ngày một lần vào khoảng 8-9 giờ tối là tốt nhất.
3. Canh sườn non đinh lăng
Đinh lăng được coi là một dược liệu quý có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên nuôi não. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, căng thẳng thần kinh, suy giảm trí nhớ kém tập trung…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng, 200g sườn non, gia vị nêm nếm.
- Lá rửa sạch, sườn non trần qua với nước sôi.
- Ướp sườn với các gia vị gồm: Nước mắm, đường muối, hạt nêm tùy khẩu vị từng người trong 15 phút.
- Sau khi ướp xong đem xào cho săn lại và thêm 500ml nước, đun sôi.
- Cho lá đinh lăng đã chuẩn bị vào khi sôi, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
- Nên ăn lúc nóng, có thể sử dụng món này 3-4 lần/tuần.
4. Tổ yến chưng
Tổ yến là món ăn cực kỳ bổ dưỡng với rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhờ chứa nhiều khoáng chất và axit amin. Mỗi loại lại có công dụng khác nhau:
- Axit sialic và phenylalanine có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ, giảm chóng mặt, tăng cường miễn dịch, chống trầm cảm.
- Fructose và Isoleucine giúp bổ sung năng lượng, cải thiện các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra như: Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng khó chịu, hạ đường huyết…
- Cysteine giúp tăng khả năng dẫn truyền xung thần kinh và tăng cường hấp thu vitamin D trong ánh sáng mặt trời.
- Leucine giúp ổn định lượng đường trong máu.
Ngoài ra, trong tổ yến còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể khác như kẽm, đồng, mangan, selen, crom….
Cách thực hiện:
- Sơ chế tổ yến, nếu là tổ yến thô phải nhặt sạch lông và tạp chất. Nếu là tổ yến đã tinh chế, đem ngâm nước 20 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho tổ yến vào một bát nhỏ, đổ nước ngập qua yến rồi đem chưng cách thủy trong vòng 20 phút.
- Đun với lửa vừa, lưu ý tránh bỏ đường phèn vào chưng cùng với yến, vì đường có thể khiến yến không nở được hết.
- Khi yến đã nở hết thì tắt lửa, thêm đường phèn vào và trộn đều. Có thể thưởng thức khi yến còn ấm hoặc dùng sau khi để nguội.
5. Canh óc heo mộc nhĩ
Mộc nhĩ có tác dụng giảm cholesterol máu, cung cấp canxi, sắt và những vitamin cần thiết cho cơ thể. Kết hợp cùng óc heo giúp cải thiện các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1-2 bộ óc heo, 15g mộc nhĩ, gia vị nêm nếm đầy đủ.
- Óc heo loại bỏ gân máu, rửa sạch với hỗn hợp muối, gừng, và rượu để khử mùi tanh.
- Mộc nhĩ ngâm nước khoảng 15 phút cho đến khi nấm nở ra rồi rửa sạch, cắt nhỏ.
- Phi tỏi thơm rồi thả mộc nhĩ vào xào, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm 300ml nước và đun sôi.
- Thả óc heo vào hỗn hợp trên và đun tiếp trong vòng 40 phút.
- Nên ăn lúc còn nóng để đạt hiệu quả tốt.
6. Chè long nhãn hạt sen
Trong Đông y, long nhãn có vị ngọt, tính ấm, là vị thuốc quý có tác dụng bổ máu, an thần, giảm căng thẳng, stress. Còn hạt sen được biết đến với công dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần.
Hai vị thuốc trên khi kết hợp với nhau dùng rất tốt cho người thường xuyên chóng mặt đau đầu, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, suy nhược cơ thể…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một ít nhãn lồng và 300 gam hạt sen tươi đã bỏ tâm sen. Nếu không có thay bằng 150 gam hạt sen khô.
- Hạt sen đến chín mềm rồi thêm 2 thìa đường đun trong vòng 5 phút.
- Vớt hạt sen đã nấu chín ngâm trong nước đá để tạo độ giòn.
- Nhãn lồng tách vỏ, bỏ hạt. Nhét hạt sen vào trong thịt nhãn.
- Bỏ nhãn đã chứa hạt sen vào nồi nước luộc sen ban đầu, đun đến khi sôi rồi tắt bếp.
- Để nguội hoặc có thể thêm đá ăn cùng.
7. Gà ác hầm tam thất hạt sen
Các thành phần trong món gà ác hầm tam thất hạt sen khi kết hợp với nhau có công dụng bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình. Đặc biệt, giúp giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, căng thẳng...do rối loạn tiền đình gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 con gà ác, 5g tam thất tươi thái lát (nếu không có thay bằng 5g bột tam thất), kỷ từ, hạt sen, nụ hoa tam thất bao tử mỗi thứ 50g, 2 muỗng tinh bột nghệ, 1 muỗng mật ong.
- Gà sơ chế sạch sẽ, cho vào nồi hầm, xếp các nguyên liệu còn lại xung quanh, nêm nếm gia vị vừa ăn, đổ nước rồi đậy kín nắp và bắt đầu ninh.
- Thường sau khi ninh khoảng 1 tiếng gà sẽ nhừ. Trong quá trình nấu, nếu nước cạn có thể bù thêm nước.
- Nên ăn khi canh gà còn ấm nóng. Dùng thường xuyên 2-3 lần/tuần trong vòng 1 tháng, các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra sẽ giảm đáng kể.
II - Những lưu ý khi chế biến món ăn trị rối loạn tiền đình
Trên đây là công thức 7 món ăn trị rối loạn tiền đình đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình chế biến cần chú ý những điều sau:
- Những món ăn cho người bị rối loạn tiền đình chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị bệnh.
- Nên kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần và trong thời dài mới có hiệu quả rõ rệt.
- Hiệu quả của các món ăn còn tùy thuộc vào cách chế biến, sử dụng, thể trạng, cơ địa và khả năng đáp ứng của từng người.
- Các món ăn được chế biến từ óc heo phải được chế biến cẩn thận, vì phải làm đúng cách món ăn này mới mang phát huy hiệu quả. Đặc biệt, tuyệt đối không nên ăn óc heo sống hay chưa chín kỹ vì sẽ làm tăng khả năng hấp thu chất béo và cholesterol gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Tránh nêm nếm gia vị quá mặt hay quá ngọt có thể làm mất hiệu quả chữa bệnh.
- Các món ăn trên chỉ nên dùng với tần suất vừa phải, không nên quá lạm dụng vì đa số đều chứa dược liệu có thể dẫn tới tác dụng không mong muốn.
- Kết hợp với chế độ sinh hoạt, vận động vừa phải, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kiểm soát tốt các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm