I - Gừng có thể chữa đau khớp gối được không?
Gừng là một trong những vị dược liệu rất nổi tiếng trong nền Y học Cổ truyền phương Đông. Các thầy thuốc Đông Y cho biết rằng, gừng phát huy tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng đau khớp gối bởi chứa rất nhiều hợp chất có tính chất khá đặc trưng:
- Khả năng chống viêm mạnh: Gừng có hàm lượng gingerol, shogaol, paradol tương đối cao và đây đều là những chất có khả năng chống viêm tốt. Những chất này sẽ ức chế cơ thể sản xuất những tác nhân gây viêm nhiễm như cytokine, prostaglandin, leukotriene, hay Cyclooxygenase-2 (COX-2).
- Hỗ trợ giảm đau: Nhiều hợp chất trong gừng có tác dụng tương đồng như các loại thuốc giảm đau, chúng sẽ làm ngắt quãng tín hiệu truyền cảm giác đau tới não, từ đó giảm thiểu cơn đau khớp gối. Bên cạnh đó, gừng cũng kích thích não sản xuất endorphin, một chất giúp con người cảm thấy hạnh phúc và thoải mái. Và tính nóng của gừng cũng hỗ trợ giãn nở mạch máu, giúp dinh dưỡng và oxy cung cấp được tốt hơn, từ đó nhanh giảm đau và chữa lành tổn thương.
- Bảo vệ sụn: Trong gừng chứa một số chất như collagen và glycosaminoglycans (GAGs) có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp các phân tử tạo sụn. Ngoài ra cũng có một vài chất giúp ức chế metallicoproteinase (MMP), một loại men tham gia vào quá trình phá hoại sụn khớp gối.
II - Những cách trị đau khớp gối bằng gừng phổ biến
1. Uống trà gừng
Pha gừng với trà là biện pháp nhanh và đơn giản nhất để giúp bạn hấp thụ toàn bộ các chất có trong gừng để giảm cơn đau khớp gối. Để pha trà gừng nhanh nhất, bạn có thể tham khảo cách làm như sau:
- Đun sôi khoảng 500ml nước.
- Thái 1 củ gừng nhỏ thành từng lát mỏng.
- Thêm các lát gừng vào nồi nước, tiếp tục đun sôi khoảng 2 phút.
- Tắt bếp, để nước trong ấm nguội bớt.
- Rót trà gừng ra cốc và thưởng thức.
2. Chườm nóng với gừng tươi
Biện pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng đau khớp gối đột ngột, đau khớp gối có liên quan đến thời tiết lạnh. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Gừng tươi, túi vải, nước nóng.
- Gọt sạch vỏ gừng, sau đó rửa sạch và thái gừng thành từng lát mỏng.
- Cho gừng đã thái mỏng vào một chiếc túi vải, buộc miệng túi và ngâm túi vào trong nước nóng.
- Đợi khoảng 3 - 4 phút cho túi gừng nóng lên rồi chườm lên vùng đầu gối bi đau, chườm lên tục trong khoảng 10 - 15 phút. Khi túi đã nguội hẳn thì có thể tiếp tục ngâm nóng lại rồi sử dụng.
3. Chườm nóng bằng gừng với muối
Thêm một bí quyết khác để khắc phục tình trạng đau khớp gối đó là sử dụng gừng và muối. Phương pháp này có tác dụng làm giảm sưng viêm, tăng cường tuần hoàn máu và nhờ đó có thể xoa dịu cơn đau khớp gối.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gừng, 1 thìa muối.
- Rửa sạch gừng, thái gừng thành từng lát mỏng.
- Cho muối vào chảo rang, cho đến khi muối chuyển sang màu vàng.
- Cho muối đã rang nóng và gừng vào một chiếc khăn mềm nhỏ. Đợi cho hỗn hợp nguội bớt.
- Sau đó tiến hành chườm lên khớp gối bị đau.
THAM KHẢO: Ngải cứu có thể trị đau khớp gối hiệu quả không?
4. Mẹo trị đau khớp gối với gừng và mật ong
Gừng và mật ong là bộ đôi cung cấp nhiều dưỡng chất cho khớp gối, giúp hạn chế tình trạng viêm gây đau nhức, duy trì hoạt động khớp gối ổn định. Cách thực hiện như sau:
- Gọt vỏ gừng, rửa sạch gừng và xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn lọc lấy phần nước cốt gừng.
- Sau đó, đun sôi gừng cùng với giấm và mật ong. Tắt bếp, mở vung nồi cho hỗn hợp nguội bớt.
- Dùng một tấm khăn mềm sạch nhúng vào nước gừng và mật ong. Đắp lên vùng khớp gối bị đau trong khoảng 15-20 phút.
- Mỗi ngày bạn có thể áp dụng cách này khoảng 2-3 lần, triệu chứng đau khớp gối sẽ thuyên giảm.
5. Xoa bóp đầu gối với rượu gừng
Xoa bóp với rượu gừng là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc giảm đau khớp gối. Rượu gừng có tính ấm nóng, khi dùng rượu gừng để xoa bóp đầu gối có tác dụng tăng cường lưu thông máu tới vùng khớp gối, thư giãn cơ xung quanh khớp gối và nhờ đó xoa dịu cơn đau khớp.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 3-4 củ gừng, 600-700 ml rượu.
- Gọt sạch vỏ gừng, rửa gừng và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Cho gừng vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào ngập mặt gừng. Ngâm rượu gừng trong khoảng 10-15 ngày.
- Mỗi lần xoa bóp đầu gối, dùng khoảng một chén rượu nhỏ để xoa bóp.
XEM THÊM: Cách xoa bóp trị cơn đau khớp gối
6. Ngâm chân với nước gừng
Ngâm chân với nước gừng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, làm ấm vùng chân, giảm tình trạng đau khớp gối. Không những vậy, biện pháp này còn giúp thư giãn tinh thần, tăng cường chất lượng giấc ngủ và nhờ đó tăng khả năng phục hồi cho khớp gối.
Cách ngâm chân với nước gừng như sau:
- Chuẩn bị: 50 gam gừng tươi, 35 gam muối hạt, 1.5 lít nước.
- Gọt vỏ gừng và rửa sạch, đun nước sôi trong 2 phút.
- Thêm gừng và muối hạt vào nước đang sôi, đun tiếp trong khoảng 5 phút.
- Tắt bếp, để nước nguội bớt.
- Đổ nước vào chậu, tiến hành ngâm chân trong khoảng 15-20 phút (có thể thực hiện trước khi đi ngủ).
7. Thêm gừng vào các món ăn hàng ngày
Thêm một biện pháp khác để chữa đau khớp gối bằng gừng đó là thêm gừng vào các món ăn hàng ngày. Bạn có thể chế biến các loại thực phẩm có tác dụng giảm đau khớp gối cùng với gừng, chẳng hạn như: đậu kho gừng, thịt rang gừng lá chanh, cá chim rim gừng tỏi, thịt lợn xào nước tương gừng…
Chú ý, không ăn đồ quá mặn, quá ngọt hoặc không thêm quá nhiều dầu mỡ để chế biến món ăn. Vì những điều này có thể làm tăng nặng triệu chứng đau khớp gối.
III - Lưu ý khi dùng gừng chữa đau đầu gối
Tuy rằng gừng có thể đem lại nhiều tác dụng trong việc cải thiện tình trạng đau khớp gối, thế nhưng bạn cần lưu ý những vấn đề như sau để tăng hiệu quả của việc sử dụng gừng:
- Không nên quá lạm dụng việc dùng gừng: Theo các chuyên gia, chỉ nên tiêu thụ một lượng nhỏ vừa phải gừng mỗi ngày (tối đa là 2 gam mỗi ngày), không nên ăn quá nhiều gừng hoặc uống quá nhiều đồ uống có chứa gừng.
- Việc tiêu thụ quá mức gừng để chữa đau khớp gối có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau: rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), trào ngược dạ dày, ợ chua, tăng nguy cơ chảy máu ở những người warfarin (thuốc chống đông máu), rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp…
- Nếu bạn sử dụng gừng để đắp ngoài da, hãy kiểm tra thử xem da của bạn có dị ứng với gừng hay không. Cách thử như sau: có thể đắp một lượng nhỏ gừng tươi lên da của bạn trong khoảng 30 phút, hãy quan vùng da này trong khoảng 24 giờ. Nếu sau 1 ngày, bạn cảm thấy da kích ứng hoặc nổi nhiều mẩn đỏ thì có thể là do bạn dị ứng với gừng. Khi đó, không nên sử dụng gừng để đắp ngoài da.
ĐỌC NGAY: Đau đầu gối nhưng không sưng là bị gì?
Ngoài ra, cần lưu ý rằng một số đối tượng không nên ăn các món ăn chứa gừng, ví dụ như:
- Những người bị nóng trong người ở mức độ nặng.
- Người mắc chứng hơi thở hôi.
- Táo bón nghiêm trọng hoặc mắc bệnh trĩ.
- Người đang bị say nắng.
- Người rối loạn đông máu.
- Người đang dùng một số loại thuốc: thuốc chữa bệnh tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp cao.
- Người gầy yếu.
- Phụ nữ đang có thai.
Gừng là nguyên liệu tốt cho người bị đau khớp gối và có thể cải thiện hoạt động chức năng khớp gối. Tuy nhiên, hiệu quả tác dụng còn khá chậm và không đem lại hiệu quả bền vững. Vì vậy bạn cần kết hợp thêm với các biện pháp điều trị khác. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về việc chữa đau khớp gối bằng gừng để sớm vượt qua tình trạng này.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm