Tìm hiểu bị cảm mạo phong hàn cần chăm sóc như thế nào
MỤC LỤC: Cảm mạo phong hàn là gì? Nguyên tắc phục hồi khi bị cảm mạo phong hàn |
Cảm mạo phong hàn là gì?
Theo Đông y, cảm mạo phong hàn xảy ra khi tà khí phong và hàn xâm nhập vào cơ thể, gây rối loạn chức năng vệ khí (tức cơ chế phòng vệ tự nhiên bên ngoài của cơ thể). Khi vệ khí suy yếu, tà khí dễ xâm nhập, gây ra loạt triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, hắt hơi, gai rét, sốt nhẹ, đau mỏi người, có thể kèm cảm giác lạnh sống lưng,…
Nguyên tắc phục hồi khi bị cảm mạo phong hàn
1. Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi bị cảm mạo phong hàn, chính khí (sức đề kháng) trong cơ thể bị suy giảm, khiến người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, dễ nhiễm thêm tà khí hoặc bội nhiễm.
Vì vậy, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý chính là nền tảng quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Lưu ý khi nghỉ ngơi:
- Tránh gió lùa, không nên bật quạt hoặc điều hòa trực tiếp vào người.
- Duy trì nhiệt độ phòng ổn định, không nên hạ nhiệt quá thấp.
- Giữ ấm các vùng dễ nhiễm lạnh như cổ, ngực, gan bàn chân.
- Tránh làm việc gắng sức hoặc vận động mạnh khi cơ thể còn yếu vì điều này có thể khiến triệu chứng bệnh trở nặng và kéo dài.
2. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Trong giai đoạn bị cảm phong hàn, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và chống lại các tác nhân gây bệnh. Một chế độ ăn cân đối, đầy đủ dưỡng chất, giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể nhanh khỏe hơn.
Nguyên tắc ăn uống hỗ trợ điều trị cảm lạnh phong hàn:
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, súp lơ xanh... giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ làm lành niêm mạc đường hô hấp.
- Ưu tiên các món ăn ấm nóng, dễ tiêu như cháo hành, cháo gừng, canh củ cải hầm xương… giúp làm ấm tạng phủ, kích thích toát mồ hôi để trục tà phong hàn ra ngoài.
Cháo hành, cháo gừng giúp giải cảm hiệu quả
- Tránh thực phẩm chiên rán, lạnh, cay nóng, vì những món này có thể làm rối loạn tiêu hóa, tăng viêm nhiễm và khiến bệnh kéo dài.
- Uống đủ nước ấm, có thể bổ sung thêm trà gừng, nước chanh ấm pha mật ong để giữ ấm cơ thể, giảm ho và tiêu đàm hiệu quả.
3. Uống đủ nước
Cảm mạo phong hàn thường khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, ho có đờm, khô rát cổ họng. Việc bổ sung đủ nước đặc biệt là nước ấm không chỉ giúp làm loãng dịch đờm, làm dịu niêm mạc hô hấp, mà còn hỗ trợ tăng cường tuần hoàn trong cơ thể.
Nguyên tắc uống nước đúng khi bị cảm lạnh:
- Ưu tiên nước ấm, chia thành từng ngụm nhỏ để cơ thể hấp thu tốt hơn.
- Có thể dùng trà gừng ấm, nước chanh mật ong, nước muối loãng hoặc nước sắc vỏ cam hoặc vỏ quýt giúp làm ấm phế, tiêu đờm, giảm ho hiệu quả.
- Tránh tuyệt đối nước đá, đồ uống lạnh, nước có gas vì dễ khiến hàn khí xâm nhập sâu hơn, làm triệu chứng cảm mạo phòng hàn nặng lên.
4. Chăm sóc mũi họng đúng cách
Khi bị cảm mạo phong hàn, niêm mạc mũi họng thường bị kích ứng, sưng viêm, dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đờm… Nếu không chăm sóc đúng cách, dịch tiết tồn đọng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bội nhiễm hoặc kéo dài thời gian bệnh.
Gợi ý cách chăm sóc mũi họng đúng cách:
• Súc họng bằng nước muối sinh lý ấm 2–3 lần/ngày để sát khuẩn, làm dịu họng và hỗ trợ long đờm.
• Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% nếu mũi nhiều dịch, nghẹt khó chịu.
• Xì mũi nhẹ nhàng từng bên, không bịt hai bên mũi cùng lúc để tránh gây viêm tai giữa hoặc viêm xoang ngược dòng.
• Giữ ấm vùng cổ, ngực và mũi họng, đặc biệt khi ra ngoài hoặc khi ngủ để tránh phong hàn tiếp tục xâm nhập cơ thể.
5. Sử dụng dược liệu quen thuộc
Cảm mạo phong hàn là thể bệnh phổ biến, thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và giữ ấm, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số dược liệu quen thuộc, dễ tìm tại nhà để hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Một số bài thuốc dân gian sử dụng các dược liệu quen thuộc:
- Trà gừng ấm: Gừng có vị cay, tính ấm giúp tán hàn, làm ấm cơ thể và hỗ trợ tuần hoàn máu. Bạn chỉ cần vài lát gừng tươi hãm với nước sôi, uống khi còn ấm. Có thể thêm chút mật ong để tăng hiệu quả làm dịu cổ họng và dễ uống hơn.
- Nước chanh mật ong: Pha ½ quả chanh với 1 thìa mật ong và nước ấm, uống vào buổi sáng hoặc khi thấy cổ họng khô rát. Hỗn hợp này không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ làm dịu ho, giảm đờm hiệu quả.
- Xông hơi bằng thảo dược: Dùng các loại lá như sả, tía tô, lá bưởi, kinh giới, gừng… đun sôi rồi dùng nước để xông toàn thân. Hơi nóng từ thảo dược sẽ giúp mở lỗ chân lông, đẩy phong hàn ra ngoài qua tuyến mồ hôi, đồng thời làm giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, ớn lạnh, đau đầu. Lưu ý khi không nên xông nếu bạn đang sốt cao, có huyết áp thấp, đang mang thai hoặc có thể trạng suy nhược.
- Dùng thuốc giải cảm từ thảo dược: Các thảo dược như hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung… giúp phát tán phong hàn, dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ. Thuốc giải cảm từ thảo dược đã được sản xuất thành dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.
Trên đây là những nguyên tắc chăm sóc hỗ trợ điều trị cảm mạo phong hàn một cách an toàn và hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Chống chỉ định: Không dùng cho người cảm nhiệt, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm