I - Tác dụng của lá tía tô với dạ dày
Tía tô được biết đến là một thảo dược tuyệt vời khi là dược liệu chính của nhiều bài thuốc dân gian quý. Vị cay, tính ấm và không chứa bất cứ độc tố nào nên tất cả các bộ phận trên cây tía tô đều được sử dụng làm thuốc. Trong đó, lá cây là bộ phận được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất.
Nhiều nghiên cứu y học đã đồng loạt chỉ ra rằng, trong tía tô chứa hàm lượng tanin và glucosid cực lớn. Trong khi đó, tanin và glucosid lại là 2 thành phần tác động trực tiếp trên dạ dày cho tác dụng vượt trội:
- Chống viêm.
- Phục hồi và làm lành các vết loét nhanh chóng.
- Kiểm soát nồng độ acid dịch vị cũng như hạn chế tăng tiết acid bên trong dạ dày.
II - Những cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô phổ biến
Khi bệnh vẫn còn ở giai đoạn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tía tô để chữa đau dạ dày. Dưới đây là một số phương pháp mà người bệnh có thể tham khảo:
1. Bí quyết chữa đau dạ dày bằng nước cốt tía tô
Một trong những phương pháp được xem là hiệu quả nhất chính là sắc tía tô thành nước uống hàng ngày. Với bài thuốc này, người bệnh có thể giảm nhanh các cơn đau hoặc các tình trạng ợ hơi, ợ chua.
- Dùng lá tía tô tươi hoặc khô đem sắc với một lượng nước vừa đủ.
- Sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tối đa.
2. Cách nấu cháo tía tô trị đau dạ dày
Cháo tía tô không chỉ để giải cảm mà còn là bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Đây là món ăn dễ sử dụng đồng thời giúp dạ dày được thư gian hiệu quả.
Cách làm:
- Nấu cháo trắng như bình thường, nên ninh kỹ cho thật mềm để giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Băm nhỏ lá tía tô, hành lá, có thể cho thêm ít thịt băm nhằm tăng hương vị món ăn.
3. Dùng lá tía tô hấp cá chữa đau dạ dày
Cá diêu hồng được biết đến là một thực phẩm mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, giá thành vừa phải nên thường xuyên xuất trên các bữa cơm gia đình.
Khi được kết hợp với tía tô nó lại trở thành một bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả.
Cách làm:
- Làm sạch cá và ướp gia vị vừa ăn, cho vào hấp như bình thường.
- Sau khi hấp được 10 phút thì cho tía tô đã băm nhỏ vào, hấp tiếp trong vòng 3 phút là được.
4. Hết đau dạ dày với canh tía tô nấu sườn
Món sườn nấu cùng với tía tô giúp tăng khẩu vị và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Món canh có đặc tính loãng nên phù hợp với người đang mắc các biểu hiện đau dạ dày nghiêm trọng.
Cách làm:
- Hầm sườn non tầm 30 phút, cho tiếp đậu xanh vào hầm đến khi mềm.
- Cho gia vị vừa ăn và cắt thêm tía tô rồi tắt bếp.
Bằng vài bước đơn giản, bạn đã thực hiện xong một món ăn vừa ngon, bổ dưỡng lại chữa đau dạ dày hiệu quả rồi nhé.
5. Bài thuốc dân gian từ lá tía tô trị đau dạ dày
Bài thuốc này tuy hơi phức tạp hơn những cách làm trên, nhưng hiệu quả thu về rất đáng để thử.
Nguyên liệu: Tía tô, bạch truật, hoài sơn, cây ngũ sắc, đương quy, lá đắng, sâm đại hành mỗi loại 16g; sinh khương 4g; lá lốt, xương bồ mỗi lại 12g; hoàng kỳ 15g.
Cách làm:
- Riêng Cây ngũ sắc chọn loại đã sao vàng hạ thổ.
- Cho tất cả các vị thuốc vào sắc trong ấm, dùng uống trong 2 ngày.
- Chia làm 2 lần uống sau ăn.
III - Những lưu ý khi dùng lá tía tô trị đau dạ dày
Không chỉ riêng tía tô mà với bất kỳ bài thuốc nào người bệnh cũng cần tìm hiểu và thực hiện khoa học. Ngoài ra, khi bị đau dạ dày và chữa trị bằng tía tô bạn đừng quên những mẹo nhỏ sau:
- Dùng bài thuốc ở dạng lỏng là nước sắc sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ, giảm gánh nặng và hạn chế khả năng tổn thương dạ dày thêm.
- Bạn có thể sắc lá lốt vào cùng với tía tô để giúp kiểm soát acid dịch vị, trung hoà nồng độ trong dạ dày, giảm tình trạng mất ăn mất ngủ khi bệnh tái phát.
- Chỉ sử dụng tía tô khi bệnh vẫn còn nhẹ. Với các triệu chứng bệnh năng, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng mà nên có sự can thiệp tư vấn từ bác sĩ.
- Ngoài việc sử dụng các bài thuốc dân gian, người bệnh cũng phải xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Như vậy bệnh mới mau cải thiện và nhanh khỏi hơn.
Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô là bài thuốc dân gian có nguyên liệu dễ tìm và dễ thực hiện. Tuy nhiên đối với bệnh nhân có dấu hiệu bệnh nặng cần đến kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế để có phác đồ chữa trị đúng nhất. Tránh trường hợp để bệnh phát triển nặng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đến cơ thể.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm