5 biện pháp tăng sức đề kháng cho cơ thể
MỤC LỤC
Sức đề kháng là gì? Vai trò của đề kháng đối với cơ thể
Tại sao phải tăng cường sức đề kháng?
Các đối tượng cần tăng cường miễn dịch
5 biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Tăng cường đề kháng và miễn dịch với viên uống bổ sung kẽm
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại sự tấn công của các yếu tố gây hại như bệnh nhiễm trùng (virus, vi khuẩn…). Đề kháng được tạo ra nhờ hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể.
Vai trò của miễn dịch đối với cơ thể
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể, hoạt động với chức năng chính là nhận biết các khác nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
Khi có sự tấn công từ các yếu tố bên ngoài, hàng rào miễn dịch sẽ hoạt hóa các phản ứng nhằm tiêu diệt và loại bỏ chúng, không cho phép các kháng nguyên này tiếp cận và gây bệnh.
Miễn dịch khỏe mạnh cho bạn một sức đề kháng tốt, có khả năng bảo vệ cơ thể và tiêu diệt, ngăn chặn các tác nhân gây hại xung quanh.
Ngược lại, nếu hoạt động của hệ miễn dịch suy giảm đồng nghĩa với đề kháng của cơ thể yếu đi, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do sự tấn công của vi khuẩn và virus.
Đề kháng và hệ miễn dịch giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật
Phân loại miễn dịch ở người
Miễn dịch ở người bao gồm 3 nhóm chính:
Miễn dịch tự nhiên: đáp ứng miễn dịch đầu tiên của cơ thể, tồn tại ngay khi mới ra đời, thường liên quan đến di truyền (chủ yếu ở da, niêm mạc, bạch cầu, interleukin hay interferon…). Đây là một loại miễn dịch không có khả năng ghi nhớ, chống lại các tác nhân gây hại theo cùng cơ chế vật lý.
Miễn dịch thu được hay là miễn dịch đặc hiệu: là trạng thái miễn dịch xuất hiện do kháng thể đặc hiệu tương ứng với từng kháng nguyên được tạo ra sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên. Có hai kiểu tiếp xúc kháng nguyên bao gồm kháng nguyên tự nhiên hoặc chủ động (thông qua việc tiêm vacxin).
Miễn dịch thụ động: cơ thể có được kháng thể thụ động mà không cần tự sản xuất qua hệ thống miễn dịch như: kháng thể của trẻ sơ sinh nhận từ mẹ qua nhau thai, sữa mẹ, máu…
Ở người, một hệ miễn dịch khỏe mạnh và toàn diện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm kiểu gen, tuổi tác, giới tính, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Việc duy trì và xây dựng miễn dịch và đề kháng tối ưu là yếu tố đặc biệt quan trọng và được chú trọng ở cả người trưởng thành và trẻ nhỏ.
Tại sao phải tăng cường sức đề kháng?
Đề kháng khỏe mạnh là yếu tố then chốt để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các bệnh do virus, vi khuẩn, trong đó có nhiều bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Tuy nhiên miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian và suy yếu khi sức khỏe cơ thể suy giảm hay con người già đi.
Bên cạnh đó, miễn dịch và đề kháng thường bị ảnh hưởng và có thể yếu đi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như tuổi tác, dinh dưỡng, lối sống không khoa học...
Vì vậy đề kháng của cơ thể cần liên tục được tăng cường và bổ sung mỗi ngày, để có thể bảo vệ cơ thể mỗi ngày trước các tác nhân và kháng nguyên khác nhau.
Các đối tượng cần tăng cường miễn dịch
Đối tượng cần tăng cường sức đề kháng bao gồm:
Người mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, gan, thận...
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Người lớn tuổi
Đối tượng đang trong giai đoạn phục hồi, cơ thể vừa khỏi bệnh, hoặc sau khi phẫu thuật
5 biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Áp dụng 5 biện pháp dưới đây, có thể mang lại hiệu quả tăng cường đề kháng hiệu quả nhanh chóng, bền vững.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Để có thể tăng cường miễn dịch và đề kháng cho cơ thể, khẩu phần ăn trong ngày cần phải đảm bảo những yếu tố sau đây:
Có chứa đầy đủ và đa dạng các nhóm chất, bao gồm tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất.
Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày.
Nên chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đa dạng khẩu phần ăn và thay đổi thường xuyên mỗi ngày.
Không nên sử dụng quá nhiều thức ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp.
Sử dụng linh hoạt dầu thực vật, mỡ động vật tuy nhiên cần hạn chế việc ăn quá nhiều dầu mỡ.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò tăng cường đề kháng hiệu quả
Thay đổ thói quen sinh hoạt
Một thói quen sinh hoạt phù hợp, lành mạnh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, miễn dịch và đề kháng của cơ thể.
Để có một đề kháng khỏe, cần từ bỏ các thói quen không tốt như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hay thường xuyên sử dụng thường xuyên chất kích thích.
Đi thăm khám thường xuyên, quản lý tốt bệnh tật và duy trì sức khỏe cơ thể.
Uống đủ 2l nước mỗi ngày, vì nước rất quan trọng đối với miễn dịch cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tim bơm máu và vận chuyển oxy hiệu quả hơn.
Nhờ đó, vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu phục vụ cho các hoạt động của tế bào miễn dịch.
Duy trì thói quen tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có lợi ích cho sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Duy trì thói quen tập thể dục khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày, có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, như đi bộ, đạp xe hoặc chơi môn thể thao bất kỳ.
Nên xây dựng chế độ luyện tập và thể dục thể thao phù hợp với thời gian biểu, thói quen sinh hoạt và khả năng của cơ thể.
Tuyệt đối không luyện tập gắng sức vì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày cũng là một trong những cách để góp phần tăng sức đề kháng và miễn dịch cơ thể hiệu quả.
Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng, căng thẳng và stress kéo dài có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các tuyến miễn dịch.
Giữ cơ thể ở trạng thái thư giãn và thoải mái nhất, vì đó là cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, bền vững.
Khi cơ thể căng thẳng, hãy thật bình tĩnh và tập hít thở. Có vậy, mới không khiến cơ thể bị mệt mỏi, stress quá mức.
Bổ sung thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường miễn dịch
Bên cạnh việc tăng cường đề kháng một cách tự nhiên thông qua dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hàng ngày, bổ sung thực phẩm chức năng có chứa các thành phần cần thiết cho miễn dịch.
Ngoài các thành phần dinh dưỡng chính, một số các thành phần cần thiết đối với hoạt động của hệ thống phòng ngự của cơ thể bao gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D và E; các khoáng chất vi lượng như selen, omega-3, calci, phốt pho, iot và đặc biệt là kẽm.
Tăng cường đề kháng và miễn dịch với viên uống bổ sung kẽm
Kẽm có vai trò giúp phát triển và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và làm lành vết thương.
Thiếu kẽm sẽ làm suy giảm sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn
Sự có mặt của kèm cần thiết cho các phản ứng điều chỉnh chức năng và hoạt động của các đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào NK và tế bào lympho T trong hàng rào phòng ngự của cơ thể.
Hiện nay, kẽm chủ yếu được cung cấp dưới dạng thực phẩm chức năng có chứa muối kẽm (kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetate). Trong đó kẽm gluconate thường được dùng nhiều nhất, với ưu điểm an toàn, sinh khả dụng cao, ít tác dụng phụ, dễ dàng tiêu hóa và hấp thu vào cơ thể để cho hiệu quả cao nhất.
Việc bổ sung viên uống ZinC Gluconat hàng ngày là giải pháp hiệu quả để bổ sung kẽm cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa.
Sản phẩm phù hợp và có thể sử dụng cho mọi đối tượng, bao gồm thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT - Bổ sung Kẽm Thành phần (trong 1 viên nén): |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm