I - Tác dụng của dừa đối với bệnh đau dạ dày
Dừa là thức uống được nhiều người yêu thích vì có vị thanh mát, giúp giải khát, lại rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là cho người bệnh dạ dày.
Cụ thể, trong nước dừa còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng rất có lợi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày như:
- Axit lauric: Axit lauric được chuyển đổi thành monolaurin, một chất có tác dụng ức chế và loại bỏ vi khuẩn và vi rút trong đường ruột.
- Chất điện giải, các loại vitamin: Tăng cường hệ miễn dịch.
- Chất chống oxy hóa: Tăng lượng oxy trong máu, thúc đẩy tuần hoàn máu cho dạ dày hoạt động tốt hơn.
- Chất béo: Bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp cân nặng ổn định, giảm tải áp lực cho dạ dày.
- Muối và các khoáng chất: Giúp hòa loãng axit dạ dày và làm giảm các triệu chứng khó chịu ở bụng.
Bên cạnh đó,trong nước dừa còn chứa nhiều loại enzym tự nhiên, chúng hoạt động như chất xúc tác để tăng quá trình trao đổi chất và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó giảm đau bụng, ợ hơi, ợ chua và các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra.
II - Những cách chữa đau dạ dày bằng dừa phổ biến
1. Mẹo trị đau dạ dày bằng nước dừa
Đây chính là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất được rất nhiều người áp dụng.
Chuẩn bị:
- 3 quả dừa non.
- Chọc lấy nước dừa và cạo lấy thêm phần cùi dừa từ 3 quả dừa.
- Phần nước đem đun khoảng 20 - 30 phút trên lửa nhỏ.
- Nước dừa đun xong thì cho thêm phần cùi dừa vào rồi đem chia thành 3 phần, uống trong ngày sau bữa ăn 30 phút.
2. Sử dụng dầu dừa chữa đau dạ dày
Chuẩn bị:
- Dừa quả già.
- Các dụng cụ như máy xay, dụng cụ nạo, vải lọc.
Cách làm:
- Dừa đem bổ đôi và nạo lấy phần cùi dừa bằng dụng cụ nạo hoặc thái thành từng miếng nhỏ.
- Xay phần dừa vừa nạo được với một ít nước, thu được hỗn hợp cơm dừa.
- Đun phần cơm dừa với nước sôi trong khoảng 15 phút trên lửa nhỏ.
- Tiếp tục xay lần 2 phần cơm dừa vừa đun, thu được hỗn hợp sánh mịn.
- Lấy hỗn hợp này vắt lấy nước cốt bằng cách lọc bằng vải xô hoặc màng lọc.
- Đun phần nước cốt thu được trên lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ, khi đó phần dầu dừa sẽ nổi lên. Lưu ý trong khi đun cần thi thoảng đảo đều để dừa không bị cháy bên dưới nồi.
- Sau khi đun xong, đem lọc phần dừa bị cháy vàng, thu được phần dầu dừa nguyên chất.
- Đem dầu dừa vào lọ bọc kín để dùng dần.
- Mỗi lần dùng khoảng 2 thìa dầu dừa pha thêm với một chút nước.
3. Bí quyết chữa đau dạ dày bằng dừa và nghệ
Chuẩn bị:
- 3 quả dừa non.
- 3 - 5 củ nghệ tươi.
Cách làm:
- Nước dừa sau khi lấy ra từ quả, đem đun trong lửa nhỏ trong khoảng từ 20 đến 30 phút.
- Cạo cả thêm phần cùi dừa để riêng.
- Chia nước dừa đã đun thành 3 phần, cho thêm phần cùi dừa để dùng cùng, nên dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Về phần nghệ tươi, đem rửa sạch, cạo vỏ, xay nhuyễn rồi đem lọc lấy nước, bỏ bã, bảo quản kín trong tủ lạnh, nên uống vào khoảng 3 - 4 giờ sáng.
4. Cách trị đau dạ dày với dừa và trà
Chuẩn bị:
- 1 quả dừa non.
- 1 nắm lá chè tươi.
Cách làm:
- Chè tươi rửa sạch, hãm với nước nóng khoảng 20 phút, chắt lấy nước, đổ vào cùng với nước dừa.
- Chia phần nước này thành 3 phần, uống ngay sau bữa ăn.
III - Những lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng dừa
Khi chữa đau dạ dày bằng dừa, để đạt được hiệu quả cao, người bệnh cũng cần lưu ý:
- Nên chọn những trái dừa tươi, non, cùi mỏng.
- Không nên dùng nước dừa khi đói bụng.
- Không nên sử dụng nước dừa để chữa dạ dày trong các trường hợp phụ nữ mang thai, người bị huyết áp thấp, người bị đầy bụng, tiêu chảy.
- Dừa chỉ nên sử dụng trong ngày, không để qua đêm.
- Thời điểm dùng nước dừa tốt nhất là vào buổi sáng.
- Cần kiên trì thực hiện trong tối thiểu từ 10 - 15 ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh các loại thực ăn có hại cho dạ dày, hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc lá. Xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, không thức khuya, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Đặc biệt, việc chữa đau dạ dày bằng dừa tuy an toàn, chi phí thấp nhưng chỉ nên áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ và cần phải kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian dài mới có thể đem lại hiệu quả.
Đối với các người bệnh dạ dày nặng, mạn tính, việc dùng dừa sẽ gần như không đem lại hiệu quả. Lúc này, người bệnh nên áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc phù hợp, tác động tới đúng căn nguyên để giúp khắc phục được triệt để bệnh cũng như hạn chế được nguy cơ tái phát.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm