I - Cây ngò gai chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Ngò gai có nhiều tên gọi khác nhau như: rau mùi tàu, rau răng cưa… loại rau này chứa nhiều tinh dầu nên rất thơm, xung quanh mép lá có nhiều gai. Ngò gai có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Á và Châu Phi. Ở nước ta loài cây này thường mọc hoang, một số nơi được trồng để làm rau.
Trong y học cổ truyền, cây ngò gai có vị hơi đắng, tính ấm, mùi thơm, được ứng dụng để chữa các chứng bệnh lở loét, phù thũng, khó tiêu, sưng viêm… Nhờ đó có thể làm giảm các triệu chứng sưng, đau, ngứa rát của bệnh trĩ.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, cây ngò gai mang lại nhiều tác dụng đối với người bệnh trĩ như:
- Kháng viêm: Nhờ có các chất chống viêm tự nhiên như: Vitamin C, flavonoid, carotenoid giúp giảm sưng tấy và ngăn ngừa tình trạng viêm.
- Chống khuẩn: Các hoạt chất có trong cây ngò gai có khả năng chống lại vi khuẩn và nấm, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra, nếu đã bị nhiễm trùng giúp giảm nhẹ các triệu chứng nhiễm khuẩn.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Ngò gai có tác dụng kích thích bài tiết mật hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, nhờ vậy mà thức ăn được xử lý nhanh chóng rồi đưa ra ngoài.
- Cung cấp chất xơ: Trong ngò gai chứa nhiều chất xơ nhờ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
- Cải thiện tuần hoàn máu: Nhờ có các chất chống oxy hóa như caroten, vitamin giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng sức bền cho thành mạch máu từ đó ngăn ngừa búi trĩ hình thành.
Nhờ có những công dụng trên mà cây ngò gai cho tác dụng khá tốt đối với người bệnh trĩ và cho đến tận ngày nay vẫn được nhiều người dùng để chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả.
II - Chia sẻ 3 cách chữa bệnh trĩ bằng cây ngò gai cực hiệu quả
Dưới đây là 3 cách được nhiều người áp dụng để chữa bệnh trĩ với cây ngò gai tại nhà:
1. Xông hậu môn với cây ngò gai
Dùng cách này sẽ giúp các tinh dầu trong cây ngò gai sẽ bay hơi lên rồi thẩm thấu vào vùng bị trĩ. Từ đó giúp giảm tình trạng sưng viêm, giúp máu lưu thông dễ dàng, tránh tình trạng máu tắc ứ gây đau đồng thời hỗ trợ búi trĩ co lại.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá rau ngò gai, rửa sạch rồi ngâm qua với nước muối loãng trong 10 phút.
- Sau đó vớt ra rồi vò nát nắm rau và bỏ vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút.
- Đổ nước ngò gai đã đun sôi ra chậu, để bớt nóng rồi tiến hành xông hơi.
- Đặt mông cách chậu nước khoảng 20cm có thể chùm khăn xung quanh hậu môn để tăng hiệu quả.
- Xông hơi trong 15-20 phút, rồi đợi đến khi nước nguội tiếp tục tiến hành rửa hậu môn.
- Sau khi rửa sạch lau khô hậu môn bằng khăn mềm khô.
- Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên thực hiện đều đặn vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Không dùng nước ngò gai đã đun để qua đêm vì khi này các hoạt chất có thể bay hơi hết và mất tác dụng.
2. Đắp búi trĩ bằng lá cây ngò gai
Cách này khá đơn giản bạn chỉ cần một nắm lá ngò gai cùng với một miếng vải để cố định. Việc đắp búi trĩ thường xuyên bằng cây ngò gai sẽ giúp giảm sưng đau, ngăn ngừa hoặc hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá ngò gai tươi (khoảng 5-10 lá) đem rửa thật sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó vớt lá ra rồi đem giã nát.
- Đắp phần lá vừa được giã lên búi trĩ, dùng dây vải cố định lại và để trong 20 phút.
Lưu ý: Lá ngò gai phải được rửa thật kỹ đồng thời trước và sau khi đắp cũng phải vệ sinh lại hậu môn thật sạch sẽ để ngăn tình tình trạng nhiễm khuẩn.
3. Uống hạt rau ngò gai
Với tác dụng nhuận tràng, việc uống hạt ngò gai sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ từ bên trong, giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng táo bón, đi đại tiện dễ dàng hơn. Từ đó ngăn ngừa búi trĩ phát triển lớn hơn, hạn chế tình trạng đau rát, chảy máu do phân cứng khi táo bón chà xát vào niêm mạc hậu môn.
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 100-200g hạt cây ngò gai rang đến khi vàng thơm.
- Đợi khi hạt ngò gai đã nguội đem nghiền thành bột mịn rồi cất trong lọ thủy tinh để dùng dần.
- Mỗi lần dùng bạn đem 2 thìa cà phê bột hạt ngò gai pha nước để uống.
Ngoài hạt bạn có thể dùng lá ngò gai để xay lấy nước uống mỗi ngày và nên uống vào trước mỗi bữa ăn.
III - Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây ngò gai trị bệnh trĩ
Tuy việc sử dụng cây ngò gai đơn giản, dễ kiếm nhưng không phải vì thế mà dùng vô tội vạ, để đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn trong quá trình dùng để trị bệnh bạn cần lưu ý những điều sau:
- Phụ nữ đang có thai không nên ăn hoặc uống lá ngò gai để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Trong lá ngò gai chứa nhiều tinh dầu có thể gây kích ứng cho da. Vì vậy trong quá trình sử dụng nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào như ngứa, nổi mẩn cần dừng lại và rửa sạch hậu môn với nước ấm, sau đó tìm phương pháp điều trị thích hợp khác.
- Cây ngò gai khi nấu với nội tạng của động vật hoặc thịt lợn có thể gây ra khó tiêu và giảm bớt giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm đó. Vì vậy cần hạn chế nấu chung.
- Sử dụng cây ngò gai chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện bệnh và có hiệu quả khi bạn dùng thường xuyên và khi trĩ còn ở giai đoạn nhẹ.
- Dù là dùng bất kỳ phương pháp điều trị nào cần thông báo với bác sĩ đang điều trị để đề phòng và loại trừ các rủi ro có thể xảy ra trong khi trị bệnh.
- Ngoài việc dùng cây ngò gai nên kết hợp với chế độ sinh hoạt cùng chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý để có kết quả điều trị tốt nhất.
Trên đây là 3 cách chữa bệnh trĩ với cây ngò gai bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Kiên trì thực hiện mỗi ngày bạn sẽ có hiệu quả như mong đợi. Ngoài ra, kết hợp với các phương pháp điều trị đặc hiệu và có chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống hợp lý sẽ nhanh chóng đẩy lùi được bệnh.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm