12 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả, an toàn tại nhà

12 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả, an toàn tại nhà
Thuốc nam từ xa xưa đã được ông cha ta sử dụng nhờ công dụng điều trị hiệu quả cho nhiều chứng bệnh. Một trong số đó là khả năng chữa bệnh trĩ cực kỳ công hiệu chỉ từ những cây thuốc nam quen thuộc.

I - Chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam có hiệu quả không?

Dù là thuốc tây y hay đông y như thuốc nam, thuốc bắc đều có hiệu quả đối với từng trường hợp cụ thể, nhưng cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.

Chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam có ưu điểm an toàn và hầu như rất ít xảy ra tác dụng không mong muốn. Ngoài việc cải thiện triệu chứng bệnh trĩ còn tác động vào tận gốc rễ, giải quyết được nguyên nhân gây bệnh từ sâu bên trong. Ngoài ra, những loại cây này lại rất dễ kiếm, nên bất kỳ ai cũng đều có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Tuy nhiên, đa số những phương pháp bào chế, chế biến cây thuốc thông thường không phát huy được hết tác dụng của những cây thuốc nam, nên chưa thể loại bỏ hoàn toàn bệnh mà chỉ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, nếu bạn dùng sai cách hoặc không cẩn thận khi chọn nguyên liệu có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cho nên cần hết sức lưu ý trong quá trình thực hiện phương pháp chữa trĩ bằng thuốc nam tại nhà.

Dùng cây thuốc nam chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

II - Nên dùng cây thuốc nam chữa bệnh trĩ khi nào?

Những người đang bị trĩ cấp độ 1 và 2, tức là trĩ đang trong giai đoạn nhẹ nên áp dụng phương pháp dùng cây thuốc nam để trị bệnh trĩ tại nhà. Nếu thực hiện đúng cách, hợp lý và đều đặn, tình trạng trĩ sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Ngoài ra những ai bị trĩ giai đoạn 3 cũng có thể dùng thuốc nam để trị bệnh trĩ. Tuy nhiên hiệu quả sẽ không thực sự rõ ràng, cho nên cần áp dụng thêm các phương pháp điều trị đi kèm. Với trĩ cấp độ 4, tần suất đau rát thường xuyên, búi trĩ sa nặng ra ngoài thì thuốc nam hầu như không thể phát huy tác dụng. Thậm chí có thể gây viêm, sưng đau hơn do các búi trĩ trở nên nhạy cảm hơn.

Do đó, người bị bệnh trĩ nên áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam khi tình trạng trĩ vẫn chưa quá nghiêm trọng, chưa xuất hiện biến chứng.

III - Top 12 loại cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất theo Y học cổ truyền

1. Lá lốt

Lá lốt có tính chống viêm, kháng khuẩn, cầm máu và giúp làm lành lại những niêm mạc bị tổn thương. Dùng lá lốt cho những người bị trĩ giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu như ngứa, chảy máu, đau rát… do trĩ gây ra.

Có nhiều cách khác nhau để chữa bệnh trĩ bằng loại cây thuốc nam này. Bạn có thể xông hơi hậu môn bằng nước nấu với lá lốt hoặc uống nước cốt lá lốt mỗi ngày, các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ cải thiện đáng kể.

Cách thực hiện như sau:

- Uống nước lá lốt:

  1. Chuẩn bị và rửa sạch khoảng một nắm lá lốt tươi với nước muối cho đến khi loại bỏ hết bụi bẩn.
  2. Sau khi ráo nước, đem lá lốt giã nát hoặc xay nhuyễn.
  3. Loại bỏ bã lá lốt chỉ để lại phần nước cốt, uống mỗi ngày hai lần sau bữa cơm.
  4. Thực hiện đều đặn cho tới khi các triệu chứng trĩ thuyên giảm.

- Xông hậu môn với nước lá lốt:

  1. Chuẩn bị khoảng 50gram nguyên liệu bao gồm: lá lốt, nghệ tươi, ngải cứu, cúc tần.
  2. Cho các loại cây thuốc trên vào cối, giã nhỏ.
  3. Đem nguyên liệu đi đun sôi, nhớ bỏ thêm một chút muối tinh.
  4. Sau khi nước đã sôi, chờ bớt nóng thì đem đi xông búi trĩ đến khi nước nguội.

Tìm hiểu thêm 5 bằng lá lốt tại nhà được dân gian lưu truyền.

Lá lốt là cây thuốc nam quen thuộc, có tác dụng trị bệnh trĩ

2. Ngư tinh thảo (lá rau diếp cá)

Sử dụng rau diếp cá trị bệnh trĩ là cách làm phổ biến được dân gian áp dụng để giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, giảm kích thước các búi trĩ.

như sau:

  • Ăn trực tiếp rau diếp cá sau khi rửa sạch, phơi ráo hoặc ép thành nước để uống.
  • Nếu không chịu được mùi vị khó chịu của loại rau này bạn cũng có thể giã nát chúng ra và đắp lên vùng hậu môn, sau đó rửa sạch với nước ấm sau vài phút đắp cũng rất hiệu quả.

Ngư tinh thảo (rau diếp cá) là cây thuốc nam chữa trĩ

3. Lá mơ tam thể

Mơ tam thể hay nhiều nơi gọi là lá mơ lông cũng được dân gian hay dùng để điều trị trĩ. Có những cách dùng phổ biến như sau:

Cách thực hiện như sau:

- Uống trực tiếp:

Uống nước lá mơ để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh bị táo bón. Bạn chỉ cần rửa sạch lá mơ sau đó đem xay nhuyễn với một chút nước là có thể uống. Nên uống vào buổi sáng, và kiên trì trong vài ngày để thấy hiệu quả.

  • Chuẩn bị một thìa muối tinh và khoản 1 nắm lá mơ lông.
  • Rửa sạch bằng cách ngâm cùng với muối, sau đó vớt để khô nước.
  • Sử dụng cối hoặc máy xay, cho lá mơ cùng 200ml nước sạch vào giã/xay nhuyễn.
  • Uống trực tiếp nước thuốc sau khi đã xay xong, mỗi ngày một cốc.
  • Thực hiện đều đặn trong một tuần có thể sẽ thấy bệnh trĩ được cải thiện.

- Đắp vào búi trĩ: Bạn lấy vài lá mơ đem rửa sạch với nước muối sau đó giã nát và đắp vào vùng trĩ trong khoảng thời gian từ nửa tiếng đến 1 tiếng rồi rửa sạch các búi trĩ với nước ấm.

Tham khảo thêm: 5 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ lông vô cùng công hiệu

Lá mơ tam thể (mơ lông)

4. Cây lược vàng (lan vòi)

Dùng cây lược vàng để đắp lên vùng hậu môn cũng rất có hiệu quả. Do loại cây này có chứa nhiều hợp chất kháng viêm, làm mát, giảm sưng đau ở búi trĩ.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn rửa sạch và giã nát cây lược vàng, thêm một chút muối và đắp lên các búi trĩ trong vòng một tiếng.
  • Thực hiện mỗi ngày trong vòng 2 tuần và chú ý sau khi đắp xong rửa sạch vùng hậu môn với nước muối ấm để có hiệu quả tốt nhất nhé.

Cây lược vàng

5. Cây vông nem

Cây vông nem là loại cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả, nhờ chứa nhiều alkaloid và saponin có tác dụng giảm đau, cầm máu, phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng do trĩ gây ra. Cách dùng rất đơn giản bạn chỉ cần giã nát và đắp lên vùng trĩ, mỗi lần đắp đợi khoảng nửa tiếng, thực hiện đều đặn 2 lần một ngày sau một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả.

Cách thực hiện chi tiết như sau:

  • Chuẩn bị một vài lá vông nem còn tươi, sau đó đem rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn có búi trĩ, lau khô bằng khăn mềm.
  • Dùng lá vông đã chuẩn bị, hơ nóng trên ngọn lửa rồi đắp vào búi trĩ.
  • Nên thực hiện khoảng 2 lần mỗi ngày sẽ thấy đỡ đau nhức, khó chịu.

Cây thuốc nam: Vông nem

6. Cây hoa hòe

Theo nghiên cứu, một loại vitamin nhóm P là rutin có trong cây hoa hòe đem lại tác dụng trong việc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Đây là chất giúp thành mạch được chắc khỏe hơn, giúp các tĩnh mạch vùng hậu môn phục hồi, giảm đau đớn do trĩ gây nên.

Theo y học cổ truyền, cây hoa hòe là vị thuốc nam có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết giúp cầm máu, chống viêm rất tốt. Bạn có thể đun nước hòe hoa rồi uống trực tiếp. Hoặc bạn dùng hoa hòe kết hợp với các dược liệu khác như chỉ xác, kinh giới tuệ, trắc bách diệp đem tất cả tán thành bột để pha nước uống.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị các vị thuốc nam, mỗi loại khoảng 12g bao gồm: hoa hòe khô, kinh giới tuệ, chỉ xác, trắc bách diệp.
  • Tán các loại cây thuốc trên thành bột mịn.
  • Mỗi ngày, dùng khoảng 8g bột thuốc pha cùng nước ấm và uống, ngày dùng khoảng 2-3 lần.
  • Thực hiện mỗi ngày cho tới khi cảm thấy trĩ đã bớt khó chịu.

Cây hoa hòe

7. Lá hẹ

Dân gian thường dùng lá hẹ để cầm máu hoặc làm tan các khối huyết ứ rất tốt. Ngoài ra, nhờ có chứa chất adorin mà lá hẹ còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở bệnh nhân trĩ rất tốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 400g lá hẹ tươi (khoảng 1 bó) rồi đem rửa sạch bụi đất.
  • Cho lá vào nồi, đun đến khi nước sôi thì bắc xuống.
  • Bạn có thể dùng nước lá hẹ lên để xông hơi hoặc rửa vùng hậu môn khi nước vẫn còn ấm.
  • Bằng cách dùng loại cây thuốc nam này, búi trĩ sẽ giảm dần kích thước, tình trạng đau, viêm cũng sẽ được giảm bớt phần nào.

Trị bệnh trĩ bằng cây lá hẹ

8. Cây huyết dụ

Cây huyết dụ tác dụng chỉ huyết, tán ứ giúp cầm máu, giảm đau, giảm tình trạng máu tắc nghẽn vùng hậu môn. Bạn có thể lấy cây huyết dụ tươi đem sắc nước uống trực tiếp và nên uống thường xuyên để có hiệu quả.

Cách thực hiện chi tiết:

  • Chuẩn bị vài lá huyết dụ tươi, đem đi rửa sạch.
  • Chia nhỏ lá ra thành nhiều phần nhỏ, đun sôi cùng khoảng 600ml nước.
  • Đun đều lửa cho đến khi cạn một nửa thì tắt bếp.
  • Người bệnh chia phần nước thuốc thu được thành 3 phần và uống trong ngày.

Cây huyết dụ

9. Cây hương nhu

Trong hương nhu chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, sưng đau rất tốt. Bạn có thể bắt gặp loại cây thuốc nam này ở nhiều nơi, như trên núi, đồi, hoặc ngay trong khu vườn nhà mình.

Để phát huy được hiệu quả của loại dược liệu này bạn nên sử dụng thường xuyên. Bạn có thể đun nước hương nhu để xông hơi vùng hậu môn, sau đó dùng nước đã để nguội để rửa vùng hậu môn.

Cách làm chi tiết:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá hương nhu, lưu ý nên lấy lá tươi.
  • Rửa sạch bụi bẩn bằng nước muối loãng.
  • Sau khi để khô ráo có thể đun sôi trong nồi nước khoảng 10 phút.
  • Dùng nước để xông búi trĩ khi còn hơi nóng, hoặc dùng nước để rửa sau khi đã nguội bớt.

Cây hương nhu - vị thuốc nam chữa bệnh trĩ tại nhà

10. Cây thiên lý

Lá của cây thiên lý đem dùng để chữa bệnh trĩ rất tốt nhờ tác dụng kháng khuẩn giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, lở loét vùng hậu môn cho người bệnh trĩ.

Cách thực hiện như sau:

- Dùng làm trà uống:

  1. Chuẩn bị một nắm lá thiên lý tươi non và rửa sạch.
  2. Hãm lá thiên lý trong nước nóng giống như khi pha trà.
  3. Chờ vài phút cho nước ngấm rồi uống, thực hiện mỗi ngày sẽ phần nào giúp trị bệnh trĩ.

- Dùng nước cốt để rửa búi trĩ:

  • Hái khoảng một nắm lá thiên lý rồi đem rửa sạch.
  • Tiếp tục ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Vớt ráo nước, xay nhuyễn kèm một ít nước và muối tinh.
  • Chắt lấy nước cốt sau khi đã xay.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn với nước muối loãng rồi lau khô.
  • Dùng bông thấm nước cốt thiên lý vào nơi bị trĩ.
  • Rửa sạch lại với nước ấm sau khoảng 10 phút.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày.

Cây thiên lý

11. Cây cỏ mực (cây nhọ nồi)

Từ thời xưa, loài cỏ nhọ nồi đã được cho là cây thuốc nam có tác dụng lương huyết chỉ huyết. Dân gian thường dùng để cầm máu cho bệnh nhân trĩ.

Cách thực hiện: Bạn có thể uống trực tiếp nước cốt cây nhọ nồi bằng cách giã nát rồi vắt lấy nước uống hoặc đắp thẳng lên búi trĩ để cầm máu.

Cây nhọ nồi (cỏ mực)

12. Rau sam

Rau sam giúp cải thiện các triệu chứng trĩ nội và trĩ ngoại rất tốt nhờ tác dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, rau sam còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm tình trạng táo bón.

Bạn thực hiện bằng cách đun nước rau sam để xông phần hậu môn sau đó đợi nước nguội rồi lấy nước đó rửa các búi trĩ. Bạn cũng có thể ăn cả rau sam để tăng hiệu quả.

Cách làm chi tiết:

  • Chuẩn bị cây rau sam tươi, khoảng 20gram.
  • Loại bỏ rễ, lá héo rồi rửa sạch.
  • Đem cho vào nồi nước rồi đun sôi khoảng 10 phút, bỏ thêm một chút muối hạt rồi tiếp tục đun thêm 5 phút.
  • Xông nước trong khoảng 30 phút rồi dùng nước sau khi đã nguội để rửa sạc lại hậu môn.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần.

Cây rau sam

IV - Dùng cây thuốc nam chữa bệnh trĩ cần lưu ý điều gì?

Khi dùng cây thuốc nam để chữa bệnh trĩ, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Thuốc nam chỉ có hiệu quả khi trĩ ở giai đoạn nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng hay viêm nhiễm nặng.
  • Cần chú ý làm sạch các nguyên liệu trước khi sử dụng để tránh những vi khuẩn hoặc bụi bẩn vẫn còn bám lại trên dược liệu, làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.
  • Đa số những cây thuốc nam đều phát huy tác dụng chậm. Để thấy được sự hiệu quả, người bệnh cần kiên trì sử dụng.
  • Không nên lạm dụng thuốc nam, đồng thời tránh việc dùng chung với thuốc bắc kẻo gây xung khắc.
  • Hiệu quả của những bài thuốc nam trong mỗi trường hợp có thể khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Thực hiện các biện pháp pháp phòng bệnh trĩ tại nhà, để tránh biến chứng hoặc bệnh nghiêm trọng hơn.

Trên đây là 12 cây thuốc nam thường được dân gian dùng để chữa bệnh trĩ hiệu quả. Hy vọng, sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết thêm nhiều cách để đẩy lùi bệnh trĩ.

12 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả, an toàn tại nhà

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

22-11-2024 16:40

Bạn đang gặp phải tình trạng da nhờn, lỗ chân lông to gây tự ti khi giao tiếp? Đây là vấn đề khá phổ biến và có thể được cải thiện đáng kể với một chế độ chăm sóc da phù hợp.

Nổi bật trang chủ
Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp
22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng...trên khắp cả nước.

Đọc thêm
4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

22 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số một ở vòng loại Asian Cup 2027.

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

22 Tháng 11, 2024

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav...

Lặng thầm vun vén cho học trò

Lặng thầm vun vén cho học trò

22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học...

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

22 Tháng 11, 2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khánh thành, miễn phí vé vào cửa trong những ngày qua đã thu hút lượng lớn người...

0.87543 sec| 2311.531 kb