Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?
MỤC LỤC Viêm nhiễm phụ khoa là gì? Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không? Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa |
Viêm nhiễm phụ khoa là gì?
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan sinh dục nữ, bao gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng… Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, nấm, trùng roi, virus hoặc do mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo.
Các bệnh viêm phụ khoa thường gặp nhất bao gồm:
- Viêm âm hộ – âm đạo: Phổ biến nhất, thường do vi khuẩn (viêm âm đạo do vi khuẩn), nấm men (thường là Candida), hoặc trùng roi (Trichomonas).
- Viêm cổ tử cung: Viêm nhiễm ở cổ tử cung, có thể do vi khuẩn (như Chlamydia, lậu) hoặc virus (HPV).
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: thường xảy ra do viêm cổ tử cung kéo dài không điều trị dứt điểm, rối loạn nội tiết.
- Viêm phần phụ: Là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan sinh sản phía trên gây ra tình trạng đau bụng dưới dữ dội, sốt, mệt mỏi ra dịch âm đạo bất thường.
- Viêm vùng chậu: Do viêm nhiễm từ âm đạo, cổ tử cung lan lên tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
Triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?
Viêm nhiễm phụ khoa rất khó hoặc không thể tự khỏi nếu không được thăm khám sớm và điều trị đúng cách.
Nguyên nhân khiến viêm nhiễm phụ khoa khó hoặc không thể tự khỏi:
- Tác nhân gây bệnh: Viêm nhiễm phụ khoa thường do các tác nhân gây bệnh cụ thể. Nếu không loại bỏ được tác nhân này, tình trạng viêm sẽ không chấm dứt mà có thể tiến triển nặng hơn.
- Môi trường vùng kín: Môi trường âm đạo rất nhạy cảm và dễ bị mất cân bằng độ pH. Khi bị viêm nhiễm, sự cân bằng này bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm có hại phát triển mạnh mẽ hơn.
- Tiến triển của bệnh: Viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể lan rộng sang các bộ phận khác trong hệ thống sinh sản, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và cần dựa trên việc xác định chính xác nguyên nhân.
Nguyên tắc điều trị
Xác định đúng tác nhân gây bệnh: Điều trị phải nhắm vào nguyên nhân cụ thể.
Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tác nhân gây bệnh và mức độ nhiễm trùng.
Điều trị đồng thời cho bạn tình (nếu cần thiết): Đặc biệt với các bệnh lây truyền qua đường tình dục để tránh tái nhiễm.
Vệ sinh và chăm sóc đúng cách trong quá trình điều trị.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo bệnh đã khỏi hoàn toàn và không có biến chứng.
Điều trị nguyên nhân
Thuốc đặt âm đạo: Kháng nấm, kháng khuẩn, chống viêm (như Polygynax, Canesten, Neo-Tergynan…)
Thuốc uống: Kháng sinh, kháng nấm, kháng virus tùy tác nhân gây bệnh.
Thuốc bôi ngoài: Khi có viêm đỏ, ngứa rát ngoài âm hộ.
Chăm sóc và vệ sinh đúng cách
Giữ vùng kín sạch, khô thoáng, rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ tự nhiên, lành tính, với thành phần dịu nhẹ, không chứa xà phòng hay chất kích ứng.
Không thụt rửa âm đạo vì dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh.
Mặc quần lót cotton, thay quần lót hằng ngày.
Kiêng quan hệ tình dục đến khi khỏi hẳn.
Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng
Ăn uống đủ chất, bổ sung rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng.
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc.
Giảm căng thẳng, stress để tránh làm bệnh nặng thêm.
Phòng ngừa tái phát
Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Giữ vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh 3–4 giờ/lần.
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su.
Không dùng chung đồ lót, khăn tắm.
Tóm lại, viêm nhiễm phụ khoa không thể tự khỏi, việc thăm khám và điều trị sớm là điều quan trọng để điều trị bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Làm sạch nhẹ nhàng, an toàn, mềm mại Thiên Mai – đã thử là dùng mãi Thành phần |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm