Viêm hành tá tràng có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người
Hiểu rõ về bệnh viêm hành tá tràng
Hành tá tràng là gì?
Tá tràng là một đoạn đầu nối có hình chữ C, là phần đầu tiên của ruột non, nơi nhận thức ăn đã tiêu hóa một phần tự dạ dày và bắt đầu quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Tá tràng là đoạn ngắn nhất của ruột, dài từ 23-28 cm. Theo giải phẫu và chức năng, tá tràng được chia thành bốn đoạn: tá tràng trên (hành tá tràng), tá tràng xuống, tá tràng ngang và tá tràng lên.
- Tá tràng trên (hành tá tràng): điểm tiếp nối với môn vị dạ dày
- Tá tràng xuống: gắn với tụy, có nhú tá lớn và nhú tá bé và là nơi dịch tụy và dịch mật đổ về
- Tá tràng ngang: chạy từ trái sang phải, được tính từ động mạch chủ bụng đến tĩnh mạch chủ dưới
- Tá tràng lên: phần chạy dọc bên trái cột sống dính với mặt sau của thành bụng thông qua dây chằng Treitz – được coi như ranh giới phân biệt đường tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới.
Hành tá tràng hay còn gọi là tá tràng trên, chiếm khoảng 2/3 tá tràng và nằm ngay sau môn vị dạ dày. Do có hình dạng phình to như củ hành tây nên được gọi là hành tá tràng. Đây là vị trí gần nhất với dạ dày. Hành tá tràng nằm sau gan, túi mật và cao hơn đầu tụy. Vị trí này rất dễ bị tổn thương, viêm loét.
Hành tá tràng cũng là một phần của tá tràng nên có cấu tạo tương tự với tá tràng, bao gồm 5 lớp: Lớp thanh mạc; Lớp dưới thanh mạc; Lớp cơ; Lớp dưới niêm mạc; Lớp niêm mạc. Lớp niêm mạc này sẽ tiết ra nhiều men để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt ở thành niêm mạc tá tràng xuống gắn với tụy.
Đoạn trên của tá tràng được gọi là hành tá tràng
Vai trò của hành tá tràng
Do nằm ở vị trí cầu nối giữa dạ dày và ruột non nên vai trò chính của tá tràng là trung chuyển thức ăn giữa 2 bộ phận này.
Ngoài ra, tá tràng còn làm nhiệm vụ trung hòa axit của dịch mật và tụy trước khi nó xuống hỗng tràng và hồi tràng của ruột non. Dịch tụy và dịch mật sẽ cùng với dịch ruột chuyển đổi phần lớn các chất trong thức ăn thành dinh dưỡng. Ruột non sẽ hấp thụ và đưa chúng theo đường tĩnh mạch chủ đến gan lọc bỏ chất độc hại. Sau đó, chúng tiếp tục theo đường tĩnh mạch chủ đến tim. Tim sẽ bơm máu chứa chất dinh dưỡng nuôi sống toàn bộ cơ thể.
Hành tá tràng là đoạn đầu tiên của tá tràng nên sẽ chịu áp lực lớn từ các dịch tiêu hóa này, từ đó hay gặp phải các tình trạng viêm loét hành tá tràng. Viêm loét hành tá tràng tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không biết cách điều trị sẽ dẫn đến xuất huyết tá tràng, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sự vận chuyển thức ăn trong cả ống tiêu hóa bao gồm các bệnh lý về dạ dày và đường ruột.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét hành tá tràng
Tình trạng viêm hành tá tràng có thể xuất hiện tại bất cứ độ tuổi nào với bất kỳ ai. Nguyên nhân gây viêm loét hành tá tràng chủ yếu là do:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không hợp lý
- Dùng nhiều chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá… Đây là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
- Ăn nhiều chất béo, thức ăn cay chua, quá nóng
- Chế độ ăn kiêng thiếu dinh dưỡng, ăn không đều, ăn ít
- Ăn nhanh và ăn vội, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ, ăn quá khuya, ăn sai bữa, lúc ăn quá no lúc lại nhịn đói quá lâu…
- Do nhiễm vi khuẩn HP dạ dày gây ra các vết loét ở hành tá tràng
- Dùng nhiều loại thuốc Tây và các loại hóa chất gây hại cho dạ dày như: thuốc chống viêm, các loại thuốc giảm đau, corticoid…
Dấu hiệu viêm loét hang vị hành tá tràng
Những triệu chứng khi bị viêm hành tá tràng cũng tương tự như viêm loét dạ dày. Vây, viêm hành tá tràng là gì? Người bệnh viêm hành tá tràng thường xuất hiện một số triệu chứng như sau:
- Chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, cảm giác no, chán ăn
- Đau lúc đói, ăn sẽ đỡ đau hơn
- Ợ nóng, ợ hợi phần lớn là do khuẩn HP sinh ra khí NH3, CO2
- Buồn nôn hoặc nôn sau ăn
- Tần suất đau bất thường, thời gian đau không cố định
- Những cơn đau vào ban đêm làm cho người bệnh mất ngủ, ngủ chập chờn, giảm cân làm cơ thể gầy yếu.
Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?
Viêm loét hành tá tràng không được điều trị có thể dẫn đến:
- Nhiễm trùng khoang bụng dẫn tới viêm phúc mạc
- Loét hành tá tràng có thể tạo lỗ xuyên qua thủng ruột non khiến người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng khoang bụng dẫn tới viêm phúc mạc.
- Sụt cân, suy nhược cơ thể do loét hành tá tràng chặn đường đi qua thức ăn qua đường tiêu hóa, gây đầy hơi, nôn mửa.
- Chảy máu trong có thể dẫn đến mất máu, đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu rất nguy hiểm.
Chữa viêm loét hành tá tràng bằng cách nào?
Điều trị viêm hành tá tràng bằng thuốc Tây y
Viêm hành tá tràng là bệnh lý dai dẳng, cần được điều trị theo phác đồ cụ thể. Nguyên tắc điều trị theo Tây y là sử dùng thuốc ức chế HCl và loại bỏ những yếu tố tấn công phá hủy niêm mạc để cân bằng yếu tố phá hủy và yếu tố bảo vệ, kết hợp với điều chỉnh lối sống để điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe, bác sĩ có thể lựa chọn những nhóm thuốc sau:
- Nhóm thuốc kháng axit: Dùng trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Người bệnh cũng có thể dùng khi đau nhưng chỉ dùng trung bình 3 lần/ngày.
- Nhóm kháng thụ thể H2: Uống trước khi ăn 30 phút và trung bình 2 lần/ngày. Nếu bệnh nhân có dùng thuốc kháng axit thì 2 loại thuốc phải được uống cách nhau 2 giờ.
- Nhóm ức chế bơm Proton: Dùng trước bữa ăn 15 – 30 phút và trung bình 1 lần/ngày.
- Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc.
Các nhóm thuốc này được dùng phối hợp theo liều lượng cụ thể và cần được tuân thủ tuyệt đối mới mang lại hiệu quả điều trị cao.
Dùng thuốc Tây chữa viêm hành tá tràng cần tuân thủ phác đồ điều trị
Điều trị viêm hành tá tràng bằng thuốc Đông y
Nếu như thuốc Tây y thường giúp cải thiện nhanh các triệu chứng nhưng lại đi kèm với một số tác dụng phụ thì thuốc Đông y lại mang đến hiệu quả lâu bền và lành tính hơn. Chính vì vậy xu hướng mới gần đây là lựa chọn thuốc Đông y trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, trong đó có viêm hành tá tràng.
Theo quan điểm Đông y, các chứng bệnh liên quan đến tỳ vị (dạ dày) là do chứng nghịch khí hình thành, nên thuốc Đông y thường giúp khí lưu thông, đồng thời giúp trung hòa dịch vị acid, giảm tình trạng viêm loét và cảm giác đau do viêm hành tá tràng gây ra.
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp chữa bệnh dạ dày, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, với cơ chế hành khí (giúp khí lưu thông), hòa vị (giúp trung hòa dịch vị), tán hàn (giúp tiêu cái lạnh), chỉ thống (giảm đau).
Bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh viêm hành tá tràng có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bên cạnh việc dùng thuốc, để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cũng nên lưu ý chế độ ăn uống. Viêm loét hành tá tràng nên ăn gì? Nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Nên thêm những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày: cơm, bánh mì, canh, soup, nước dừa, sữa chua, chuối, nước ép táo, gừng, nghệ, mật ong, trà thảo dược…
THUỐC DẠ DÀY NHẤT NHẤTNguồn gốc thảo dược
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm