Giải đáp thắc mắc "Viêm đại tràng nên uống thuốc gì?"
Bệnh viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng sưng tấy của niêm mạc ruột già, thường được gọi là ruột kết. Khi đại tràng sưng viêm, thường kèm theo đau bụng, tiêu chảy, muốn đại tiện gấp, đi tiêu nhiều lần, đôi khi tiêu chảy ra nước, sốt hoặc phân có máu.
Viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra. Do vậy, viêm đại tràng nên uống thuốc gì tùy thuộc vào thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
Dưới đây là một số thể viêm đại tràng thường gặp nhất. Xác định đúng tình trạng sẽ giúp ích cho việc điều trị.
Viêm đại tràng do nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm đại tràng, đặc biệt là nhiễm trùng do vi khuẩn hay vi rút, chẳng hạn như cytomegalovirus, hoặc ký sinh trùng, chẳng hạn như amip (Entamoeba histolytica). Bệnh lỵ amip (tiêu chảy ra nước) là nguyên nhân chính gây tử vong ở các nước đang phát triển.
Bệnh viêm ruột (IBD)
Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều được gọi là bệnh viêm ruột (IBD), là tình trạng các mô ruột kết và trực tràng bị sưng viêm tái phát nhiều lần. Các triệu chứng của viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là tiêu chảy kéo dàu, đau bụng và sụt cân. Cả hai bệnh này đều có thể được kiểm soát bằng thuốc và thay đổi lối sống.
Viêm đại tràng vi thể
Cả viêm đại tràng tế bào lympho và viêm đại tràng collagenous đều liên quan đến những thay đổi vi thể đối với niêm mạc ruột kết, vì vậy chúng được gọi là viêm đại tràng vi thể. Bệnh có nguyên nhân từ các rối loạn chuyển hóa hoặc tự miễn dịch như bệnh celiac, bệnh vẩy nến, bệnh tiểu đường loại 1 và rối loạn tuyến giáp.
Viêm đại tràng vi thể không nhận biết được qua hình ảnh nội soi thông thường
Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ
Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ giống như một cơn đột quỵ ảnh hưởng đến ruột. Nó là kết quả của chấn thương các mô ruột kết do thiếu lưu lượng máu, thường là do đau tim, suy tim sung huyết, tích tụ mảng bám hoặc cục máu đông. Viêm, lở loét và chảy máu là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ.
Viêm đại tràng do bức xạ
Viêm đại tràng có thể do tiếp xúc với bức xạ, phổ biến nhất là do xạ trị ung thư. Tuy nhiên, các thủ thuật y tế như chụp X-quang hoặc chụp CT cũng có thể gây kích ứng các mô ruột kết. Viêm đại tràng bức xạ có triệu chứng là tiêu chảy, đau thắt bụng, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng chỉ là tạm thời và thường biến mất sau vài tuần.
Tuy nhiên, viêm đại tràng bức xạ mạn tính có thể xảy ra vài tháng đến nhiều năm sau khi xạ trị. Đây là một biến chứng tiến triển và nghiêm trọng của xạ trị.
Viêm đại tràng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
1. Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Tây
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp điều trị viêm đại tràng nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số loại thuốc thường được sử dụng cho các thể bệnh viêm đại tràng như sau:
Thuốc chống tiêu chảy
Thuốc chống tiêu chảy làm giảm lượng nước và chất điện giải do các mô ruột đưa vào ruột kết (bismuth subsalicylate) hoặc làm chậm quá trình di chuyển qua ruột kết của các chất thải (loperamide). Cả hai phương pháp đều làm khô phân và làm tăng khối lượng phân.
Loperamide là loại thuốc trị tiêu chảy dùng trong viêm đại tràng
Chất chống viêm
Thuốc được lựa chọn để giảm sưng trong các mô ruột kết là aminosalicylat, thường là sulfasalazine hoặc mesalamine. Những loại thuốc này ngăn chặn cơ thể sản xuất các chất gây viêm và do đó giúp làm giảm các triệu chứng viêm đại tràng. Đây là liệu pháp thường được chỉ định để điều trị bệnh viêm ruột, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, viêm đại tràng bức xạ và viêm đại tràng vi thể.
Corticosteroid
Corticosteroid là loại thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn để giảm viêm nhanh và làm thuyên giảm các đợt bùng phát của bệnh viêm ruột, viêm đại tràng vi thể hoặc viêm đại tràng do bức xạ. Hầu hết bệnh nhân sẽ được dùng corticosteroid đường uống, nhưng steroid cũng có thể được cung cấp dưới dạng thuốc đạn, bọt đặt trực tràng hoặc thuốc xổ. Prednisone và budesonide là những loại thuốc được lựa chọn.
Corticoid gây nhiều tác dụng phụ khi dùng kéo dài
Thuốc điều hòa miễn dịch và liệu pháp miễn dịch
Cả bệnh viêm ruột và viêm đại tràng vi thể đều có thể là những tình trạng mạn tính với những đợt bùng phát lặp đi lặp lại. Trong những vấn đề này, viêm đại tràng là do các chất được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Khi các loại thuốc chống viêm hoặc corticosteroid không phát huy tác dụng, các bác sĩ sẽ chuyển sang dùng các loại thuốc làm ngừng hoạt động một phần hệ thống miễn dịch, được gọi là thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc điều hòa miễn dịch.
2. Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Đông y
Hầu hết người bệnh đều quan tâm viêm đại tràng uống gì an toàn và không gây tác dụng phụ lâu dài, nên ngoài việc tham khảo thuốc Tây y, cũng có xu hướng sử dụng thuốc Đông y.
Tây y làm giảm triệu chứng nhanh nhưng hầu hết các loại thuốc dùng kéo dài đều gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Thuốc chống tiêu chảy có thể gây táo bón, trong khi steroid có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng.
Kết hợp cả Tây y và Đông y trong điều trị viêm đại tràng sẽ phần nào giảm dần thuốc Tây, giảm những tác dụng phụ không mong muốn này. Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm, nhưng bền vững, kéo dài và ngăn ngừa, hạn chế bệnh tái phát.
Viêm đại tràng theo quan điểm của Đông y được xếp vào các chứng tiết tả, kiết lỵ, hưu tức lỵ. Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc điều trị viêm đại tràng an toàn và hiệu quả, không chỉ tập trung cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ kiểm soát căn nguyên và bồi bổ sức khỏe. Bài thuốc hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống là một ví dụ.
Bài thuốc này đã được chuyển giao, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Người bệnh viêm đại tràng có thể tham khảo dùng thuốc kết hợp với lối sống và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để sớm cải thiện bệnh và ngăn ngừa tái phát.
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năngTrị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống… Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm