Viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Viêm dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở nước ta và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân thực sự, triệu chứng nhận biết sớm cùng phương án điều trị hiệu quả căn bệnh này.

I - Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị bào mòn dần dần. Chúng tổn thương, hình thành nên các vết viêm loét.

Nhiều người bị viêm dạ dày vẫn thường chủ quan, thờ ơ không biết biến chứng nguy hiểm thực sự của bệnh. Viêm dạ dày nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến viêm loét sâu hơn, bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Nặng nhất có thể gây ra xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày…

Bệnh viêm dạ dày có thể gặp ở nhiều độ tuổi, đặc biệt những người cao tuổi là đối tượng cần lưu ý hơn cả.

bệnh viêm dạ dày

II - Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng, dễ thấy. nhất là khi người bệnh bị viêm do vi khuẩn gây ra.

Tuy nhiên những dấu hiệu, triệu chứng sau vẫn có thể giúp các bạn nhận ra khả năng cao bản thân đã bị mắc bệnh:

  • Biểu hiện rõ nhất là những cơn đau ở vùng thượng vị (phần bụng nằm ở khu vực dưới xương sườn). Các cơn đau này thường âm ỉ hoặc có thể kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ. Chúng thường xuất hiện lúc đói hoặc vào ban đêm.
  • Cảm giác nôn nao, buồn nôn khó chịu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát vùng thượng vị.
  • Đường tiêu hóa của người bệnh không ổn định, lúc thì ỉa chảy, khi thì táo bón rất khó chịu, phiền toái.
  • Ăn uống không ngon, không ăn được nhiều. Người bệnh thường có cảm giác đầy trướng bụng; có cảm giác nóng rát, thức ăn trào lên phía cổ họng vô cùng khó chịu.
  • Những cơn đau dạ dày vào ban đêm thường gây mất ngủ, chập chờn.
  • Ngoài những dấu hiệu cơ bản kể trên, người bệnh cũng gặp một số những khó khăn trong quá trình hô hấp.

Tùy theo từng thể trạng, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi cá nhân sẽ có những dấu hiệu khác nhau, ít nhiều chuyển biến theo thời gian. Người bệnh cần nhanh chóng phát hiện sớm triệu chứng để có phương án chữa trị hiệu quả, kịp thời.

triệu chứng bệnh viêm dạ dày

III - Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày khá đa dạng, trong đó bao gồm cả yếu tố cơ địa, bệnh lý, thói quen sinh hoạt, ăn uống của người bệnh. Trong đó chúng ta có thể kể đến những nguyên nhân sau đây.

1. Nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày mà hầu như mọi người đều bị nhiễm.

Loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dày gây ra những tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến viêm dạ dày cũng như một loạt các bệnh lý về tiêu hóa khác.

2. Uống nhiều rượu bia

Rượu bia, thuốc lá cùng nhiều đồ uống có cồn khác gây ra sự kích ứng, tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Chúng cũng làm tăng dịch tiết axit làm tổn thương lớp niêm mạc dẫn tới hiện tượng viêm loét, ợ hơi, ợ chua, tăng tiết axit gây viêm loét dạ dày.

Những người uống rượu bia nhiều thường hay gặp phải những căn bệnh về dạ dày. Còn đối với những người đã sẵn có bệnh lý về dạ dày thì việc uống nhiều bia rượu sẽ càng làm cho bệnh nặng thêm.

3. Căng thẳng quá độ

Theo y học, hệ thống đường tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột. Vì vậy mà khi chúng ta gặp căng thẳng, stress cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày.

Stress có thể gây ra sự tăng tiết axit trong dạ dày, gây chứng đầy chướng khó tiêu. ợ hơi, ợ chua, người mệt mỏi…

Căng thẳng, stress không chỉ là “thủ phạm” gây nên bệnh viêm dạ dày mà còn khiến cho hệ tiêu hóa gặp phải các vấn đề khác như viêm đại tràng, trào ngược dạ dày - thực quản, hội chứng ruột kích thích.

4. Ảnh hưởng của tuổi tác

Viêm dạ dày được coi như một căn bệnh “quốc dân”, nhưng thường gặp nhiều hơn ở những người trong độ tuổi trung niên, cao tuổi.

Trên thực tế, bệnh viêm dạ dày cũng đang có xu hướng trẻ hóa do chế độ ăn uống, lối sống chưa khoa học: ăn nhanh, bỏ bữa, stress, căng thẳng; uống nhiều bia rượu, ăn uống không hợp vệ sinh.

5. Ảnh hưởng từ thuốc

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm dạ dày. Việc dùng nhiều thuốc tân dược, kháng sinh để giảm đau, điều trị bệnh có thể gây ra phụ ảnh hưởng đến dạ dày.

Để tránh tính trạng này chúng ta nên chú ý nghe theo sự tư vấn, kê toa của bác sĩ và không nên lạm dụng nhiều tránh hệ lụy xấu cho sức khỏe.

IV - Chẩn đoán chứng viêm dạ dày như thế nào?

Rất nhiều người bệnh thường bị nhầm lẫn các triệu chứng viêm dạ dày với các rối loạn tiêu hóa thông thường.

Tuy nhiên chúng ta không được chủ quan, thờ ơ; ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cơ bản kéo dài trong thời gian trên 1 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Từ đó có phương án điều trị phù hợp.

Trước tiên các bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh, triệu chứng liên quan, mức độ cơn đau như thế nào… sau đó sẽ tiến hành các bước chẩn đoán để mang đến kết quả chính xác nhất.

  • Nội soi để xác định, đánh giá chính xác mức độ viêm nhiễm dạ dày. Trong quá trình đó, bác sĩ cũng sẽ test HP để biết mức độ viêm nhiễm.
  • Chụp X quang tiêu hóa để đánh giá mức độ tổn thương các vết loét dạ dày cũng như các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa khác.
  • Người bệnh cũng sẽ được xét nghiệm máu, phân, hơi thở, nước bọt để đánh giá chính xác tình trạng thiếu máu, hồng cầu và nồng độ các enzym tại vị trí niêm mạc dạ dày, sự tồn tại của vi khuẩn HP.

V - Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Ở Việt Nam, viêm dạ dày khá phổ biến, tuy nhiên vẫn rất nhiều người chủ quan, thờ ơ, không chữa trị cẩn thận dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

1. Hẹp môn vị dạ dày

Môn vị nằm ở phía cuối của dạ dày, tiếp giáp gần với đại tràng. Trường hợp bị viêm dạ dày đã lâu, môn vị sẽ bị xơ hóa, chức năng bị suy giảm ảnh hưởng đến việc đẩy thức ăn xuống ống tiêu hóa.

Đây là biến chứng xảy ra khá phổ biến với những triệu chứng vô cùng khó chịu:

  • Các cơn đau bụng dồn dập và kéo dài, thường bị đau vùng trên rốn.
  • Bụng đầy chướng, có cảm giác buồn nôn. Sau khi nôn xong sẽ đỡ hơn.
  • Cảm giác người mệt mỏi, lờ đờ, không còn sức lực. Người gầy sút, da nhăn.

2. Thủng dạ dày

Viêm dạ dày không được chữa khỏi sớm và dứt điểm có thể dẫn đến thủng dạ dày.

Khi những ổ viêm loét vượt qua lớp màng bảo vệ bên ngoài của dạ dày khiến cho dịch tiêu hóa tràn vào bên trong ổ bụng làm hoại tử các cơ quan khác. Không cấp cứu kịp thời có thể nguy đến tính mạng.

Một số dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Người bệnh sẽ thấy có những cơn đau ở vùng thượng vị dạ dày đột ngột, dữ dội, rất khó kiểm soát được. Sau đó cơn đau có xu hướng lan rộng ra các vùng khác như bụng, ngực, vai kéo dài liên tục.
  • Người bệnh mệt mỏi, chân tay lạnh, cảm giác không đủ sức, choáng, da xanh xao.

viêm dạ dày có nguy hiểm không

3. Xuất huyết tiêu hóa

Là tình trạng máu chảy vào ống tiêu hóa, người bệnh sẽ bị nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu.

Cùng tùy theo mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày mà xuất huyết xảy ra ở mức độ nhẹ, nặng.

4. Ung thư dạ dày

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh viêm dạ dày. Chúng ta có thể phát hiện rõ ràng bệnh thông qua những dấu hiệu sau đây:

  • Thường xuyên đầy chướng bụng, ăn uống không tiêu, ợ nóng, ợ hơi.
  • Các cơn đau dạ dày xuất hiện nhiều lần.
  • Càng ngày càng chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Sụt cân không rõ được nguyên nhân, đi ngoài phân\ xấu, thậm chí lẫn máu.
  • Việc điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng chính là sự tiến triển của bệnh ở mỗi giai đoạn. Một số phương pháp điều trị phổ biến được dùng hiện nay là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…

VI - Điều trị bệnh viêm dạ dày như thế nào?

Viêm dạ dày sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần nếu không có cách điều trị hiệu quả, triệt để. Điều trị bệnh cần loại bỏ đi các nguyên nhân gây bệnh.

Thông thường phổ biến sẽ được điều trị nội khoa, thay đổi lối sống cũng như các phương pháp điều trị tại nhà.

1. Điều trị nội khoa

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh mỗi cá nhân sẽ có phác đồ điều trị riêng. Những loại thuốc phổ biến trong điều trị , gồm có:

1.1. Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP

Sau khi xác định trong hệ tiêu hóa có vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, có thể phối hợp nhiều loại cùng một lúc để diệt vi khuẩn.

Thời gian điều trị thường từ 1 - 2 tuần, một số loại được dùng phổ biến như: Clarithromycin, Amoxicillin, Levofloxacin.

1.2. Thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày

Một số nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày phổ biến: nhóm thuốc Antacid, nhôm hydroxyd, magie hydroxyd giúp giảm nhanh chóng cơn đau dạ dày.

1.3. Thuốc chẹn histamin H2

Những loại thuốc này thường có tác dụng làm giảm đáng kể lượng axit có trong đường tiêu hóa. Đồng thời nhóm thuốc này có tác dụng đẩy lùi các cơn đau do viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.

chữa bệnh viêm dạ dày

2. Thay đổi lối sống và các biện pháp tại nhà

Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học, điều độ đồng thời làm việc có chừng mực.

  • Chia bữa ăn hằng ngày thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 4 - 5 bữa để dạ dày sẽ luôn có thức ăn để trung hòa dịch vị. Mỗi bữa nên ăn ít để dạ dày tiêu hóa cho tốt, đỡ bị quá tải.
  • Trong thực đơn nên hạn chế một cách tối đa những loại thực phẩm gây kích ứng tới niêm mạc dạ dày. Nhất là những loại thực phẩm cay, chua như tỏi, ớt, giấm…
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn vì chúng có thể gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
  • Chú ý đến các loại thuốc đang dùng, một số loại thuốc có nguy cơ cao làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

VII - Những lưu ý để phòng tránh bệnh viêm dạ dày

Viêm loét dạ dày đã trở thành cơn ác mộng đối với rất nhiều người. Căn bệnh không chỉ gây hạn chế trong công việc, sinh hoạt thường ngày mà còn là nỗi đe dọa thường trực khi tái phát nhiều lần.

Đối với viêm dạ dày cũng như các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa khác, hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nhất là sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn HP.

  • Hạn chế việc ăn, uống chung bát đũa với người khác.
  • Trước khi ăn nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
  • Ăn thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn, không ăn đồ tươi sống, thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc.

Viêm dạ dày rất phổ biến nhưng nhiều người lại thường chủ quan khiến bệnh tình ngày càng nặng thêm. Chúng ta cần nhận biết sớm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả để tránh bệnh nặng hơn hoặc tái phát trở lại.

thông tin tư vấn

Viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da nhạy cảm dễ nổi mụn: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Da nhạy cảm dễ nổi mụn: Nguyên nhân và cách chăm sóc

24-01-2025 11:59

Da nhạy cảm dễ nổi mụn là một thách thức không nhỏ trong việc chăm sóc da. Làn da này không chỉ dễ bị kích ứng mà còn phải đối mặt với các vấn đề về mụn, khiến việc điều trị trở nên phức tạp.

Nổi bật trang chủ
Cân bằng trắc nghiệm, tự luận
24 Tháng 01, 2025

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng, tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Đọc thêm
Thái Bình chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10

Thái Bình chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10

24 Tháng 01, 2025

Sở GD&ĐT Thái Bình vừa có thông báo môn thi thứ 3 Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026.

Ông Trump gửi cảnh báo đáng sợ tới ông Biden ngay sau khi nhậm chức

Ông Trump gửi cảnh báo đáng sợ tới ông Biden ngay sau khi nhậm chức

24 Tháng 01, 2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm vừa đưa ra cảnh báo "nóng" với người tiền nhiệm Joe Biden trong cuộc phỏng vấn đầu...

Bắt giam 3 thanh niên đánh nam ‘shipper’ tử vong ở Đà Nẵng

Bắt giam 3 thanh niên đánh nam ‘shipper’ tử vong ở Đà Nẵng

24 Tháng 01, 2025

Công an huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) vừa khởi tố, bắt giữ 3 bị can liên quan vụ đánh nam "shipper" tử vong.

Tuyển Việt Nam đón tin vui lớn trước Tết Nguyên Đán

Tuyển Việt Nam đón tin vui lớn trước Tết Nguyên Đán

23 Tháng 01, 2025

Đội tuyển Việt Nam thăng tiến mạnh mẽ trên bảng xếp hạng thế giới trước Tết Nguyên Đán.

"Nét Việt Nam" – hành trình Gen Z về làng có gì đặc biệt?

23 Tháng 01, 2025

Dự án "Nét Việt Nam" Hành trình Gen Z về làng vừa được ra mắt, đánh dấu một nỗ lực của thế hệ trẻ...

0.70108 sec| 2287.523 kb