Vết thương sạch là gì? Có gì đặc biệt
MỤC LỤC
Vết thương và phân loại vết thương
Vết thương sạch là gì?
Chăm sóc vết thương sạch đúng cách
Làm lành vết thương sạch với kem bôi da thảo dược
Vết thương và phân loại vết thương
Vết thương được định nghĩa là bất kỳ sự gián đoạn hoặc tổn thương nào đối với mô sống, chẳng hạn như da, niêm mạc hoặc các cơ quan. Nó có thể là kết quả đột ngột gây ra bởi một chấn thương ngoài da, sau phẫu thuật, do tai nạn.
Vết thương mãn tính thường là kết quả của các bệnh lý như tiểu đường, ung thư, bệnh miễn dịch...
Phân loại vết thương
Có nhiều cách phân loại vết thương khác nhau, như theo nguyên nhân, vị trí, loại chấn thương hoặc dựa trên biểu hiện các triệu chứng, độ sâu vết thương hoặc phân loại dựa trên đặc điểm tiến triển của vết thương.
Vết thương được phân thành 2 nhóm chính dựa vào đặc điểm tiến triển vết thương: Vết thương cấp tính và vết thương mãn tính.
Vết thương cấp tính: là những vết rạch hoặc chấn thương xảy ra đột ngột và tiến triển qua các giai đoạn lành như mong đợi. Vết thương cấp tính bao gồm: vết thương hở, vết thương kín hoặc gãy xương.
Vết thương mãn tính: là những vết thương mãi không lành, lâu lành hoặc lành rồi lại tái lại, thời gian có thể kéo dài trên 6 tháng. Vết thương mãn tính thường đi kèm với triệu chứng nhiễm trùng và hoại tử da. Nó thường đi kèm với các tình trạng bệnh lý: đái tháo đường, suy tĩnh mạch/động mạch, bệnh miễn dịch hoặc loét do tỳ đè ở người bất động lâu ngày.
Vết thương vô trùng
Hệ thống phân loại vết thương phẫu thuật của Mỹ được sử dụng trong phân loại vô trùng vết thương, đặc biệt là vết thương sau phẫu thuật.
Theo hệ thống phân loại này, có bốn loại vết thương với nguy cơ nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật khác nhau là: vết thương sạch, vết thương sạch-nhiễm bẩn, vết thương nhiễm trùng, bẩn/nhiễm trùng.
Vết thương sạch là gì?
Vết thương sạch là dạng vết thương dễ chăm sóc, không có biểu hiện viêm (không có dịch rỉ viêm), làm lành nhanh và thường ít gây sẹo.
Vị trí tổn thương thường không nằm trong vùng của hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu, không có ống dẫn lưu.
Đặc điểm vết thương sạch
Vết thương sạch thường có quá trình điều trị tiến triển tốt, không có mủ hay chảy dịch.
Nếu vết thương cũ thì tổ chức hạt đang phát triển tốt.
Vết thương có khâu: mép vết thương phải phẳng, các chân chỉ không có dấu hiệu bị sưng hay đỏ.
Vết thương không khâu: miệng vết thương không có dấu hiệu sưng tấy hoặc đang trong quá trình lên da non.
Vết thương sạch là vết thương đang lành theo đúng quá trình
Chăm sóc vết thương sạch đúng cách
Việc xác định tình trạng vết thương và chăm sóc vết thương đúng cách là điều quan trọng giúp làm lành vết thương cũng như ngăn ngừa hình thành sẹo.
Quy trình để chăm sóc vết thương trải qua các bước:
Nhẹ nhàng tháo băng cũ ra khỏi vết thương để có thể quan sát và xử lý vết thương dễ dàng.
Loại bỏ băng gạc cũ: sau khi tháo toàn bộ phần băng cũ khỏi vết thương, loại bỏ vào thùng rác.
Vệ sinh và dưỡng ẩm vết thương: thấm khô dịch vết thương bằng một miếng bông sạch. Sau đó vệ sinh vết thương và vùng da xung quanh bằng dung dịch sát trùng hoặc cồn y tế. Tiếp theo, có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da để giúp vết thương lành lại nhanh chóng và ít để lại sẹo.
Băng mới vết thương: sử dụng một miếng băng mới để băng lại vết thương, kiểm tra lại vết thương sau băng.
Thời gian thay băng vết thương
Lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương sạch
Điều quan trọng nhất là tránh nhiễm trùng vết thương vì vết thương sạch là điều kiện lý tưởng để lành nhanh.
Rửa sạch tay với xà phòng trước và sau khi thực hiện thao tác thay băng vết thương.
Cần thao tác nhẹ nhàng và tránh gây đau đớn cho người bệnh.
Vết thương cần đảm bảo được vệ sinh kỹ, loại bỏ dịch và hoàn toàn khô ráo trước khi băng trở lại.
Lựa chọn loại băng có kích thước và đặc điểm phù hợp với vết thương.
Nếu vết thương đã đóng vảy, có thể cân nhắc việc không cần thay băng mới nữa.
Tuyệt đối không bóc vảy vết thương đang lên da non.
Sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng để bảo vệ phần da đang tái tạo.
Việc để hở vết thương giúp vết thương luôn khô ráo, thoáng khí, loại bỏ điều kiện sinh sôi của vi khuẩn và mủ.
Nếu vết thương được chăm sóc tại nhà, điều quan trọng là tuân thủ chỉ định và thăm khám lại theo lịch hẹn.
Trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng hoặc vết thương nặng hơn, cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng rất quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương trên da. Nên ăn nhiều trái cây giúp cung cấp vitamin thúc đẩy tổng hợp collagen và tái tạo da.
Không ăn những đồ ăn có thể ảnh hưởng tới vết thương như đồ nếp, hải sản, đồ tanh, thịt gà...
Làm lành vết thương sạch với kem bôi da thảo dược
Các loại kem bôi vết thương có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng cường tốc độ làm lành vết thương.
Thông thường thành phần thảo dược được ưa chuộng bởi hiệu quả cao và đặc tính an toàn, không gây kích ứng da.
Bạn nên chọn kem bôi da thảo dược có chứa các nguyên liệu quen thuộc được sử dụng trong các sản phẩm da liễu như nghệ vàng, kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, sáp ong… có tác dụng chính thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Kem phù hợp sử dụng cho các tình trạng vết thương, vết bỏng mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm cả vết thương sạch và vết thương nhiễm trùng.
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được.
KEM NHẤT NHẤT Thành phần: Chống chỉ định: Người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của kem. Cảnh báo và thận trọng: - Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Quy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 5g; Hộp 1 tuýp x 10g |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm