Vắc-xin Covid-19 dạng xịt mũi bảo vệ cơ thể thế nào?

Vắc-xin Covid-19 dạng xịt mũi bảo vệ cơ thể thế nào?
Viện Pasteur Nha Trang vừa thông báo tuyển tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc-xin Covid-19 dạng xịt mũi dùng véc-tơ virus cúm. Chương trình tuyển tình nguyện viên diễn ra từ nay đến 30/4/2022.

Vắc-xin Covid-19 dạng xịt mũi bảo vệ cơ thể thế nào?
Ảnh minh họa.

Đã chứng minh tính an toàn và sinh miễn dịch tốt

Ngày 31/3, bà Trịnh Thị Bích Thủy, Giám đốc Trung tâm Đào tạo - quản lý khoa học - hợp tác quốc tế, Viện Pasteur Nha Trang (đặt tại Khánh Hòa), cho biết đơn vị tiếp tục tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm vắc-xin phòng Covid-19 dạng xịt mũi dùng véc-tơ virus cúm.

Viện Pasteur Nha Trang dự kiến tuyển 3.000 tình nguyện viên từ 18 tuổi trở lên, sinh sống ở hai tỉnh Quảng Nam và Khánh Hòa tham gia giai đoạn III của quá trình nghiên cứu lâm sàng vắc-xin phòng Covid-19 dạng phun sương xịt mũi, dùng véc-tơ virus cúm.

Tình nguyện viên phải đáp ứng thêm các yêu cầu như khỏe mạnh hoặc bệnh nhẹ duy trì ổn định; tiêm liều vắc-xin phòng Covid-19 cuối cùng cách đây ít nhất 3 tháng; chưa từng mắc Covid-19 và sẵn sàng tuân thủ 4 lần thăm khám của nghiên cứu. Chương trình tuyển tình nguyện viên diễn ra từ nay đến hết ngày 30/4/2022. Thời gian tình nguyện viên tham gia thử nghiệm dự kiến kéo dài một năm.

Khi đăng ký, tình nguyện viên sẽ được lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe; sau đó được phun xịt hai liều thử nghiệm vắc-xin phòng Covid-19 vào mũi, mỗi liều cách nhau 14 ngày và theo dõi sức khỏe trong một năm với 4 lần thăm khám định kỳ theo chương trình nghiên cứu. Tình nguyện viên sẽ được hỗ trợ 900.000 đồng/lần thăm khám sức khỏe.

“Các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng I và II của thử nghiệm vắc-xin phòng Covid-19 dạng phun sương xịt mũi dùng véc-tơ virus cúm đã chứng minh tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch tốt. Nghiên cứu đã được xem xét, phê duyệt của cơ quan quản lý các cấp và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học”, bà Thủy cho biết.

PGS.TS Đinh Duy Kháng, Viện Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết, khác với vắc-xin tiêm, vắc-xin xịt mũi sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh tại vị trí xịt thuốc, kích thích sản sinh kháng thể và tế bào lympho trực tiếp trong mũi.

Kháng thể có khả năng tiêu diệt virus ngay khi chúng xâm nhập qua đường mũi bằng cách ngăn chặn virus nhân lên, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi và chữa bệnh.

Vắc-xin xịt mũi còn có thể sản sinh kháng thể và tế bào lympho trong khoang mũi và đường hô hấp. Hiện tượng này không xảy ra đối với vắc-xin tiêm bắp. Khác với vắc-xin tiêm bắp, vắc-xin xịt mũi cung cấp đến hai lớp bảo vệ. Đó là tạo kháng thể và tạo tế bào lympho T và B trong màng nhầy đường hô hấp, từ đó hình thành hàng rào bảo vệ chống nhiễm virus tại khu vực này.

Không tạo được khả năng miễn dịch lâu dài

Theo PGS.TS Đinh Duy Kháng, mũi là cửa ngõ xâm nhập chính của virus SARS-CoV-2. Đó là lý do vì sao các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm bằng cách ngoáy mũi. Ưu điểm của vắc-xin xịt mũi là không sử dụng kim tiêm, do đó nhiều người sẽ không cảm thấy lo lắng khi bị kim đâm vào da thịt.

Vắc-xin xịt mũi đạt được đáp ứng miễn dịch tại chỗ hiệu quả hơn ở mũi để ngăn chặn virus chui vào sâu hơn trong cơ thể.

Triển vọng của loại vắc-xin này là có thể được sử dụng tiện lợi, có thể phòng được các loại virus cúm thông thường, ít phụ. Tuy nhiên, nhiều khả năng vắc-xin này sẽ không thay thế được vắc-xin tiêm thông thường.

Nhược điểm của loại vắc-xin này là tạo phản ứng miễn dịch toàn thân kém hơn và phản ứng miễn dịch không kéo dài như vắc-xin tiêm bắp. Trên thế giới, nhiều nhà khoa học đã nghĩ đến giải pháp kết hợp hai loại vắc-xin tiêm bắp và xịt mũi.

Mục đích là sử dụng vắc-xin tiêm bắp để sản sinh kháng thể lâu dài và tạo số lượng lớn tế bào lympho B và T, đồng thời kết hợp với vắc-xin xịt mũi như “chất tăng cường” để tạo tế bào lympho B và T trong mũi.

Vắc-xin Covid-19 xịt mũi đã được nhiều nước nghiên cứu. Tại Anh, mỗi năm đều có vắc-xin xịt mũi được cấp phép để ngừa bệnh cúm cho trẻ em. Cách đây 10 năm, Ấn Độ đã sử dụng vắc-xin xịt mũi để ngăn ngừa virus cúm H1N1. Hiện có 5 quốc gia là Colombia, Philippines, Nam Phi, Indonesia và Việt Nam triển khai thử nghiệm vắc-xin Covid-19 dạng phun sương xịt mũi giai đoạn III.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Kiểm tra trực tiếp công tác chấm thi tốt nghiệp THPT tại 63 sở GD&ĐT
12 Tháng 04, 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chấm thi trực tiếp tại 63 sở GD&ĐT.

Đọc thêm
Chính quyền Trump hủy hàng trăm thị thực của sinh viên quốc tế, nhiều du học sinh buộc phải rời Mỹ khẩn cấp

Chính quyền Trump hủy hàng trăm thị thực của sinh viên quốc tế, nhiều du học sinh buộc phải rời Mỹ khẩn cấp

12 Tháng 04, 2025

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thu hồi hàng trăm thị thực của sinh viên quốc tế trên toàn nước Mỹ, khiến nhiều...

Tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM: Căn cứ vào VNeID, không yêu cầu nộp thêm giấy tờ

Tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM: Căn cứ vào VNeID, không yêu cầu nộp thêm giấy tờ

12 Tháng 04, 2025

Sở GD&ĐT TPHCM vừa có hướng dẫn xác minh thông tin nơi cư trú phục vụ công tác rà soát dữ liệu tuyển sinh đầu...

Lee Seungki thắng kiện công ty quản lý cũ

Lee Seungki thắng kiện công ty quản lý cũ

12 Tháng 04, 2025

Tòa án Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu Hook Entertainment chi trả thêm 581 triệu won cho Lee Seungki.

Hoa hậu Thùy Tiên đứng trước nguy cơ đền bù tiền tỷ sau ồn ào kẹo rau củ

Hoa hậu Thùy Tiên đứng trước nguy cơ đền bù tiền tỷ sau ồn ào kẹo rau củ

11 Tháng 04, 2025

Scandal kẹo rau củ đã ảnh hưởng nặng nề đến sự nghiệp rực rỡ của Hoa hậu Thùy Tiên sau khi bị hàng loạt nhãn...

Thanh thiếu niên Nhật Bản cho rằng trẻ em tự tử là vấn đề xã hội nghiêm trọng

Thanh thiếu niên Nhật Bản cho rằng trẻ em tự tử là vấn đề xã hội nghiêm trọng

11 Tháng 04, 2025

Có đến 83,7% thanh thiếu niên Nhật Bản (15-18 tuổi) thấy trẻ em tự tử là vấn đề xã hội, trong khi chỉ 62,0% người...

1.19333 sec| 2255.469 kb