:Uống kẽm nhiều có tốt không?" là thắc mắc của không ít người
Câu hỏi: Bé nhà em 7 tuổi có dấu hiệu bị thiếu kẽm. Em muốn bổ sung kẽm cho bé nhưng còn đang băn khoăn. Xin hãy tư vấn cho em liều lượng bổ sung kẽm bao nhiêu là phù hợp, uống kẽm nhiều có tốt không? (Thanh Mai, 35 tuổi, Cao Bằng)
Chuyên gia của Dược phẩm Nhất Nhất tư vấn:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Dược phẩm Nhất Nhất.
Để giải đáp thắc mắc của bạn, trước hết cần hiểu kẽm là gì, vai trò của kẽm với cơ thể con người.
Kẽm là gì?
Kẽm (ký hiệu là Zn) là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người. Kẽm hỗ trợ chức năng cho nhiều cơ quan và kích thích hoạt động của hơn 100 enzyme khác nhau.
Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng kẽm rất nhỏ nhưng nếu thiếu kẽm sẽ có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Kẽm hỗ trợ chức năng cho nhiều cơ quan trong cơ thể
Vai trò của kẽm với cơ thể
Có thể điểm qua một số vai trò quan trọng của kẽm như sau:
- Phát triển và cải thiện não bộ
- Củng cố hệ miễn dịch
- Phát triển xương
- Phát triển của thai nhi
- Điều hòa chức năng nội tiết
- Hấp thu và chuyển hóa các chất
- Phát triển cơ thể toàn diện
Các dấu hiệu thiếu kẽm
Trong câu hỏi, bạn có đề cập đến việc con có dấu hiệu thiếu kẽm, nhưng không nói rõ là dấu hiệu gì. Bạn có thể xem xét một số dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ như sau để xem có đúng là con đang bị thiếu kẽm hay không.
- Chậm tăng trưởng chiều cao
- Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa
- Trẻ chán ăn, ăn ít
- Trẻ chậm tiêu, táo bón nhẹ
- Trẻ khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm
- Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (viêm mũi họng, viêm phế quản)
- Vết thương lâu lành
- Hay bị dị ứng
- Tóc giòn, dễ gãy, móng tay giòn và yếu
Trẻ bị thiếu kẽm có thể chán ăn, chậm tiêu
Các cách thức bổ sung kẽm
Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu thiếu kẽm, bạn có thể bổ sung kẽm cho con qua 2 cách: bổ sung qua thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc dùng thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe với các loại viên uống, viên ngậm hoặc siro chứa kẽm…
Bổ sung qua thực phẩm:
- Thịt: đặc biệt là thịt đỏ
- Động vật có vỏ: hàu, cua, sò, hến
- Cây họ đậu: đậu xanh, đậu lăng
- Các loạt hạt: hạt bí, hạt vừng
- Các loại rau củ: hành tây, rau cải xanh, cà rốt
- Các loại quả: ổi, quả bơ
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Trứng
- Ngũ cốc nguyên cám
Một số thực phẩm chứa nhiều kẽm
Bổ sung qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
Trên thị trường có nhiều loại kẽm như kẽm gluconate, kẽm acetate, kẽm sulfate… với nhiều hình thức và chức năng khác nhau.
Vậy, có nên uống kẽm không? Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể thì lựa chọn bổ sung kẽm qua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là giải pháp mà nhiều gia đình lựa chọn.
Uống kẽm nhiều có tốt không?
Mặc dù kẽm có rất nhiều lợi ích nhưng điều đó không có nghĩa là càng bổ sung nhiều kẽm càng tốt.
Uống kẽm quá liều có thể gây ra một số vấn đề sau:
- Triệu chứng đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
- Triệu chứng giống như cúm: sốt, đau đầu, ho, mệt mỏi
- Kẽm ức chế hấp thu đồng, dẫn đến thiếu hụt đồng
- Kẽm làm giảm tác dụng của một số loại kháng sinh nếu dùng cùng một thời điểm
Cách xử trí nếu uống kẽm quá liều: Sử dụng chất làm dịu viêm như sữa, các chất carbonat kiềm, than hoạt tính. Cần tránh dùng các chất gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Để đảm bảo an toàn, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo chỉ nên bổ sung kẽm đủ liều khuyến nghị.
Chỉ nên bổ sung kẽm đúng liều lượng khuyến nghị
Liều lượng kẽm phù hợp với từng độ tuổi
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, liều lượng kẽm bổ sung như sau:
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày
- Trẻ từ 4 đến 13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày
- Phụ nữ có thai: 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày
Có thể dùng theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, cho trẻ kém ăn, chậm tăng cân, trẻ không được bú mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, phụ nữ mang thai.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc uống kẽm nhiều có tốt không. Nếu bạn còn đang băn khoăn về các sản phẩm chứa kẽm, có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ZinC Gluconate Nhất Nhất.
ZinC Gluconate Nhất Nhất dạng viên uống, trong 1 viên có chứa Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm). Sản phẩm có công dụng bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng gồm thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Cách dùng và liều dùng ZinC Gluconate Nhất Nhất:
Uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ngày.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo sản phẩm để bổ sung kẽm cho cả gia đình nếu thấy phù hợp.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
ZinC Gluconate Nhất Nhất- Bổ sung Kẽm - Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng Thành phần (trong 1 viên nén): Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm). Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên. Công dụng: Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa. Đối tượng sử dụng: Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm. Cách dùng: Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước. - Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên. - Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày. - Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày. Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 20 viên nén. Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời Thời hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày SX Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính) Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh Số Giấy tiếp nhận đăng ký CBSP: 8/2021/ĐKSP Xem thêm: https://nhatnhat.com/zinc-gluconate-nhat-nhat.html |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm