Góc giải đáp: Bị kiến ba khoang đốt có được tắm không?
MỤC LỤC
Nhận biết và phân biệt kiến ba khoang
Vì sao kiến ba khoang lại nguy hiểm?
Tổn thương do kiến ba khoang đốt nghiêm trọng thế nào?
Bị kiến ba khoang đốt bao lâu thì khỏi, có để lại sẹo không?
Bị kiến ba khoang đốt có được tắm không?
Vậy có cần kiêng nước chỗ bị kiến cắn không?
Xử trí và chăm sóc vết thương do kiến ba khoang đốt đúng cách
Những lưu ý trong quá trình chăm sóc vết kiến ba khoang cắn
Làm thế nào để ngăn ngừa bị kiến ba khoang đốt?
Hỗ trợ tái tạo da, ngăn ngừa sẹo với kem bôi da thảo dược
Nhận biết và phân biệt kiến ba khoang
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), Bộ Colleoptera (Cánh cứng), Lớp Insecta (Côn trùng), Ngành Động vật.
Kiến ba khoang thực chất không phải là kiến mà là một loài bọ có cánh cứng có hình dạng giống với họ kiến, phổ biến ở những vùng khí hậu ẩm ướt.
Chúng có cơ thể dài 10 -20mm, gần hình trụ thon giống với hạt thóc, có sự xen kẽ giữa các khoang màu nâu đỏ và đen.
Cấu tạo cơ thể bao gồm 3 phần: đầu- ngực- bụng. Trong đó, phần đầu có màu đen, chứa hai mắt, một đôi râu gồm 12 đốt gần bằng nhau, và một đôi kìm chắc khỏe để bắt mồi; miệng kiểu nghiền.
Ngực 3 đốt, mang 3 đôi chân và 2 đôi cánh: đôi cánh cứng ngắn ở ngoài, đôi cánh lụa dài gập lại trong cánh cứng, khi bay đôi cánh lụa vươn ra.
Bụng gồm 10 đốt, khớp nối giữa đầu, ngực, bụng rất linh hoạt cho nên chúng có thể cong mình lên hay uốn sang hai bên.
Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng...
Chúng thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho việc sinh sản và phát triển.
Mùa dịch kiến ba khoang thường diễn ra ở miền bắc nước ta, vào khoảng tháng 10-11 hàng năm.
Đặc điểm kiến ba khoang
Vì sao kiến ba khoang lại nguy hiểm?
Khác với suy nghĩ của nhiều người cho rằng đây là một loài rất hung ác và thường xuyên cắn người, kiến ba khoang thực chất rất lành, không hề đốt hay cắn người.
Những vết “kiến ba khoang đốt” thực chất là do da vô tình tiếp xúc với chất tiết của loài này qua những bề mặt hoặc vô ý đập chết trên da. Khi nay, chất độc theo dịch cơ thể tiết ra ngoài, dính vào da và gây bệnh ngay tại vùng da đó...
Độc tố peredin trong kiến ba khoang cực kỳ mạnh, gấp 12-15 lần so với nọc rắn hổ mang. Khi tiếp xúc da có thể bị cháy, gây vết bỏng da tương tự và thường bị nhầm với zona thần kinh.
Phân biệt vết kiến ba khoang đốt và bệnh zona
Tổn thương do kiến ba khoang đốt nghiêm trọng thế nào?
Mặc dù độc tố peredin rất mạnh nhưng do nồng độ trong dịch cơ thể kiến ba khoang rất thấp, lượng tiếp xúc cũng rất nhỏ nên không gây chết người như nọc rắn.
Đặc điểm vết thương do kiến ba khoang đốt:
Viêm da do kiến ba khoang đốt có thể xảy ra với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo lượng độc chất xâm nhập qua da và vị trí vùng tiếp xúc.
Tổn thương thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.
Các vết thương tạo thành cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt hoặc thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm.
Trên vết thương xuất hiện các mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
Vùng da bị ảnh hưởng tiếp tục lan rộng dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang, nếu vô tình gãi ngứa hay quệt vào vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
Người bệnh thường có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng đôi khi gây sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Các giai đoạn tiến triển tổn thương:
Ngay sau khi tiếp xúc: cảm giác hơi ngứa rát, căng da.
Sau 6 - 8 giờ: biểu hiện đỏ da dạng vệt, đường hoặc một vùng lan rộng tương ứng với vùng tiếp xúc với dịch độc.
Sau 12 - 24 giờ tiếp theo: vùng da đỏ sẽ xuất hiện thêm những mụn nước hoặc mụn mủ li ti.
Sau 1- 3 ngày: những mụn nước mụn mủ có thể hợp với nhau thành những bóng mủ to dần, kèm triệu chứng rát, đau hoặc ngứa.
Những vết đỏ da tại vùng cẳng tay, cẳng chân sẽ có thể xuất hiện vùng da bệnh tương tự đối xứng qua nếp gấp.
Có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương.
Nếu tay bị dính chất độc khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt.
Đặc điểm vết thương do kiến ba khoang đốt
Bị kiến ba khoang đốt bao lâu thì khỏi, có để lại sẹo không?
Với các trường hợp bệnh nhẹ và vùng da tổn thương nhỏ, thông thường các vết thương sẽ khô, đóng vảy và lành sau từ 1-3 tuần, không tạo sẹo nhưng có thể để lại vết thâm da.
Nhưng nếu diện tích vết thương lớn, tổn thương thâm nhiễm sâu hay vị trí vết thương là vùng da nhạy cảm (vùng sinh dục, mắt,…) thì có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng thứ phát, viêm loét da sâu, viêm kết giác mạc kèm theo.
Bị kiến ba khoang đốt có được tắm không?
Nhiều người cho rằng bị kiến ba khoang đốt không nên đi tắm cho đến khi vết thương khô miệng nếu không sẽ lan ra rộng hơn.
Vết thương do kiến ba khoang đốt thường là các vết mụn nước, mụn mủ li ti, bên trong vẫn có chứa một phần độc tố.
Các vết mụn này rất dễ vỡ khi va phải, khiến dịch bên trong bắn ra xung quanh, khi tiếp xúc với các vùng da lành sẽ làm cho tổn thương lan rộng.
Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, thậm chí việc không tắm rửa trong nhiều ngày có thể tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng vết cắn.
Nếu không may bị kiến ba khoang đốt, bạn không cần phải kiêng kỵ mà có thể tắm cũng như vệ sinh cá nhân bình thường để đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ.
Trong khi tắm, để tránh vết thương bị vỡ và lan ra, không nên chà xát hay dội thẳng nước vào vị trí da bị phỏng.
Tránh dùng các loại xà phòng sữa tắm có chất gây kích ứng hay có đặc tính tẩy rửa quá mạnh, mà nên lựa chọn các sản phẩm lành tính, an toàn và dịu nhẹ cho da.
Vệ sinh lại vết thương bằng nước muối sinh lý, cồn sát khuẩn sau đó lau khô hoặc để vết thương khô tự nhiên trước khi thực hiện các bước chăm sóc tiếp theo.
Vậy có cần kiêng nước chỗ bị kiến cắn không?
Theo hướng dẫn của Bộ y tế, bước đầu tiên trong xử trí vết thương khi bị kiến ba khoang đốt là cần ngay lập tức rửa tay dưới vòi nước sạch để loại bỏ độc tố trên da.
Sau đó mới tiến hành bôi kem làm dịu da để tránh kích ứng, sưng tấy xảy ra.
Đồng thời trong suốt quá trình chăm sóc, cần vệ sinh và làm sạch vết thương mỗi ngày bằng nước muối sinh lý, thay băng và bôi thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
Xử trí và chăm sóc vết thương do kiến ba khoang đốt đúng cách
Nếu không may bị kiến ba khoang đốt, bạn nên nhanh chóng xử lý vết thương càng sớm càng tốt.
Thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:
Bước 1: Thổi hoặc lấy vật nhọn như que chọc, kim, ghim… nhẹ nhàng lấy kiến ba khoang ra khỏi da, tránh dùng tay giết, lấy giấy lau hoặc cọ xát.
Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sử dụng bông gòn hoặc khăn sạch để thấm khô vết thương.
Bước 3: Thoa thuốc bôi da kháng viêm, kháng dị ứng, kháng khuẩn, làm dịu da, và dưỡng ẩm cho da.
Bước 4: Băng bó vết thương nếu cần, thay băng mỗi ngày, lưu ý cần giữ vết thương khô và sạch.
Bước 5: Theo dõi vết thương, nếu có biểu hiện sốc phản vệ, nhiễm trùng, dị ứng, hoặc vết thương không lành trong vòng 10 ngày, nên đi thăm khám tại bệnh viện da liễu.
Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt
Những lưu ý trong quá trình chăm sóc vết kiến ba khoang cắn
Ngoài việc chăm sóc vùng da bị kiến ba khoang đốt, một số điểm cần chú ý quá trình hồi phục vết thương diễn ra tốt nhất là:
Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi đủ, không thức khuya, hạn chế các chất kích thích như rượu bia thuốc lá có thể khiến vết thương chậm lành.
Bổ sung các loại thực phẩm có chứa các dưỡng chất cần thiết cho việc làm liền thương như lipid, protein, kẽm, các vitamin nhóm B, vitamin A, C, E. Việc này sẽ giúp cơ chế làm lành tự nhiên của cơ thể mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Kiêng các loại thực phẩm có thể gây ngứa, cản trở quá trình lên da non và lành thương như hải sản, chất kích thích, nước ngọt có ga, nước có màu, thực phẩm ngọt nhiều đường...
Che chắn và bảo vệ vết thương kỹ, đặc biệt bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài tránh việc tiếp xúc tỏa UV có thể ảnh hưởng quá trình lên da non và gây thâm da.
Tuyệt đối không gãi và chà xát vết thương vì có thể khiến vết thương lan rộng hơn.
Làm thế nào để ngăn ngừa bị kiến ba khoang đốt?
Buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí.
Mắc màn khi đi ngủ và ngủ trong màn kín.
Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ.
Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
Khi làm việc trên đồng ruộng cần dùng phương tiện bảo hộ lao động.
Khi phát hiện kiến ba khoang tại khu vực làm việc, liên hệ với đơn vị y tế chuyên trách.
Không đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng.
Khi bắt kiến cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót, không dùng tay trắng để bắt.
Khi đã dùng tay đập kiến hoặc chà sát lên da cần rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch và nước muối sinh lý, không đưa tay tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác.
Các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang đốt
Hỗ trợ tái tạo da, ngăn ngừa sẹo với kem bôi da thảo dược
Để làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo, bạn có thể sử dụng kem bôi da có thành phần gồm nghệ vàng, kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè…
Vết thương nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Vết thương trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
Vết thương nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng.
Kem bôi da thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
KEM NHẤT NHẤT Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt. Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần. Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành. Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần. Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm