Trĩ độ 2 uống thuốc có khỏi không?
MỤC LỤC Bệnh trĩ độ 2 là gì? Trĩ độ 2 uống thuốc có khỏi không? Các biện pháp điều trị trĩ độ 2 Phòng ngừa mắc bệnh trĩ như thế nào? |
Bệnh trĩ độ 2 là gì?
Trĩ độ 2 là giai đoạn bệnh vẫn còn ở mức độ nhẹ, nhưng búi trĩ đã ló ra bên ngoài hậu môn khi đi đại tiện và tự tụt vào sau đó. Biểu hiện thường gặp bao gồm:
- Chảy máu khi đi đại tiện
- Búi trĩ nhô ra nhưng tự co lại
- Cảm giác ngứa rát và khó chịu hậu môn
Đặc điểm bệnh trĩ ở từng mức độ
Trĩ độ 2 uống thuốc có khỏi không?
Trĩ độ 2 có thể điều trị bằng thuốc, tuy nhiên các loại thuốc hiện nay chỉ các tác dụng điều trị triệu chứng, không thể khỏi hoàn toàn bệnh.
Để khỏi được trĩ độ 2 cần kết hợp đồng thời việc dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ và thay đổi lối sống khác. Hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự tuân thủ điều trị của người bệnh.
Các biện pháp điều trị trĩ độ 2
Điều trị trĩ độ 2 bao gồm các phương pháp điều trị nội khoa, phẫu thuật và can thiệp thủ thuật.
Các thuốc thường được sử dụng
Thuốc làm bền thành mạch: Giúp tăng cường sức bền của tĩnh mạch, giảm sưng phù và chảy máu.
Thuốc giảm đau, kháng viêm: Giúp giảm các triệu chứng đau rát, khó chịu.
Thuốc nhuận tràng: Giúp làm mềm phân, giảm táo bón, từ đó giảm áp lực lên búi trĩ.
Thuốc bôi hoặc thuốc đặt tại chỗ: Giúp giảm đau, ngứa và sưng tấy trực tiếp ở vùng hậu môn.
Thay đổi lối sống
Chế độ ăn nhiều chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để tránh táo bón.
Uống nhiều nước: Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội giúp tăng cường lưu thông máu và giảm táo bón.
Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu: Thay đổi tư thế thường xuyên để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ: Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh.
Ngâm hậu môn trong nước ấm: Ngâm hậu môn trong nước ấm 10-15 phút, 2-3 lần mỗi ngày để giúp giảm đau và sưng tấy.
Can thiệp thủ thuật
Thắt vòng cao su: Thủ thuật này thường được sử dụng cho trĩ nội độ 2 và 3. Bác sĩ sẽ đặt một vòng cao su nhỏ quanh gốc búi trĩ để cắt nguồn cung cấp máu, khiến búi trĩ teo lại và rụng đi.
Quang đông hồng ngoại: Sử dụng tia hồng ngoại để làm đông mạch máu nuôi búi trĩ, khiến búi trĩ teo lại.
Điều trị bệnh trĩ bằng thắt vòng cao su
Phẫu thuật
Cắt trĩ: Phẫu thuật cắt trĩ được chỉ định trong trường hợp trĩ độ 2 không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa hoặc thủ thuật.
Điều trị bằng bài thuốc Trĩ Đông y
Trong Đông y, bệnh trĩ được coi là do khí huyết ứ trệ, tỳ vị suy yếu, nhiệt độc tích tụ và rối loạn chức năng đại tràng. Vì vậy, nguyên tắc điều trị tập trung vào việc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, giảm đau đồng thời hoạt huyết hóa ứ, bổ khí, ích tỳ vị, điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả, với các vị thuốc gồm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, sen, ý dĩ,... không chỉ giúp giảm triệu chứng như đau rát, chảy máu hậu môn mà còn tác động vào căn nguyên bệnh, làm bền vững thành mạch, co búi trĩ, cải thiện tiêu hóa và lưu thông máu.
Bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp trĩ cấp tính, chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại.
Hiện nay, bài thuốc trĩ này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ dạng viên nén tiện dụng có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.
Phòng ngừa mắc bệnh trĩ như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, bạn có thể áp dụng những biện pháp thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày như:
Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn nhiều chất xơ, bổ sung rau xanh, trái cây để ngăn ngừa táo bón.
Uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước/ngày để giúp phân mềm, dễ đi đại tiện.
Hạn chế đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt.
Tránh rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas.
Ăn thực phẩm nhuận tràng như sữa chua, khoai lang, hạt chia, dầu ô liu.
Thói quen đại tiện khoa học
Đi đại tiện vào một giờ cố định mỗi ngày.
Không nhịn đi đại tiện, không rặn quá mạnh khi đi vệ sinh.
Không ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
Vận động thường xuyên
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Đi bộ, bơi lội, yoga... giúp tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu
Nếu công việc phải ngồi nhiều, nên đứng dậy đi lại sau mỗi 30 phút.
Tránh ngồi xổm hoặc ngồi bồn cầu quá lâu.
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện.
Sử dụng giấy vệ sinh mềm mại.
Kiểm soát cân nặng và tránh stress
Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì làm tăng áp lực lên vùng chậu, dễ gây bệnh trĩ.
Giảm căng thẳng, stress vì chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, táo bón và tăng nguy cơ bị trĩ.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm