Trẻ nghẹt mũi về đêm gây mệt mỏi, mất ngủ
Nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi về đêm
Hiện tượng nghẹt mũi về đêm có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, có thể thỉnh thoảng xuất hiện hoặc diễn ra thường xuyên liên tục, nghẹt mũi cả ban đêm và ban ngày nhưng cũng có thể chỉ diễn ra ban đêm mà không kèm triệu chứng nào khác.
Trẻ bị nghẹt mũi về đêm do các bệnh nhiễm trùng
Cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang có nguyên nhân do các loại virus, vi khuẩn đều có thể gây ra triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên, nghẹt mũi do những nguyên nhân này thường chỉ diễn ra trong một đợt cấp tính khoảng vài ngày đến 2 tuần.
Triệu chứng nghẹt mũi có thể diễn ra cả ban đêm và ban ngày nhưng mức độ nặng hơn vào ban đêm do tư thế nằm làm tăng sự tích tụ dịch trong xoang mũi.
Bé bị nghẹt mũi ban đêm do nhiễm trùng thường đi kèm các dấu hiệu khác như sốt, ho, đau rát họng, đau đầu… Với mức độ các triệu chứng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Ví dụ, bé bị nghẹt mũi ban đêm do cảm lạnh. Nguyên nhân phổ biến là do nhiễm rhinovirus gây viêm cấp tính ở niêm mạc mũi – vòm họng. Sau 2 – 3 ngày virus xâm nhập, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mệt mỏi, sốt nhẹ, ho… Bệnh thường tự khỏi sau vài ngày nếu chăm sóc tốt mà không có bội nhiễm vi khuẩn.
Cảm cúm cũng có nguyên nhân từ virus, nhưng do virus cúm A, B, C gây ra. Mức độ các triệu chứng cảm cúm nặng hơn cảm lạnh và có thể kéo dài khoảng 10 ngày. Trẻ thường sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi nhiều kèm theo nghẹt mũi.
Nhìn chung ở triệu chứng nghẹt mũi do virus, dịch mũi thường trong, không có mùi tanh. Triệu chứng này khác với tình trạng nghẹt mũi do bệnh viêm mũi xoang, viêm họng do vi khuẩn, dịch mũi có thể đặc, quánh, màu xanh, vàng và có mùi tanh.
Trẻ bị nghẹt mũi về đêm có thể do nhiễm trùng
Bé nghẹt mũi về đêm do dị ứng
Nếu bé thường xuyên nghẹt mũi về đêm mà không kèm triệu chứng nào khác, cho dù cha mẹ đã giữ ấm đầy đủ cho con thì nguyên nhân thường gặp là do trẻ có cơ địa dị ứng thời tiết hoặc một tác nhân nào đó trong môi trường sống như nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú…
Khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng, niêm mạc mũi xoang của trẻ bị phù nề, tăng tiết dịch nhưng dẫn lưu ra ngoài kém do phù nề làm hẹp đường thông khí, thêm vào đó là tư thế nằm càng khiến dịch mũi khó thoát ra ngoài và gây triệu chứng nghẹt mũi ban đêm hay còn gọi là viêm mũi dị ứng.
Trẻ cũng có thể biểu hiện thêm các triệu chứng khác như chảy nước mắt, đỏ mắt, hắt hơi liên tục, ngứa da, phát ban, cảm giác bứt dứt khó chịu.
Bé bị nghẹt mũi về đêm do giữ ấm không đầy đủ
Mặc không đủ ấm nhất là các vùng cơ thể dễ lạnh như gan bàn chân, tay, cổ họng, vùng ngực có thể gây ra hiện tượng nghẹt mũi ban đêm.
Ngoài ra, nhiều trẻ do thói quen ngủ không quen đắp chăn, đặc biệt là thời tiết mùa Đông miền Bắc. Cha mẹ cần lưu ý những trường hợp này để sử dụng các biện pháp giữ ấm tốt hơn cho trẻ.
Trẻ nghẹt mũi về đêm có thể do bị lạnh
Trẻ bị nghẹt mũi về đêm gây hậu quả như thế nào?
Bé bị nghẹt mũi về đêm gây khó thở, mất ngủ, dễ nhiễm lạnh, dễ bội nhiễm vi khuẩn kéo theo hàng loạt các triệu chứng và bệnh lý nặng lên.
Nghẹt mũi về đêm do cảm lạnh, cảm cúm hay viêm xoang nếu để kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến tai mũi họng và sức khỏe tổng thể của trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ bị nghẹt mũi và phải há miệng để thở sẽ dần hình thành thói quen ngủ há miệng rất khó sửa.
Cách khắc phục khi trẻ nghẹt mũi về đêm
Điều trị các bệnh nhiễm trùng
Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi ban đêm do cảm cúm, cảm lạnh, các triệu chứng sẽ hết sau đợt cấp trong vòng vài ngày, trường hợp nặng có thể khoảng 2 tuần. Trong trường hợp cảm cúm, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus cúm. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp chỉ cần điều trị triệu chứng bằng các thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm ho, giảm nghẹt mũi để giảm triệu chứng tức thời. Trường hợp nhiễm khuẩn cần sử dụng kháng sinh kết hợp.
Điều trị nhiễm khuẩn cấp tính bằng kháng sinh
Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và điều trị dị ứng
Trường hợp nghẹt mũi do cơ địa dị ứng, cần hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với các yếu tố có thể là nguyên nhân gây dị ứng. Trong nhiều trường hợp không xác định được cụ thể loại tác nhân hoặc do những nguyên nhân không thể tránh khỏi trong môi trường, người bệnh có thể được kê đơn sử dụng các thuốc chống dị ứng dự phòng bao gồm nhóm kháng histamin hoặc các corticoid.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng phụ do corticoid như ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giữ nước hoặc hệ xương khớp. Vì vậy, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng corticoid nhằm giảm triệu chứng bệnh.
Giữ ấm cẩn thận cho trẻ
Đơn giản nhưng quan trọng nhất để hạn chế nghẹt mũi về đêm là đảm bảo giữ ấm cho trẻ. Mặc đủ ấm, lưu ý các vùng dễ nhiễm lạnh như gan bàn chân, cổ, ngực, chú ý đến thói quen ngủ của trẻ để sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh sâu hoặc lạnh đột ngột.
Dùng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang
Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi về đêm do viêm mũi dị ứng, viêm xoang thì có thể áp dụng dùng thuốc Đông y để điều trị. Các thuốc Tây y giúp giảm triệu chứng nhanh phù hợp với đợt bệnh cấp, trong khi thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn nhưng lại phù hợp với bệnh mạn tính, thường xuyên tái phát do tác động cân bằng cơ thể theo cách thức của y học cổ truyền.
Vì đặc điểm của thuốc Đông y là đặc tính an toàn, nâng cao khả năng điều hòa tự phòng vệ của cơ thể qua đó ngăn ngừa sự tái phát bệnh.
Bài thuốc Đông y giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang đã được nghiên cứu ứng dụng, sản xuất tạu Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất thành Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Khi trẻ bị nghẹt mũi về đêm, cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ dùng thuốc Xoang Đông y kết hợp các biện pháp khác để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thuốc Xoang Nhất NhấtThông mũi, tiêu viêm trị: - Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi - Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm