Ảnh minh họa.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch phối hợp với Sở Y tế TP.HCM, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM có buổi làm việc trực tiếp với các trung tâm y tế quận, huyện, tổng kết 6 tháng đầu năm chương trình Chống lao/HIV trong cộng đồng diễn ra vào ngày 4/6.
Theo thống kê của Sở y tế TP.HCM, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố ghi nhận hơn 8.434 người mắc bệnh Lao, tăng 33.3% so với cùng kỳ 2021 (6.327). Bên cạnh đó, nguồn nhân lực y tế không đủ khiến nhiều phòng khám lao/HIV gặp khó trong công tác quản lý, điều trị.
Liên quan đến vấn đề này, trong buổi làm việc, đại diện Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 10 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Trong đó, TP.HCM là một trong những tỉnh, thành có gánh nặng bệnh lao cao nhất cả nước vì dân số đông.
Hiện, TP.HCM đang duy trì quản lý điều trị lao đã kháng thuốc tại 24 đơn vị. Thành phố tiếp tục triển khai phác đồ điều trị ngắn hạn hoàn toàn bằng đường uống với thuốc Bedaquiline (điều trị bệnh lao phổi).
Tuy nhiên, thành phố vẫn còn rất nhiều khó khăn do nhân sự thiếu nhiều tại các quận, huyện và phòng khám chống lao/HIV. Nhiều cán bộ mới chưa được tập huấn về công tác chuyên môn.
Nguồn kinh phí của chương trình chống lao chưa nhận được kinh phí cho các hoạt động phòng chống lao/HIV năm 2021 cũng như 6 tháng đầu năm 2022 từ nguồn ngân sách nhà nước. Hoạt động truyền thông phòng chống bệnh lao tuy có duy trì thường xuyên nhưng chưa được đánh giá hiệu quả, chủ yếu tập trung vào sự kiện chiến dịch ngày phòng chống lao thế giới hàng năm.
Khả năng tiếp cận giữa chương trình chống lao và người dân trong cộng đồng còn thấp. Đồng thời duy trì hoạt động của Chương trình chống lao vẫn phải song song với cả hai nhiệm vụ phòng chống lao/HIV và phòng chống Covid-19.
Bệnh lao (TB) là do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan từ người sang người thông qua không khí. Khi người bị bệnh lao ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, họ sẽ phát tán vi khuẩn lao vào không khí, người bình thường chỉ cần vô tình hít phải một vài trong số những vi khuẩn lao này đều có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh tại phổi. Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn công mỗi phổi mà nó có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể, điển hình như thận, cột sống và não để gây bệnh tại đó. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tử vong. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm