Tiêu chảy kèm sốt là tình trạng viêm nhiễm đường ruột
Tiêu chảy kèm sốt là gì?
Theo Viện Y tế Quốc Gia Mỹ (NIH), tiêu chảy kèm sốt hay còn gọi là sốt tiêu chảy là một tình trạng viêm nhiễm đường ruột do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh xảy ra sau vài giờ đến vài ngày kể từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Tình trạng sốt và tiêu chảy có thể nghiêm trọng hoặc không, phụ thuộc vào độ tuổi cũng như hệ miễn dịch của người bệnh. Điều quan trọng là cần sớm nhận biết các dấu hiệu cho thấy bệnh đang nghiêm trọng hơn để đi khám và điều trị kịp thời.
Tiêu chảy kèm sốt có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi, giới tính
Nguyên nhân gây tiêu chảy và sốt
1. Tiêu chảy kèm sốt do nhiễm virus
Một số virus gây viêm dạ dày ruột cấp tính (cúm dạ dày) như Norovirus, Adenovirus, Calicivirus và Rotavirus có thể khiến bệnh nhân tiêu chảy kèm sốt khi nhiễm bệnh.
Trong đó, phổ biến nhất là Norovirus và Rotavirus. Norovirus có thể gây bệnh ở cả người lớn và trẻ em, còn Rotavirus chỉ tấn công đường ruột của trẻ em là chủ yếu.
Hai loại virus này không chỉ lây lan qua đường ăn uống mà còn lây từ người sang người khi tiếp xúc với các bề mặt mà người bệnh đã chạm vào. Sau khi virus tấn công vào đường ruột sẽ gây ra một số triệu chứng điển hình như tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn mửa, sốt nhẹ, đau cơ hoặc nhức đầu.
Ngoài ra, tình trạng sốt kèm tiêu chảy hiện nay đôi khi có thể liên quan đến virus SARS-CoV-2, loại virus gây ra bệnh COVID-19. Vì vậy, bạn cần chú ý thêm một số triệu chứng như ho, sốt, khó thở... để xét nghiệm và điều trị, ngăn ngừa lây nhiễm sang người khác.
Covid-19 và tình trạng hậu Covid có thể gây tiêu chảy kèm sốt ở trẻ
2. Do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng đường ruột
Một số loại vi khuẩn Clostridium difficile, Salmonella, E.coli hoặc ký sinh trùng Giardia cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy kèm sốt.
Người bệnh nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng ở đường ruột là do ăn thực phẩm bẩn, món tái sống hoặc uống nước bị ô nhiễm.
3. Do các bệnh lý đường tiêu hóa
Tình trạng tiêu chảy kèm sốt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng:
- Rối loạn tiêu hóa: Chế độ ăn uống bất hợp lý, uống nhiều bia rượu, chất kích thích là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Một số triệu chứng thường gặp như đi ngoài, buồn nôn, sốt, bụng, chướng bụng…
- Viêm ruột thừa: Người bị viêm ruột thừa thường xuất hiện các cơn đau ở xương chậu, sau đó lan ra cả khoang bụng, sốt, chán ăn, chướng bụng. Bệnh lý viêm ruột thừa nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc toàn bộ hay áp xe ruột thừa.
- Tắc ruột: Hiện tượng tắc ruột chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Khi bị tắc ruột, trẻ sẽ có các triệu chứng như đi ngoài, sốt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, cứng bụng…
- Hội chứng ruột kích thích: Triệu chứng phổ biến là đau bụng, tiêu chảy, táo bón, sốt. Hội chứng này chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh.
- Viêm đại tràng mạn tính: Dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính là đau bụng, đi ngoài, sốt, tiêu chảy, sụt cân, khó tiêu, chướng bụng… Bệnh thường dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để.
Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn cũng gây ra tiêu chảy kèm sốt
Bị tiêu chảy kèm sốt có cần đi khám?
Sốt tiêu chảy có thể hết sau khoảng 3 ngày khi tự chăm sóc tại nhà nhưng cũng có khi tình trạng này kéo dài đến 10 ngày.
Nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau, tốt nhất là nên đi khám để được điều trị phù hợp:
- Nôn mửa liên tục, nôn kéo dài trên 2 ngày, nôn ra máu
- Mất nước nghiêm trọng (khô môi và miệng, thường xuyên khát nước, đi tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm)
- Chóng mặt, mệt mỏi
- Đau bụng dữ dội
- Đại tiện thấy phân có máu
- Sốt trên 40 độ C kèm theo cảm giác ớn lạnh
Tiêu chảy kèm nôn, sốt cao không hạ thì nên đi khám ngay
Nguyên tắc điều trị tiêu chảy kèm sốt
Nguyên tắc điều trị tiêu chảy kèm sốt là bù nước, chất điện giải, uống thuốc trị tiêu chảy và các phương pháp hạ sốt. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để mang lại hiệu quả cao nhất.
1. Bù nước, chất điện giải
Khi cơ thể đang bị mất nước thì cần phải nhanh chóng bù nước và chất điện giải. Nên cho người bệnh uống dung dịch điện giải oresol. Cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
2. Truyền dịch
Những trường hợp mất nước nghiêm trọng có thể được chỉ định truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý truyền tại nhà mà cần thực hiện truyền tĩnh mạch tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.
3. Uống thuốc trị tiêu chảy
Chỉ uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua và dùng thuốc để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
4. Thuốc hạ sốt
Nếu sốt cao hơn 38 độ C, cần dùng thuốc hạ sốt và các cách hạ sốt như dùng khăn ấm chườm trán, lau cổ, nách, vùng bẹn, mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi.
5. Thay đổi chế độ ăn uống
Người bệnh cần bổ sung những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, nên đảm bảo ăn chín uống sôi, tránh rượu bia, hạn chế thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ để không gây thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
6. Bổ sung lợi khuẩn
Tiêu chảy làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng lại dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Do vậy, nên bổ sung lợi khuẩn để tái lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Có thể bổ sung lợi khuẩn hiệu quả từ các loại men vi sinh.
Lưu ý lựa chọn men vi sinh bổ sung lợi khuẩn
Men vi sinh được tạo thành từ các vi khuẩn có lợi nhằm giúp tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, hỗ trợ khôi phục chức năng bình thường của hệ tiêu hóa. Sử dụng men vi sinh thường xuyên giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh các tình trạng tiêu chảy kèm sốt.
Lưu ý để chọn men vi sinh có tác dụng cần phải đảm bảo theo các yêu cầu của WHO mới có hiệu quả thực sự.
Men vi sinhBIO VIGOR®- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột - Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,... Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm