Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus cúm loại A, B hoặc C gây ra.
Thời gian ủ bệnh từ 1-4 ngày, phát bệnh trong khoảng 7-10 ngày, và ảnh hưởng đến hệ hô hấp gồm mũi, họng, phổi.
Mặc dù cảm cúm là một bệnh phổ biến, hầu hết mọi người đều có thể hồi phục bình thường. Tuy nhiên, ở nhóm đối tượng suy giảm sức đề kháng, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, viêm tai, viêm não, viêm cơ tim, thậm chí là tử vong.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có tới 15% dân số mắc bệnh cảm cúm, trong đó có khoảng 250.000 đến 500.000 người tử vong. Đáng chú ý là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và ngày càng xuất hiện nhiều chủng virus cúm lạ.
Cảm cúm gây ra bởi virus cúm loại A, B hoặc C
Đối tượng nào dễ mắc cảm cúm?
Bất cứ ai cũng có thể bị cảm cúm. Tuy vậy, bệnh phổ biến hơn ở những đối tượng sau:
- Nhóm người có sức đề kháng suy giảm như người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính (hen suyễn, tim thận, gan, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì…).
- Nhóm người có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như trẻ em dưới 5 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
Các triệu chứng của bệnh cảm cúm
Khi bị cảm cúm, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sốt cao hoặc ớn lạnh
- Đau họng, ho
- Hắt hơi
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Đau đầu, đau cơ
- Người cảm thấy mệt mỏi, sức yếu
- Nhạy cảm với ánh sáng
Trong trường hợp sốt cao trên 39 độ, ho nặng, đau tức ngực, thở gấp, chảy dịch mủ từ tai hoặc mũi, người bệnh nên đi khám ngay để chữa trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Đau họng, ho, sốt cao có thể là dấu hiệu của bệnh cảm cúm
Các biện pháp điều trị bệnh cảm cúm
Để chữa bệnh cảm cúm, đa phần bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các phương pháp để giảm nhẹ triệu chứng, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống chọi lại với virus gây bệnh.
Các phương pháp thường được khuyến nghị là:
-
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ
Vệ sinh mũi giúp loại bỏ chất nhầy, giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, ngăn chặn virus xâm nhập vào trong cơ thể. Súc họng bằng nước muối giúp sát khuẩn và làm dịu bớt cơn đau rát họng, từ đó sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra.
-
Uống nước ấm
Uống nhiều nước ấm giúp bổ sung nước, làm dịu cơn đau họng và giảm ho. Bạn có thể cho thêm gừng, mật ong và chanh vào cốc nước, giúp gia tăng hiệu quả điều trị cảm cúm.
Uống nước ấm giúp làm dịu cơn đau họng
-
Dùng tinh dầu
Các loại tinh dầu như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn virus, thông mũi, giảm nghẹt mũi. Bạn có thể thoa tinh dầu ở phần dưới vùng mũi, vùng thái dương, lòng bàn chân hoặc hòa với nước ấm để tắm.
-
Dùng thuốc trị bệnh cảm cúm
Các loại thuốc trị cảm cúm không kê đơn chủ yếu giúp làm giảm triệu chứng và giúp người bệnh dễ chịu hơn. Các loại thuốc thường được dùng là:
- Thuốc thông mũi làm loãng chất nhầy, giúp xì mũi (hỉ mũi) dễ dàng hơn
- Thuốc giảm ho
- Thuốc hạ sốt
- Thuốc long đờm giúp loại bỏ đờm nhầy tắc nghẽn trong đường thở
- Thuốc kháng histamin giúp trị nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Thuốc kháng virus làm giảm thời gian sốt và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh. Các loại thuốc kháng virus phổ biến là: thuốc ức chế neuraminidase can thiệp vào quá trình giải phóng virus cúm ra khỏi các tế bào bị nhiễm bệnh, hạn chế lây lan bệnh sang các tế bào xung quanh; Thuốc ức chế endonuclease can thiệp vào sự nhân bản của virus bằng cách ngăn chặn quá trình sao chép RNA của virus. Thuốc thường được sử dụng cho cúm loại A và B.
Dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng khó chịu do cảm cúm
-
Dùng thảo dược tăng cường sức đề kháng
Sức đề kháng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi khi mắc bệnh cảm cúm. Để tăng cường sức đề kháng an toàn và hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo dùng sản phẩm nguồn gốc Đông y, hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm của công ty Dược phẩm Nhất Nhất.
Sản phẩm được bào chế tại nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP, dưới dạng viên nén tiện dụng, phù hợp với cả trẻ em và người lớn, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng do cảm cúm gây ra.
Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh cảm cúm cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để cơ thể nhiễm lạnh, nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nên rửa tay và đeo khẩu trang khi mắc bệnh, hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan virus.
Trên đây là một số thông tin tổng quát giải đáp thắc mắc cảm cúm là gì và các phương pháp điều trị, chăm sóc tại nhà. Người bệnh cảm cúm có thể tham khảo thực hiện để nhanh chóng phục hồi.
TPBVSK TĂNG ĐỀ KHÁNG NHẤT NHẤT- Hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết - Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng - Hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm