Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi
MỤC LỤC:
Thoái hóa khớp là gì?
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Triệu chứng thoái hóa khớp
Tiến triển bệnh và biến chứng của thoái hóa khớp
Chẩn đoán và điều trị thoái hóa xương khớp
Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp bằng thuốc Xương khớp Đông y
Thoái hóa khớp là gì?
Bệnh thoái hóa khớp còn được gọi là viêm khớp thoái hóa hay viêm xương khớp. Đây là bệnh xương khớp phổ biến nhất.
Bệnh được đặc trưng bởi sự phá hủy các mô tại sụn khớp. Điều này khiến khớp trở nên khô cứng, các xương cọ sát vào nhau gây đau đớn và khó khăn khi vận động.
Viêm khớp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào, tuy nhiên thường gặp nhất là ở cổ, vai gáy và lưng dưới.
Phụ nữ có tỷ lệ viêm xương khớp cao hơn so với nam giới, đặc biệt là sau tuổi 50. Thoái hóa khớp có thể xuất hiện sau mãn kinh.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học, nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa phá hủy và tái tạo tại sụn khớp.
Khớp có vai trò là lớp đệm tạo ma sát giúp các xương hoạt động một cách trơn tru và linh hoạt.
Thông thường, cơ thể có khả năng tái tạo lại các sụn khớp bị mài mòn do vận động, tuy nhiên, khả năng này suy giảm theo thời gian và tuổi tác.
Sự hao hụt các mô gây ra tình trạng khô khớp và cứng khớp, các đầu xương cọ xát với nhau và kết quả là thoái hóa khớp.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:
- Tuổi tác và lão hóa
- Thừa cân béo phì
- Bệnh lý nội tiết và chuyển hóa
- Tiền sử phẫu thuật hoặc chấn thương khớp
- Thường xuyên sử dụng sự lặp lại chuyển động của các khớp
- Sự bất thường trong hình thành cấu trúc khớp
- Tiền sử gia đình có người mắc viêm xương khớp
Triệu chứng thoái hóa khớp
Các triệu chứng của thoái hóa khớp thường xuất hiện từ từ ở một hoặc một vài khớp.
Biểu hiện bệnh ở mỗi người là khác nhau, từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.
Các triệu chứng phổ biến của viêm xương khớp bao gồm:
- Đau khi vận động khớp (thường vào ban đêm và cải thiện khi nghỉ ngơi). Đau có thể khu trú hoặc lan rộng.
- Cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi nghi ngơi, kéo dài dưới 30 phút
- Vận động khó khăn
- Sưng trong và xung quanh khớp
- Cảm giác khớp bị lỏng hoặc không ổn định
- Có tiếng lục cục khi cử động khớp
- Tràn dịch khớp
Khớp bình thường và khớp bị thoái hóa (khớp gối)
Tiến triển bệnh và biến chứng của thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm theo thời gian, tuy nhiên ở một vài trường hợp, bệnh có thể trầm trọng và biến chứng nhanh chóng.
Khi bị thoái hóa, người bệnh thường cảm thấy đau và khó khăn khi di chuyển, vận động. Tuy nhiên, việc ít vận động là nguyên nhân khiến cho cơ bị yếu đi, gây căng thẳng cho khớp.
Theo thời gian, sự mài mòn của lớp sụn khớp gây biến dạng khớp. Sự cọ sát giữa các xương dẫn đến sự phát triển của các gai xương và hốc xương dưới sụn. Biến dạng xương làm mất chức năng vận động.
Đôi khi, các mảnh xương hoặc sụn cũng có thể vỡ ra và trôi nổi bên trong khoang khớp và gây đau đớn nghiêm trọng.
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp
Chẩn đoán và điều trị thoái hóa xương khớp
Chẩn đoán
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991, thoái hóa khớp được xác định khi người bệnh có:
- Hình ảnh X-Quang có gai xương ở rìa khớp
- Tuổi trên 38
- Dịch khớp là dịch thoái hóa
- Cứng khớp dưới 30 phút vào buổi sáng
- Có tiếng lục cục ở khớp khi vận động
- Các dấu hiệu khác: tràn dịch màng khớp, biến dạng khớp…
- Các phương pháp thăm dò hình ảnh bao gồm: chụp X-Quang, nội soi khớp, siêu âm khớp, chụp MRI…
- Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định xét nghiệm dịch khớp và xét nghiệm công thức máu.
Điều trị thoái hóa khớp
Mục tiêu điều trị cho người bị thoái hóa khớp là cải thiện triệu chứng, làm chậm diễn tiến bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vật lý trị liệu
Ngày nay, vật lý trị liệu thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân gặp các vấn đề về xương khớp. Đây là một phương pháp được đánh giá an toàn và có hiệu quả cao trong việc cải thiện chức năng vận động của các khớp.
Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay bao gồm: tác nhân cơ – động kéo giãn, phương pháp vận động và tác nhân vật lý (trị liệu bằng nhiệt, điện, ánh sáng, nước…).
Điều trị bằng thuốc
Thuốc điều trị tác dụng nhanh (khi có đau khớp): thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm NSAIDs, thuốc bôi giảm đau, Corticosteroid (dùng theo đường tiêm nội khớp).
Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (SYSADOA): nên được chỉ định sớm và sử dụng kéo dài, ví dụ Piascledine, Glucosamine, Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate…
Ngoài ra, người bệnh còn được điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP), cấy ghép tế bào gốc.
Điều trị ngoại khoa
Thường được áp dụng với các trường hợp bệnh nặng, nghiêm trọng, khi dùng thuốc đơn thuần không có hiệu quả cải thiện và phần lớn ở người lớn tuổi. Điều trị ngoại khoa thường dùng hiện nay là nội soi dưới khớp và phẫu thuật thay một phần hoặc toàn bộ khớp.
Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Thoái hóa khớp luôn là nỗi lo lắng của hầu hết người cao tuổi vì đau đớn và bất tiện. Mặc dù thuốc có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh tuy nhiên không thể điều trị khỏi hoàn toàn, các cơn đau vẫn xuất hiện trầm trọng một cách không báo trước.
Do vậy, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh.
Rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc, dầu oliu, thịt cá… là những thực phẩm có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, cần thiết đối với sức khỏe và hoạt động của xương khớp.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm vitamin K, dầu cá, calci cũng được khuyến cáo đối với những bệnh nhân có tình trạng viêm khớp thoái hóa.
Cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp bằng thuốc Xương khớp Đông y
Các thuốc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là thuốc giảm đau và chống viêm, mặc dù các tác dụng nhanh chóng nhưng lại gây nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.
Các vị thuốc như Đương quy, Đỗ trọng, Cốt thoái bổ, Độc hoạt, Sinh địa, Khương thảo, Hà thủ ô… được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe xương khớp. Chúng thường được kết hợp vào các bài thuốc có công dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông tinh lạc, trừ phong thấp.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại, Thuốc Xương khớp Đông y dạng viên nén được tin dùng nhờ an toàn, hiệu quả tiêu viêm, giảm sưng đau và hạn chế tái phát tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp… Thuốc thường được dùng trong các trường hợp đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa và các chứng đau do phong tê thấp; hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát tình trạng thoái hóa, vôi hóa, gai cột sống…
Thuốc Xương khớp Đông y dạng viên nén (ví dụ: Xương Khớp Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị thoái hóa xương khớp có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT Tác dụng - Chỉ định: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm