Thế hệ Gen Z: Hành trình 'chữa lành' bền vững

Thế hệ Gen Z: Hành trình 'chữa lành' bền vững
Gen Z đang có những bước tiến rõ rệt trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, nhưng hành trình này không hề đơn giản...

Thế hệ Gen Z: Hành trình 'chữa lành' bền vững

Các bạn trẻ tự chữa lành bằng những phương pháp ít tốn kém như yoga, thiền. Ảnh: ITN

Nếu các thế hệ trước thường che giấu những tổn thương tâm lý, coi vấn đề tinh thần là “khó nói” hoặc “đáng xấu hổ”, thì Gen Z, lớn lên trong thời đại số, lại cởi mở hơn rất nhiều. Việc công khai cảm xúc, tìm đến trị liệu tâm lý, sử dụng ứng dụng thiền định hay chia sẻ hành trình chữa lành trên mạng đã trở nên phổ biến với thế hệ này.

Khi là “phòng trị liệu”

Theo ThS.BSCKI Lê Hoàng Ngọc Trâm - FV và Phòng khám HYPPO Clinic, TPHCM, sự cởi mở của Gen Z đối với sức khỏe tinh thần phần lớn đến từ mạng xã hội và khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng.

Các chủ đề từng được coi là nhạy cảm như trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần giờ đây được thảo luận công khai trên các nền tảng như TikTok, Instagram hay YouTube. Điều này giúp giảm bớt sự kỳ thị, tạo môi trường an toàn để người trẻ đối diện với cảm xúc của mình.

Sự cởi mở này cũng khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm đến trị liệu tâm lý như một phương thức chăm sóc sức khỏe tinh thần bình thường, không còn đáng xấu hổ. Bác sĩ Trâm cho biết, việc chứng kiến người khác dám nói về tổn thương tinh thần giúp Gen Z cảm thấy bớt cô đơn, được đồng cảm và dũng cảm thừa nhận bản thân cần giúp đỡ. Đây là điều mà các thế hệ trước khó lòng chấp nhận, bởi sức khỏe tinh thần từng bị gắn với định kiến yếu đuối hoặc phải giấu kín vì sợ bị đánh giá.

Các thuật ngữ như “rối loạn lo âu”, “trầm cảm nhẹ”, “thiền chánh niệm”, hay “tự chữa lành” đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trong Gen Z. Nhiều người trẻ có thể kể tên hàng loạt podcast, kênh YouTube hay sách chuyên về tâm lý học ứng dụng.

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, nhiều người còn chủ động áp dụng các phương pháp tự chăm sóc bản thân như thiền, ghi lại cảm xúc, hay tham gia cộng đồng “healing” (tự chữa lành) để chia sẻ và tìm giải pháp cho khủng hoảng cá nhân.

Lê Bình Minh (sinh viên một trường đại học tại TPHCM) chia sẻ: “Tôi đã tham gia các nhóm và cộng đồng ‘tự chữa lành’. Chúng tôi chia sẻ các vấn đề của nhau và cùng , tìm ra giải pháp cho các vấn đề cá nhân của từng người. Nhờ đó tôi nhận thấy mình không cô đơn trên con đường chữa lành tâm lý của bản thân”.

Bên cạnh đó, các công cụ như ứng dụng như Calm, Headspace, AnSpace, Mindist, số, podcast, video “healing” đã trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực cho Gen Z trong hành trình chăm sóc sức khỏe tinh thần. Những giải pháp này được đánh giá là dễ tiếp cận, ít tốn kém và mang tính cá nhân hóa cao.

Bác sĩ Trâm nhận định, việc nhiều người trẻ sử dụng các công cụ này cho thấy tín hiệu đáng mừng về sự chủ động quan tâm đến sức khỏe tinh thần.

“Các công cụ chỉ là phương tiện - không thay thế cho việc đối thoại thật với chính mình”. Nếu các “biện pháp nhanh” được sử dụng để né tránh cảm xúc tiêu cực hoặc như một thói quen “chữa cháy”, đó có thể là dấu hiệu của sự lệ thuộc. Việc không xử lý tận gốc vấn đề có thể khiến quá trình hồi phục bị trì hoãn, thậm chí rơi vào trạng thái bình yên giả tạo.

Các công cụ này hữu ích nhưng chỉ nên là phần bổ trợ, không phải giải pháp duy nhất. Khi cảm xúc tiêu cực kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống, việc tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần vẫn là điều cần thiết”, bác sĩ cảnh báo về nguy cơ lệ thuộc.

Thế hệ Gen Z: Hành trình 'chữa lành' bền vững

Ngày càng nhiều bạn trẻ tìm kiếm đến các phương pháp điều trị tâm lý chuyên sâu. Ảnh: Hyppo Clinic

Con dao hai lưỡi trong hành trình chăm sóc tinh thần

Mạng xã hội, dù là nơi khởi nguồn của không ít áp lực tinh thần, cũng đồng thời trở thành “kênh hỗ trợ tinh thần” không chính thức, nơi giới trẻ tìm thấy sự đồng cảm, kiến thức tâm lý học phổ thông và cảm hứng yêu thương bản thân. Tuy nhiên, đi kèm với sự cởi mở là những thách thức mới: áp lực “phải tích cực”, “phải ổn”, hay lệ thuộc vào các “liệu pháp nhanh” thiếu chiều sâu.

Các chiến dịch truyền thông về “yêu bản thân” hay “lan tỏa kiến thức tâm lý học” ngày càng phổ biến trên TikTok, tạo không gian đồng cảm và cộng đồng “chữa lành” hỗ trợ lẫn nhau.

ThS.BSCKI Lê Hoàng Ngọc Trâm cảnh báo: Không phải thông tin nào được chia sẻ cũng chính xác hoặc phù hợp với hoàn cảnh người khác. Việc phổ biến các thuật ngữ chuyên môn một cách thiếu kiểm chứng có thể dẫn đến tình trạng tự chẩn đoán sai lệch hoặc nhầm lẫn giữa cảm xúc bình thường và bệnh lý.

Ngoài ra, áp lực “phải luôn tích cực” - hay còn gọi là chủ nghĩa tích cực độc hại (toxic positivity) - đang trở thành một chuẩn mực vô hình. Trong khi mạng xã hội tràn ngập hình ảnh lý tưởng về những người “chữa lành thành công”, thì những người đang vật lộn với tổn thương lại có thể cảm thấy tội lỗi vì bản thân chưa ổn.

Lê Nguyễn Hồng Quân (một Gen Z làm nghề tự do tại TP Cần Thơ) chia sẻ: “Tôi đã và đang điều trị căn bệnh trầm cảm của mình một thời gian. Nhưng khi chứng kiến các video của những người đã ‘tự chữa lành’ thành công, tôi có cảm giác ghen tị và áp lực với cuộc sống tinh thần được cho là ‘hoàn hảo’ của người khác”.

Đây là hệ quả của hiện tượng “thương mại hóa nỗi buồn”, nơi việc chia sẻ tổn thương trở thành một phần của thương hiệu cá nhân, khiến người chia sẻ dễ rơi vào vòng lặp “nạn nhân truyền cảm hứng” mà không thực sự tiến bước trên hành trình chữa lành.

Thế hệ Gen Z: Hành trình 'chữa lành' bền vững

Một bạn trẻ đang sử dụng ứng dụng thiền định. Ảnh: NVCC

Xây dựng hành trình bền vững

Gen Z đang có những bước tiến rõ rệt trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, nhưng hành trình này không hề đơn giản và họ vẫn đối mặt với nhiều áp lực vô hình. Một trong số đó là áp lực phải luôn tích cực, phải chữa lành thật nhanh và phải thể hiện rằng mình đã ổn.

Mạng xã hội cũng vô tình tạo ra tâm lý “so sánh sự tổn thương”, khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy mình chưa đủ tốt khi nhìn thấy người khác chia sẻ quá trình chữa lành một cách trọn vẹn, đẹp đẽ. Điều này dẫn đến một hình mẫu sai lệch về phục hồi tâm lý.

Ngoài ra, thiếu môi trường hỗ trợ chính thống cũng là một rào cản lớn, bởi không phải ai cũng có điều kiện tìm đến chuyên gia hoặc được gia đình ủng hộ trong việc điều trị tâm lý.

Dù vậy, sự cởi mở của Gen Z đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi cách xã hội nhìn nhận về sức khỏe tinh thần. Trên các sinh viên, ngày càng nhiều bài viết chia sẻ trải nghiệm trị liệu, quá trình vượt qua rối loạn ăn uống, hay hành trình học cách từ bỏ áp lực “phải thành công”.

Những chia sẻ đó không chỉ tạo sự đồng cảm mà còn truyền cảm hứng cho người khác dám thừa nhận rằng mình chưa ổn, từ đó nhiều bạn bắt đầu tìm đến chuyên gia và hành trình phục hồi một cách có định hướng.

Thêm vào đó, một số trường đại học hiện nay đã có phòng tâm lý, các chương trình hỗ trợ tinh thần và chiến dịch truyền thông chính thức về sức khỏe tinh thần cho sinh viên. Đây là những tín hiệu tích cực cho một xã hội đang dần coi trọng đời sống cảm xúc.

Chị Lý Ngọc Diễm, phụ huynh của một học sinh THCS tại TPHCM, chia sẻ: “Việc chứng kiến nhiều hệ quả không đáng có từ áp lực học hành và trầm cảm ở lứa tuổi của con giúp tôi hiểu rằng: Đồng hành với con trong giai đoạn dậy thì là điều thiết yếu. Tâm lý bất thường ở tuổi dậy thì của các con rất cần người chia sẻ và giúp đỡ”.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ

14-07-2025 20:40

Chiều 13/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và gần 3 800 anh hùng, liệt sĩ yên nghỉ tại nghĩa trang thành phố Cần Thơ.

Bài xem nhiều

Đáng chú ý

Nổi bật trang chủ
Những cái nhất tại FIFA Club World Cup 2025™
14 Tháng 07, 2025

Sau 1 tháng tranh tài sôi nổi, FIFA Club World Cup 2025™ đã chính thức khép lại bằng trận chung kết giữa Chelsea với Paris Saint-Germain.

Đọc thêm
Garnacho bất ngờ từ chối cơ hội tái ngộ Ronaldo

Garnacho bất ngờ từ chối cơ hội tái ngộ Ronaldo

14 Tháng 07, 2025

Tiền vệ Alejandro Garnacho bất ngờ từ chối cơ hội tái ngộ thần tượng C.Ronaldo ở châu Á.

Du lịch Việt Nam định hình bản sắc

Du lịch Việt Nam định hình bản sắc

14 Tháng 07, 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc định hình bản sắc trở thành yếu tố sống còn để Việt Nam khẳng định vị trí trên...

‘Dính chiêu’ lừa đảo cũ, 2 thanh niên mất hơn 400 triệu đồng

‘Dính chiêu’ lừa đảo cũ, 2 thanh niên mất hơn 400 triệu đồng

14 Tháng 07, 2025

Những kẻ này giả danh Công an gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2 thanh niên ở Hà Nội vẫn "sập bẫy" mất...

Phương Tây dự báo đáng sợ về số phận Ukraine

Phương Tây dự báo đáng sợ về số phận Ukraine

14 Tháng 07, 2025

Quân đội Ukraine sẽ bị đánh bại vào cuối năm nay, Giáo sư Tuomas Malinen từ Đại học Helsinki cho biết trên mạng xã hội...

Jack - J97 xuất hiện trở lại trong gameshow truyền hình, tình nguyện nướng vịt phục vụ dàn nghệ sĩ

Jack - J97 xuất hiện trở lại trong gameshow truyền hình, tình nguyện nướng vịt phục vụ dàn nghệ sĩ

14 Tháng 07, 2025

Jack J97 tham gia chương trình truyền hình thực tế "Về quê làm giàu". Anh nhiệt tình, lăn xả trước các thử thách khác...

Hiệu ứng domino tăng học phí tại Hàn Quốc

Hiệu ứng domino tăng học phí tại Hàn Quốc

14 Tháng 07, 2025

Nhiều phụ huynh ở Hàn Quốc đang phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt, đó là áp lực tài chính do chi phí giáo...

Tiết lộ sốc về những gì ông Zelensky đã làm sau chuyến thăm Rome

Tiết lộ sốc về những gì ông Zelensky đã làm sau chuyến thăm Rome

14 Tháng 07, 2025

Tổng thống Ukraine Zelensky cố tình từ chối thảo luận về định dạng Istanbul của các cuộc đàm phán hòa bình với Nga, viện dẫn...

"Soán ngôi” Tokyo, Nha Trang trở thành điểm đến số 1 của du khách Hàn Quốc

13 Tháng 07, 2025

Được mệnh danh là “Naples của Việt Nam”, Nha Trang thu hút du khách xứ sở kim chi nhờ bãi biển đẹp, khí hậu ôn...

Hà Nội: Lên phương án cấm xe máy chạy xăng, dầu trên Vành đai 1 từ tháng 7/2026

Hà Nội: Lên phương án cấm xe máy chạy xăng, dầu trên Vành đai 1 từ tháng 7/2026

13 Tháng 07, 2025

Dự kiến, từ 1/7/2026 không còn mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1...

Huấn luyện viên PSG quyết vô địch FIFA Club World Cup, đoạt cú ăn 4

Huấn luyện viên PSG quyết vô địch FIFA Club World Cup, đoạt cú ăn 4

13 Tháng 07, 2025

Trả lời phỏng vấn trước trận đấu với Chelsea ở chung kết FIFA Club World Cup, HLV Enrique tỏ rõ sự tự tin và quyết...

Học sinh tiểu học Hà Nội sẽ được hỗ trợ bữa ăn bán trú

Học sinh tiểu học Hà Nội sẽ được hỗ trợ bữa ăn bán trú

13 Tháng 07, 2025

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua nghị quyết về việc hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học, bắt đầu triển...

Những nàng hậu xinh đẹp, quyến rũ nhưng vẫn độc thân ở tuổi U40

Những nàng hậu xinh đẹp, quyến rũ nhưng vẫn độc thân ở tuổi U40

13 Tháng 07, 2025

Mai Phương Thúy, Thùy Dung, Trương Thị May đều kín tiếng trong chuyện đời tư. Họ chưa từng lên xe hoa hoặc công khai xác...

Cựu Tổng Tư lệnh Zaluzhnyi tiết lộ 'đường sống' bất ngờ của Ukraine trước 'bão lửa' từ quân Nga

Cựu Tổng Tư lệnh Zaluzhnyi tiết lộ 'đường sống' bất ngờ của Ukraine trước 'bão lửa' từ quân Nga

13 Tháng 07, 2025

Một loại tên lửa "lỗi thời" của Mỹ có thể trở thành cứu tinh cho Ukraine, cựu Tổng Tư lệnh Ukraine Zaluzhnyi khẳng định.

AFF chú ý đặc biệt bộ đôi sao trẻ U23 Việt Nam

AFF chú ý đặc biệt bộ đôi sao trẻ U23 Việt Nam

13 Tháng 07, 2025

Trước thềm giải U23 Đông Nam Á, AFF chú ý đặc biệt tới hai cầu thủ của đội U23 Việt Nam.

0.73946 sec| 2312.164 kb