Táo bón: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Táo bón: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Táo bón kéo dài không xử lý sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, nhất là ung thư hậu môn - trực tràng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả táo bón ra sao?

Táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp, không kể lứa tuổi, , nghề nghiệp. Theo số liệu thống kê tỷ lệ mắc táo bón trung bình ở người lớn là vào khoảng 16% dân số toàn thế giới, trong đó tỷ lệ phổ biến nhất là 33,5% gặp ở người lớn độ tuổi từ 60 đến 110 tuổi. Phân bổ theo độ tuổi và giới tính thì táo bón ở người lớn phổ biến hơn nhiều so với những người trẻ tuổi. Tỷ lệ mắc táo bón ở phụ nữ cao hơn nam giới gấp 3 lần. Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, do ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố, dao động của cảm xúc và hormone sinh dục nữ cũng có nhiều khả năng bị mắc táo bón hơn. Táo bón cũng thường gặp ở những đối tượng như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

I. Táo bón là gì?

Táo bón là một tình trạng bất thường hay rối loạn đường tiêu hóa, phân đi không đều phải rặn nhiều kèm theo cảm giác đau và cứng ở vùng bụng. Nguy hiểm hơn tình trạng táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, cần đến phẫu thuật.

Biểu hiện táo bón khác nhau ở người lớn, trẻ em: Thông thường triệu chứng táo bón ở người lớn là quá 3 ngày không đi đại tiện được, còn ở trẻ em trong một tuần các bé không thể đi đại tiện được quá 3 lần. 

Táo bón

II. Nguyên nhân bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, có thể được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân gây táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát. 

1. Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát

Trong nguyên nhân gây táo bón nguyên phát được chia làm 3 loại, cụ thể như sau:

  • Táo bón vận động ruột bình thường: Thường gặp nhiều nhất, phân trong cơ thể vẫn đi qua đại tràng một cách bình thường nhưng người bệnh lại có cảm giác khó khăn khi đi đại tiện. 
  • Táo bón vận động ruột chậm: Tình trạng này thường xảy ra ở nữ giới phổ biến hơn, cơ chế vận động của đại tràng bị giảm sút. Người bệnh có cảm giác bị đầy chướng bụng rất khó chịu, thậm chí hoàn toàn có thể sờ thấy phân ở vị trí đại tràng - nơi rất gần với hậu môn và trực tràng. 
  • Rối loạn chức năng sàn chậu: Ở vùng sàn chậu, các dây chằng và khối cơ bị thoái hóa khiến cho việc giữ các cơ quan không thể ở đúng vị trí khiến cho hậu môn và trực tràng cũng bị ảnh hưởng. Đặc trưng của táo bón dạng này là phải rặn nhiều, đi đại tiện cảm giác phân không hết. 
  • Táo bón do gan kém: Gan có vai trò quan trọng và tích cực tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi gan kém hay bị suy giảm chức năng gan khiến khả năng chuyển hóa và tiết mật hỗ trợ tiêu hóa cũng bị suy giảm và gây ra táo bón.

2. Nguyên nhân gây táo bón thứ phát

Trước tiên là do chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý

Uống không đủ nước hay ăn ít chất xơ (trái cây, rau củ quả…) làm phân bị khô cứng khó đi đại tiện. 

Sử dụng nhiều đồ uống khiến cơ thể bị mất nước như trà, cà phê, rượu… Cơ thể chúng ta cần nước để phân mềm ra, dễ đi ngoài hơn. Vậy nên khi chúng ta tiêu thụ nhiều đồ uống này ảnh hưởng đến nhu động ruột tiêu hóa, việc đi tiêu khó khăn hơn. 

Nhịn đi tiêu 

Nhịn đi tiêu, nhiều người thường bận, đang dang dở công việc hay có thể là do tâm lý ngại dùng WC nơi công cộng mà nhịn tiêu. Về lâu dài, điều này có thể khiến người bệnh bị mất cảm giác muốn đi tiêu gây ra tình trạng bị táo bón, phải rặn nhiều trong những lần đi tiếp theo. 

Ít vận động gây ra táo bón 

Năng vận động giúp lưu thông khí huyết, tăng cường nhu động ruột, tốt cho chức năng tiêu tháo của ruột. Vậy nên để việc đi tiêu dễ dàng thì hằng ngày cần năng tập thể dục đi bộ nhanh, yoga, đi bơi lội… 

Nếu táo bón chỉ xảy đến một vài ngày rồi trở lại bình thường khi không đáng lo ngại. Song nếu táo bón tiếp diễn trong nhiều ngày liền thì chúng ta cần nghĩ ngay đến đường ruột bị tích tụ độc tố. 

Lâu ngày phân rắn ứ đọng lại, không được đào thải ra bên ngoài khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi, ăn khó tiêu, quặn bụng nhất là khó đi đại tiện. Không chỉ vậy độc tố còn “ngấm dần” vào cơ thể gây đau đầu, mệt mỏi. 

III. Triệu chứng bệnh táo bón

Tùy theo đối tượng hay mỗi độ tuổi mà táo bón có những triệu chứng khác nhau. Song đều có những triệu chứng chung là đi đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, phân khô cứng, sờ bụng thấy có cảm giác rắn và cứng. Cụ thể hơn như sau:

  • Người lớn: quá 3 ngày không thể đi đại tiện được đồng thời có kèm theo một số triệu chứng như: đau chướng bụng, rặn mãi mà không thể tống được phân ra bên ngoài, phân cứng, ở khu vực hậu môn có thể bị chảy máu. 
  • Trẻ em: trong 1 tuần bé không thể đi đại tiện quá 3 lần. Đồng thời mỗi khi đi đại tiện các bé phải rặn đỏ mặt, cố gắng hết mức nhưng phân vẫn không ra hết. Đối với những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi thì từ 5 - 7 ngày không đi đại tiện là bị táo bón. Có thể kèm theo phân nhầy, mệt mỏi, lười ăn, quấy khóc; ngủ không ngon giấc, bị đau chướng bụng. 

IV. Bệnh táo bón có nguy hiểm không? Biến chứng của táo bón lâu ngày

Thông thường người bệnh có thể tự điều trị khỏi táo bón tại nhà. Tuy nhiên nếu bị táo bón đi kèm theo các triệu chứng như đau bụng quằn quại hay co thắt bụng dữ dội; hay bị táo bón lâu chữa tại nhà mãi không khỏi bệnh kéo dài hơn 2 tuần, trẻ nhỏ, sơ sinh bị táo bón dẫn đến sụt cân, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, ốm sốt... thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.

Táo bón không được điều trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm làm tổn hại đến sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. 

  • Tăng nguy cơ bị do sưng tĩnh mạch. 
  • Viêm - tắc ruột do sự ứ đọng lâu ngày của các khối phân rắn trong trực tràng. 
  • Rặn quá mức làm tổn thương vùng da ở hậu môn. 
  • Rất dễ gặp phải tình trạng sa trực tràng. 

Ung thư hậu môn - trực tràng: phân bị táo bón rất khô, cứng có chứa nhiều độc tố. Khi tiếp xúc lâu ngày với niêm mạc trực tràng sẽ tăng nguy cơ cao bị ung thư. 

Mệt mỏi, cơ thể suy nhược: tình trạng táo bón khiến các độc tố không được thải ra ngoài “thấm” ngược lại vào cơ thể khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng yếu đi. Đồng thời gây cảm giác chán ăn, ngủ kém, người mệt mỏi, đau đầu. Lâu ngày rất dễ dẫn đến suy nhược. 

Ngoài ra đối với trẻ nhỏ, táo bón ảnh hưởng một cách trực tiếp và nghiêm trọng đến sự hấp thụ dinh dưỡng cho trẻ rất dễ dẫn đến tình trạng chậm phát triển về thể chất trí tuệ… Đồng thời táo bón cũng khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc, mè nheo nhiều hơn khiến ba mẹ gặp nhiều vất vả. 

V. Phương pháp phòng ngừa và điều trị táo bón 

Táo bón là một vấn đề tiêu hóa rất thường hay gặp ở cả người lớn và trẻ em. Do vậy chúng ta cần chủ động có những biện pháp phòng ngừa để làm tăng chất lượng cuộc sống và tránh được những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đường ruột. 

1. Các cách phòng ngừa bệnh táo bón

Uống nhiều nước hằng ngày: song cũng cần ghi nhớ không nên bổ sung quá nhiều nước trong cùng một lần mà bạn nên uống thành nhiều lần, mỗi lần khoảng 50ml là hợp lý tránh gây áp lực cho thận.

Tăng cường bổ sung chất xơ, rau củ, hoa quả trong các bữa ăn chính, phụ giúp nhuận tràng cực kỳ tốt, phân mềm hơn và dễ dàng bị đào thải ra ngoài. Chúng ta có thể tăng cường ăn bưởi, táo, cam quýt, các loại hạt, … Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn công nghiệp, nước ngọt đóng chai, bia rượu, thuốc lá…

phòng ngừa và điều trị táo bón

Năng vận động mỗi ngày, những bài tập thể dục nhẹ nhàng không những giúp cho cơ thể bạn được linh hoạt hơn mà còn tốt cho vùng ổ bụng, cơ sàn chậu, hạn chế được những khó khăn khi đi đại tiện. Những bài tập như chạy bộ, đi bộ, tập yoga… có lợi cho nhu động ruột, việc đi tiêu dễ dàng hơn. 

Đi đại tiện nên rèn thói quen đi đúng khung giờ để hình thành đồng hồ sinh học, khi đi cần ngồi đúng tư thể. 

Luôn giữ tâm lý cân bằng, thoải mái, duy trì lối sống lành mạnh: Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, tránh stress. 

Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc có chứa những thành phần gây táo bón. Nếu cần thiết nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay thế loại thuốc khác. 

2. Phương pháp điều trị bệnh táo bón

Khi ăn uống, cơ thể vô tình tiêu thụ rất nhiều hóa chất độc hại (các chất phụ gia, chất bảo quản, hương liệu, tạo màu). Ruột cùng với dạ dày là những cơ quan đảm nhiệm vai trò tiêu hóa thức ăn, chúng cũng đồng thời phải đối mặt với những chất độc hại này. Các độc tố tích lũy lâu ngày ứ đọng lại là nguyên nhân dẫn đến táo bón, ảnh hưởng đến dạ dày, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. 

Một điều cần thiết hơn là cần thải độc cơ thể qua đường ruột, chất dư thừa, cặn bã cũng như các độc tố sẽ được loại bỏ qua phân. Sau khi đường ruột được “làm sạch” mới chấm dứt được tình trạng táo bón kéo dài, thoát khỏi tình trạng ăn không ngon, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, đau đầu… Người bệnh ngủ ngon hơn, cơ thể thoải mái, nhẹ nhõm, sức khỏe cũng dần được khôi phục trở lại. 

Thải độc theo y học cổ truyền giúp thanh nhiệt, tăng cường chức năng đào thải chất độc theo cơ chế giải độc tự nhiên của cơ thể. 

Mang lại hiệu quả thực sự khác biệt so với Đông y truyền thống, Viên giải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 dùng đều đặn hằng ngày giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong đường ruột. Từ đó thoát khỏi táo bón, đi tiêu dễ dàng hơn, đào thải các chất cặn bã, dư thừa ra bên ngoài. 

Hơn thế nữa sản phẩm còn giúp lọc bỏ các tạp chất, chất độc ở các bộ phận khác. Cơ thể tăng cường đào thải độc tố qua gan, thận phổi, da, hệ bạch huyết theo cơ thể giải độc tự nhiên.  

VI. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón

Táo bón là triệu chứng bệnh lý xảy ra khá phổ biến, song không phải người nào cũng hiểu tường tận về nó. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin để phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả. 

1. Những loại thực phẩm nào dễ gây táo bón?

Nhóm thực phẩm giàu đạm, đường (sữa, bánh ngọt, ngũ cốc…), cà phê, bia rượu đều dễ gây ra táo bón. Ngoài ra cũng nên hạn chế đồ ăn chiên rán, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn; một số loại quả hồng, chuối xanh…

2. Nên đổi công thức sữa cho trẻ sơ sinh bị táo bón không?

Trẻ bị táo bón có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức sớm thay vì bú cũng là một nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ. Thành phần protein có nhiều trong sữa công thức là "thủ phạm" gây ra táo bón. Trẻ bú sữa mẹ nguy cơ bị táo bón thấp hơn do thành phần sữa mẹ có sự cân bằng tốt giữa chất xơ, chất béo và protein.

Mẹ có thể tạm ngưng hoặc đổi công thức sữa cho trẻ để xác định xem loại sữa bột đang dùng có phải là nguyên nhân gây táo bón không. Song các mẹ cũng nên lưu ý không thường xuyên đổi sữa cho con vì sẽ không tốt cho đường ruột của trẻ. Trẻ cần có thời gian thích ứng với sữa và mỗi loại sữa sẽ tạo ra một môi trường vi sinh khác nhau cho đường ruột.

3. Vì sao những người trên 65 tuổi lại dễ mắc táo bón hơn?

Ở người cao tuổi, nguyên nhân phổ biến gây táo bón liên quan đến lão hóa hệ tiêu hóa hay hoạt động kém của nhu động ruột, chế độ ăn uống thiếu khoa học như uống ít nước, răng yếu khó nhai nên lựa chọn bữa ăn hằng ngày ít chất xơ… 

Ít đi lại, vận động hay người cao tuổi thường bị các bệnh về mạch máu não, tai biến, tuyến giáp… cộng với việc sử dụng nhiều thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. 

4. Vì sao khi mang thai hay bị táo bón?

Một vài nguyên nhân sau khiến mẹ bầu dễ bị táo bón trong thai kỳ:

  • Trong thời gian , những hormone thay đổi khiến hệ tiêu hóa, cụ thể là đường ruột bị ảnh hưởng nhiều. 
  • Áp lực từ tử cung, thai nhi phát triển mỗi ngày một lớn chèn ép vào không gian của hệ tiêu hóa khiến phân khó di chuyển qua ruột. 
  • Mẹ bầu cũng vận động ít hơn, bị các , tuyến giáp… cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón. 

Vì sao khi mang thai hay bị táo bón

5. Bệnh trĩ gây táo bón hay táo bón gây bệnh trĩ?

Táo bón và bệnh trĩ có mối liên hệ mật thiết và mối quan hệ hai chiều với nhau.

Nếu táo bón kéo dài không điều trị dứt điểm sẽ hình thành nên bệnh trĩ. Lý do dẫn tới điều này là do khi phân không thải được ra ngoài, áp lực ở hậu môn trực tràng tăng lên, cộng thêm sức rặn quá mức mỗi lần đi tiêu khiến cho các mô ở hậu môn bị lòi ra ngoài. 

Ngược lại bị bệnh trĩ lâu ngày gây ra đau, rát hậu môn. Tâm lý e ngại, sợ đau rát này dẫn đến việc không dám đi đại tiện, phân sẽ ở lại trong ruột lâu hơn. Chính thói quen này lâu ngày gây táo bón. 

Khi bị táo bón chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân cũng như cách xử lý kịp thời, đúng cách. Tránh để táo bón kéo dài, trở nặng mới “cuống cuồng” tìm phương cách. Khi đó táo bón sẽ gây ra những biến chứng khó lường như bị bệnh trĩ, ung thư trực tràng… 

thông tin tư vấn

Táo bón: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Nổi bật trang chủ
72 học sinh Đắk Lắk đoạt giải học sinh giỏi quốc gia
18 Tháng 01, 2025

Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024-2025, tỉnh Đắk Lắk có 72 em đoạt giải.

Đọc thêm
Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Ông Dmitry Trenin, một trong những chuyên gia chính sách đối ngoại giỏi nhất của Nga, mới đây đã đưa ra những dự đoán cần...

Trường sư phạm ‘siết’ xét tuyển học bạ, nâng chất lượng đầu vào năm 2025

Trường sư phạm ‘siết’ xét tuyển học bạ, nâng chất lượng đầu vào năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Nhiều trường sư phạm đã thông tin về phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó một số trường dự kiến bỏ phương thức xét...

Hoa hậu Lương Thùy Linh mang nước sạch cho trẻ em vùng cao

Hoa hậu Lương Thùy Linh mang nước sạch cho trẻ em vùng cao

18 Tháng 01, 2025

Hoa hậu Lương Thùy Linh đã bày tỏ nguyện vọng, được hỗ trợ cho trẻ em ở những nơi khó khăn nhất một môi trường...

Hoàng Anh Gia Lai đánh rơi chiến thắng trước TPHCM

Hoàng Anh Gia Lai đánh rơi chiến thắng trước TPHCM

18 Tháng 01, 2025

Bất phân thắng bại ở vòng 10, cả Hoàng Anh Gia Lai và TPHCM đều chưa thể cải thiện được vị trí trên bảng xếp...

Cảnh giác với trò lừa đảo qua hình thức 'live stream đổ thạch'

Cảnh giác với trò lừa đảo qua hình thức 'live stream đổ thạch'

18 Tháng 01, 2025

Ngày 17/1, Công an tỉnh Yên Bái thông tin tìm nạn nhân bị lừa đảo qua hình thức “live stream đổ thạch"...

0.74648 sec| 2303.203 kb