I - Nguồn gốc, đặc điểm của cây lá khôi
Lá khôi hay khôi tía, khôi nhung có tên tiếng Anh là Ardisia Sylvestris Pitard. Cây khôi thích sống tại khu vực có bóng râm hoặc cứ trú dưới tán của cây cao to khác.
Đặc tính sinh trưởng của cây khôi chính là mọc thẳng, khi trưởng thành sẽ có chiều cao khoảng 2m. Trong điều kiện môi trường phát trình bình thường thì lá khôi sẽ dài khoảng 40cm và rộng chừng 10cm.
Trên thân cây khôi ít phân nhánh còn lá cây khôi sẽ mọc chủ yếu tại phần ngọn. Cây khôi có phiến trên của lá với màu xanh, mặt dưới được tô điểm màu tím bên ngoài đồng thời cả hai mặt là đường nổi hình lưới, khi sờ cho cảm giác mịn như nhung.
Đến thời kỳ thích hợp, hoa của cây lá khôi phát triển thành chùm với chiều dài dao động khoảng 10cm. Những bông hoa trông khá nhỏ, mang màu trắng pha với hồng tím nên khi hoa kết quả sẽ cho quả mọng, lúc chín có màu đỏ tươi hút mắt.
II - Tác dụng chữa bệnh dạ dày của cây lá khôi thế nào?
Lá khôi được đánh giá là thảo dược lành tính, an toàn và nhiều tác dụng trong chữa trị bệnh. Người bệnh sử dụng lá khôi để bảo vệ chức năng tim mạch, giảm suy nhược thần kinh, ngăn chặn sản sinh tế bào ung thư.
Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền
Lá khôi tính hàn, vị chua giúp cải thiện chứng đau thượng vị, ợ hơi, khó tiêu của người bệnh dạ dày. Ngoài ra, lá khôi làm giảm chứng viêm họng, rát họng, giảm bệnh lý về da (ghẻ lở, mẩn ngứa, nổi mề đay). Hiện nay cây khôi tía còn sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ các bệnh liên quan đến xương khớp cực tốt.
Đối với Y học hiện đại
Lá khôi là nguyên liệu tuyệt vời cho sức khỏe nhờ sở hữu các chất như Tanin, Glycosid cùng vitamin và khoáng chất có khả năng như:
- Loại bỏ vi khuẩn HP: Dưỡng chất kháng viêm từ lá khôi giúp ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn HP, giúp giảm mức độ tổn thương tại dạ dày.
- Cải thiện vấn đề tiêu hóa: Lá khôi loại bỏ nhanh hiện tượng chướng bụng, khó tiêu hoặc ăn uống kém đang hình thành tại cơ quan tiêu hóa.
- Hỗ trợ làm lành vết thương: Lá khôi chứa vitamin, khoáng chất giúp đẩy nhanh tốc độ liền sẹo, lành vết thương và hạn chế nhiễm trùng nhanh.
- Điều trị bệnh dạ dày: Cây khôi tía giúp kiểm soát và cân bằng nồng độ axit trong dạ dày từ đó giảm chứng trào ngược. Ngoài ra, tanin trong lá khôi với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp loại bỏ nhanh các hại khuẩn xuất hiện ở dạ dày.
- Giải tỏa trạng thái căng thẳng: Sử dụng lá khôi cùng các nguyên liệu khác khoa học sẽ xua tan mệt mỏi, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mọi người.
III - Một số cách sử dụng cây lá khôi chữa bệnh dạ dày
Phục hồi những tổn thương tại dạ dày, kết hợp với tăng cường chức năng hoạt động của cơ quan này là điều cần thiết đối với bệnh nhân bị đau dạ dày. Chính vì vậy, nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu cách sử dụng cây lá khôi tía chữa bệnh đau dạ dày có thể áp dụng cách sau:
1. Uống nước sắc từ cây lá khôi tía chữa dạ dày
Theo một số khảo sát, nước sắc từ cây lá khôi dễ uống, giảm các biểu hiện ợ chua, ơ hơi, ợ nóng sau 1 - 2 tháng sử dụng. Cách sắc nước từ cây lá khôi được diễn ra theo các bước cụ thể dưới đây:
- Chuẩn bị 10 - 20 gr lá khôi tươi (hoặc sử dụng 5 - 10g lá khôi khô), nước lọc.
- Lá sau khi chuẩn bị thì vệ sinh dưới vòi nước lớn rồi để cho khô nước.
- Cho lá khôi vào đun trong thời gian 20 - 30 phút sau đó loại bỏ bã để chắt lấy nước cốt sử dụng.
- Người bệnh nên dùng vào buổi sáng để tăng cường các hoạt động tại khu vực dạ dày.
Uống nước từ cây lá khôi làm giảm chứng đau dạ dày nhanh chóng
2. Cây khôi tía và bồ công anh chữa viêm loét dạ dày
Bạn có thể sử dụng cây lá khôi chữa dạ dày kết hợp dùng chung với cả bồ công anh, để tăng hiệu quả của quá trình khắc chế những tổn thương ở bên trong dạ dày.
Đồng thời sự kết hợp này còn giúp giảm đau dạ dày, bảo vệ cơ quan bên trong hệ tiêu hóa. Đó là nhờ trong bồ công anh có chứa vitamin A và những hoạt chất giúp phục hồi niêm mạc rất tốt. Cách làm gồm:
- Chuẩn bị những nguyên liệu gồm: 500g cây khối tía, 250g bồ công anh khô, 50g khổ sâm khô, 100g nhân trần khô, 100g chút chít khô.
- Tiếp theo, bạn chỉ cần xay nhuyễn các nguyên liệu với chút nước rồi bảo quản trong lọ thủy tinh.
- Tiếp đó pha khoảng 15g hỗn hợp lá xay với nước sôi để nguội và thưởng thức.
3. Dùng lá khôi và cam thảo chữa trào ngược dạ dày
Cách phối hợp lá khôi với cam thảo sẽ giúp những cơn đau tại vùng thượng vị và chứng buồn nôn, ợ chua… giảm nhanh. Đồng thời lá khôi và cam thảo điều hòa lượng axit đang mất cân bằng trong dạ dày, hạn chế vết loét dạ dạ dày phát tán nghiêm trọng.
- Chuẩn bị: 20g cây khôi nhung, 20gr bồ công anh, 16g cam thảo, 8g các vị hương phụ, hậu phác và uất kim, 16g khổ sâm.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc cùng với 3 bát nước đun sôi để nguội.
- Khi nước nồi thuốc can bớt thì chia nước thuốc thành 3 phần và sử dụng trong ngày.
Cam thảo được kết hợp với lá khôi để giảm chứng bệnh dạ dày
4. Lá cây khôi tía kết hợp thảo quyết minh giảm ợ hơi, ợ chua
Thảo quyết minh sở hữu các chất với khả năng nhuận tràng, ích thận, giảm đau dạ dày… Vậy nên loại nguyên liệu này phù hợp để kết hợp cùng cây lá khôi chữa dạ dày đạt kết quả cao nhất.
- Người bệnh cần chuẩn cần phải chuẩn bị 20g lá khôi, 15g mẫu lệ, 15g thảo quyết minh.
- Sau đó, hãy đem chúng tán thành bột mịn, để vào lọ thủy tinh để dùng dần.
- Mỗi lần uống, bạn chỉ cần lấy ra 1 muỗng cà phê lượng bột đã chuẩn bị, pha vào nước rồi uống.
- Mỗi ngày nên uống 3 - 4 lần, giúp giảm sự khó chịu do đau dạ dày.
IV - Lưu ý khi dùng lá cây khôi tía chữa bệnh dạ dày
Bạn cần lựa chọn lá khôi chữa bệnh đảm bảo những tiêu chí như nguyên liệu sạch, không chứa chất bảo quản. Người bệnh cần kiểm soát và nắm rõ nguồn gốc của lá khôi để không gây ra phản ứng phụ.
Ngoài ra, lá khôi tía không chứa hóa chất độc hại nếu dùng đúng cách sẽ phát huy trọn vẹn các dược tính vượt trội, mà không gây ra phản ứng phụ. Vì thế trong thời gian dùng cây khôi tía chữa dạ dày nên chú ý.
- Cần kết hợp cách dùng cây khôi tía chữa dạ dày với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhất.
- Kiên trì dùng cây lá khôi chữa dạ dày trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không nên lạm dụng những mẹo chữa dân gian khi bệnh đang trở nặng, với triệu chứng đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng.
- Trong trường hợp nhận thấy dấu hiệu bị dị ứng khi dùng lá khôi, bạn cần phải dừng lại việc sử dụng loại thảo dược này để tránh rủi ro nguy hiểm.
- Tác dụng của lá khôi trong khắc chế đau dạ dày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là sự khác biệt về cơ địa mỗi người. Nếu bạn không đạt được hiệu quả như mong muốn khi dùng lá khôi chữa đau dạ dày, cần cân nhắc việc thay đổi phương pháp khác.
Bài viết đã mang đến cho người bệnh về góc nhìn khách quan của việc dùng cây lá khôi chữa dạ dày. Hãy đặc biệt lưu tâm về những điều cần chú ý khi dùng thảo dược này để giảm đau tại vị trí dạ dày đang thương tổn, nhằm đảm bảo cơ thể hồi phục tốt, phòng tránh tác dụng phụ nhé!
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm