Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất nước ta
MỤC LỤC:
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng nhận biết sốt xuất huyết
Biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng do virus Dengue lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở các nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam.
Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, có thể gặp ở cả thành thị và vùng nông thôn.
Bệnh xảy ra quanh năm tuy nhiên thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Con đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết qua muỗi vằn
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sốt xuất huyết, nhưng trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh lý nền… có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết bao gồm:
Sinh sống hoặc đang đi du lịch ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có nguy cơ cao tiếp xúc với muỗi mang mầm bệnh.
Các khu vực có nguy cơ cao bao gồm: Đông Nam Á, các đảo Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê...
Người có tiền sử mắc sốt xuất huyết bị mắc bệnh lại, triệu chứng thường nặng và nguy hiểm hơn.
Trẻ em dưới 12 tuổi và người già trên 65 tuổi.
Phụ nữ và người da trắng.
Triệu chứng nhận biết sốt xuất huyết
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào thể bệnh nặng hoặc nhẹ và thể trạng người bệnh.
Một vài các dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết bao gồm:
Ở thể bệnh sốt xuất huyết nhẹ
Sốt cao đột ngột từ 39 đến 40 độ C
Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn
Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt
Thường có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.
Ở thể bệnh nhẹ, hầu hết bệnh nhân khỏi sau 7 đến 10 ngày mà không gây biến chứng hay để lại di chứng lâu dài trên người bệnh.
Ở thể sốt xuất huyết nặng:
Đau bụng, đau vùng gan đột ngột và kéo dài, cơn đau tăng dần theo thời gian
Bồn chồn, mệt mỏi, li bì
Số lần và số lượng đi tiểu giảm hơn
Chảy máu chân răng, mũi và một số bộ phận khác.
Chảy máu niêm mạc, nội tạng
Đi ngoài và nôn ra máu
Tụt tiểu cầu, da xung huyết, dễ bị bầm tím
Sốc giảm thể tích, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.
Các triệu chứng sốt xuất huyết
Biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết nếu điều trị sớm và kịp thời, bệnh nhân thường phục hồi nhanh, Tuy nhiên sốt xuất huyết là một trong những dịch bệnh đáng lo toàn cầu do biến chứng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong đáng kể.
Các biến chứng nghiêm trọng nhất có thể gặp do sốt xuất huyết là chảy máu và mất nước kéo dài gây sốc do giảm thể tích tuần hoàn.
Suy đa tạng với các biểu hiện bao gồm suy tim, suy thận, suy hô hấp, tổn thương gan, rối loạn đông máu, rối loạn tri giác... có tỷ lệ tử vong cao.
Mặc dù tỷ lệ biến chứng suy đa tạng rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,67% nhưng tỷ lệ tử vong lên tới 60-70%.
Trong đó tỷ lệ suy hai tạng như suy gan và suy thận chiếm khoảng 0,33%; suy gan và suy thần kinh trung ương chiếm khoảng 2,66%; suy gan và suy tim chiếm 2% tổng số ca mắc bệnh.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Biện pháp phòng ngừa bệnh do virus lây nhiễm hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin đặc hiệu.
Hiện nay, vacxin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết đã được cấp phép bởi Bộ Y tế và được dùng để việc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết do muỗi lây bệnh.
Tuy nhiên việc tiêm phòng vẫn chưa phổ biến vì cần sàng lọc trước tiên, do đó cách phòng chống chính trong cộng đồng hiện nay vẫn là nâng cao ý thức người dân trong việc chủ động tiêu diệt muỗi và ngăn ngừa muỗi đốt.
Diệt ấu trùng muỗi (lăng quăng), không tạo điều kiện để muỗi đẻ trứng bằng biện pháp như thả cá vàng hay các loại cá ăn lăng quăng vào trong lu, giếng, chum, vại.
Biện pháp phòng và diệt bọ gậy, lăng quăng, muỗi bao gồm:
Thay nước thường xuyên trong các lọ hoa, chậu cây cảnh có nước,…
Thả cá vàng vào bể nước, hồ, lu nước, chum, vại,… để tiêu diệt bọ gậy, lăng quăng.
Đậy kín nắp lu, xô nước sau khi lấy hoặc bơm nước.
Xúc rửa các dụng cụ chứa nước hàng tuần.
Lật úp các dụng cụ, đồ vật chứa nước khi không sử dụng.
Thu gom phế liệu, rác thải thường xuyên; phát hoang bụi rậm, cây cối trong vườn.
Phun thuốc diệt muỗi xung quanh nhà.
Các biện pháp tránh muỗi đốt bao gồm:
Ngủ mùng kể cả ban ngày.
Mặc quần áo che tay chân và tránh mặc quần áo tối màu.
Mùa mưa, nên hạn chế ra ngoài vào chiều tối, đặc biệt không đến những nơi um tùm, ẩm thấp, nhiều cây cối,…
Khi cho trẻ ra ngoài chơi, người lớn cần quan sát, kiểm tra bé thường xuyên, không để bị muỗi chích.
Treo rèm đuổi muỗi ở cửa ra vào và cửa sổ, đóng kín cửa vào buổi tối.
Người bị sốt xuất huyết cần ngủ mùng để phòng tránh bị muỗi chích và lây truyền cho các thành viên khác trong nhà.
Dùng sản phẩm lăn và xịt chống muỗi chiết xuất từ tinh dầu sả java, sả chanh, hoa phong lữ…
Sản phẩm lăn và xịt chống muỗi hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Lăn Antimuoi Nhất Nhất - Xịt Antimuoi Nhất Nhất Lăn Antimuoi Nhất Nhất Công dụng: Cách dùng: Chú ý: Xịt Antimuoi Nhất Nhất Thành phần: Công dụng: Cách dùng: Chú ý: Sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm