Rối loạn tiền đình ở nam giới là tình trạng rất phổ biến
MỤC LỤC
Đặc điểm rối loạn tiền đình ở nam giới
Biểu hiện rối loạn tiền đình ở nam giới
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở nam giới
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ở nam giới
Phòng ngừa rối loạn tiền đình ở nam giới
Cải thiện chóng mặt, hoa mắt, đau đầu bằng thuốc Hoạt huyết Đông y
Đặc điểm rối loạn tiền đình ở nam giới
Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thống thần kinh nằm phía trong tai, phía sau ốc tai. Chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng cho cơ thể, duy trì tư thế, điều khiển sự phối hợp cử động giữa các bộ phận như thân mình, mắt, tay, chân…
Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn trong ở tiền đình khiến bộ phận này không thực hiện đúng những chức năng nhiệm vụ của mình. Người bệnh thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng...
Khác với đa số suy nghĩ rằng rối loạn tiền đình chỉ xảy ra ở nữ giới, sau độ tuổi mãn kinh, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Trên thực tế, tỷ lệ nam giới bị rối loạn tiền đình còn cao hơn so với nữ giới, cứ 10 người mắc rối loạn tiền đình thì có đến 6 người có giới tính nam.
Áp lực cuộc sống; lạm dụng rượu bia, chất kích thích; thói quen sinh hoạt không lành mạnh hay hệ thống tiền đình trung ương rối loạn… ngày càng nhiều nam giới mắc phải hội chứng này.
Biểu hiện rối loạn tiền đình ở nam giới
Những dấu hiệu rối loạn tiền đình phổ biến thường gặp nhất ở nam giới bao gồm:
Chóng mặt, quay đầu
Giảm khả năng duy trì thăng bằng, đi lại khó khăn
Buồn nôn và nôn
Đau đầu, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung
Ngất xỉu
Ù tai
Mệt mỏi
Nam giới có nguy cơ và tỷ lệ bị Rối loạn tiền đình cao
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở nam giới
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng rối loạn tiền đình tại nam giới bao gồm:
Cấu trúc tai: Tai của nam giới thường có kích thước lớn hơn và cấu trúc phức tạp hơn so với phụ nữ, do đó hệ thống tiền đình dễ bị tổn thương hơn.
Thiếu máu não: Thiếu máu lên não là nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn hoặc hẹp mạch máu, gây ra các triệu chứng hoa mắt, ù tai, choáng váng… Đặc biệt là khi đột ngột thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống quá nhiều.
Do tuổi tác: Lão hóa do tuổi tác khiến cho hoạt động của các bộ phận trên cơ thể suy giảm và dễ tổn thương, đặc biệt là hệ thống thần kinh.
Căng thẳng thần kinh: Stress do áp lực công việc, cuộc sống khiến hệ thần kinh thường xuyên trong trạng thái kích thích, các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiền đình ở nam giới.
Thói quen ăn uống không khoa học:Thói quen sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích; ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật...là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình ở nam giới.
Nghề nghiệp: các ngành nghề đòi hỏi cường độ lao động cao, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc hóa chất độc hại; môi trường làm việc văn phòng ngồi nhiều, ít vận động cũng có thể tăng nguy cơ gặp tổn thương tai và cấu trúc trong tai.
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ở nam giới
Việc điều trị rối loạn tiền đình ở nam giới phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Các phương pháp điều trị chính bao gồm:
Thuốc điều trị
Một số triệu chứng rối loạn tiền đình có thể được điều trị bằng thuốc để cải thiện tình trạng khó chịu và giúp người bệnh sinh hoạt bình thường.
Các loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc kháng histamin: có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng chóng mặt, buồn nôn nhưng dễ gây buồn ngủ, giảm khả năng tập trung.
Nhóm thuốc an thần: có tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm stress, căng thẳng để người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ, cải thiện chứng đau đầu.
Các thuốc tăng tuần hoàn máu: hỗ trợ và cải thiện khả năng tuần hoàn máu não, giảm nguy cơ rối loạn tiền đình cho thiếu máu lên não.
Thuốc giãn cơ: Giúp giảm bớt co cứng cơ, một trong những yếu tố góp phần gây chóng mặt và mất thăng bằng.
Liệu pháp trị liệu
Để điều trị hội chứng rối loạn tiền đình, bệnh nhân thường được chỉ định kết hợp một số liệu pháp trị liệu, dựa vào nguyên nhân và triệu chứng trong từng trường hợp cụ thể.
Các liệu pháp điều trị được dùng hiện nay là:
Liệu pháp tiền đình: phương pháp áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt. Các bài tập được thiết kế và xây dựng nhằm mục đích rèn luyện khả năng nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động của não bộ và hệ thống tiền đình.
Liệu pháp vật lý: giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng của hệ thống tiền đình, gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng và sự phối hợp các vận động
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): là phương pháp can thiệp nhằm tiếp cận các biến dạng nhận thức, giúp thay đổi hành vi, suy nghĩ tiêu cực và phát triển các chiến lược ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp cải thiện nguy cơ rối loạn tiền đình
Phẫu thuật
Trong một số ít các trường hợp, tình trạng rối loạn tiền đình có thể phải điều trị bằng cách thực hiện các phẫu thuật cần thiết.
Phẫu thuật thường được chỉ định để loại bỏ các bệnh lý tiềm ẩn gây ra rối loạn tiền đình, chẳng hạn như khối u hoặc chấn thương ở tai trong.
Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ
Thay đổi lối sống và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ bị rối loạn tiền đình.
Các phương pháp bao gồm:
Nghỉ ngơi đầy đủ: nghỉ ngơi đủ, đi ngủ sớm và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu não và giảm các triệu chứng chóng mặt và mất thăng bằng.
Ăn uống điều độ: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ba bữa như thông thường. Hạn chế ăn quá no, tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào, dầu mỡ trước khi đi ngủ.
Uống đủ nước: Nước cần thiết cho việc duy trì hệ thống tiền đình. Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể duy trì hoạt động bình thường và ngăn ngừa mất nước, có thể khiến tình trạng chóng mặt, khó chịu, buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạn chế sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, caffeine và các chất kích thích có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình và tình trạng căng thẳng, thiểu năng tuần hoàn.
Quản lý căng thẳng: Căng thẳng là một trong những yếu tố có thể khởi động hoặc làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình. Tập luyện các bài tập thư giãn như yoga, thiền hoặc dành thời gian cho sở thích có thể giúp giảm căng thẳng.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn là một trong những biện pháp giúp cải thiện khả năng lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tổng thể, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Phòng ngừa rối loạn tiền đình ở nam giới
Để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiền đình ở nam giới, một số thói quen và biện pháp có thể áp dụng như:
Tập thể dục đều đặn: Lựa chọn các bài tập và các môn thể thao phù hợp, luyện tập với cường độ vừa phải, tránh quá sức.
Ngủ đủ giấc: đi ngủ sớm để các cơ quan trong cơ thể có thời gian thư giãn và phục hồi. Đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày, tránh mất ngủ kéo dài.
Giảm căng thẳng: Tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi đủ và tránh căng thẳng kéo dài bằng các bài tập thư giãn, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa. Có thể thư giãn bằng cách tắm bồn nước ấm, ngâm chân hoặc massage.
Ăn uống khoa học, lành mạnh: Giảm tiêu thụ các thực phẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hạn chế rượu bia và các chất kích thích. Đồng thời tăng cường thực phẩm giúp cải thiện hoạt động tim mạch và thần kinh như rau xanh, trái cây và các cá giàu omega-3.
Rối loạn tiền đình ở nam giới có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và điều trị các bệnh lý nguy cơ để cải thiện các triệu chứng cũng như đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Dùng thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu lên não
Cải thiện chóng mặt, hoa mắt, đau đầu bằng thuốc Hoạt huyết Đông y
Theo y học cổ truyền, rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng với hai thể loại là thực chứng và hư chứng. Bệnh thường có triệu chứng như đầu váng, mắt hoa, ngồi trên xuồng cảm giác như trời đất quay cuồng, đứng lên đột ngột thì muốn ngã.
Có người do thận thủy bất túc, thủy không hàm dưỡng được mộc gây nhiễu loạn thanh khí, có người lại do Tâm và Tỳ bị hư tổn, khí huyết bất túc; cũng có trường hợp tỳ vị hư nhược, khiến cho đàm trọc trở trệ, hoặc đàm hỏa thăng lên trên làm che mờ khí thanh dương ở thượng khiếu mà gây ra bệnh.
Việc điều trị bệnh cần ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can thận, bổ khí huyết đồng thời khu phong, tán hàn, trừ thấp.
Đông y có bài thuốc hoạt huyết, thường dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ. Khi lưu thông máu tốt hơn sẽ đưa máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng lên não, giúp nuôi dưỡng tế bào não. Nhờ vậy sẽ giúp phòng ngừa và điều trị các tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, suy nhược thần kinh…
Bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu hiện đã được chuyển giao sản xuất tại Nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, thành Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén tiện sử dụng.
Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu Thành phần (Cho 1 viên nén):
Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm