Nhiều bạn học sinh cho rằng môn Văn thường phải học thuộc rất nhiều, hoặc chỉ cần học thuộc là qua môn. Nhưng đây lại không phải là phương pháp học tập tốt với môn Ngữ Văn ở cấp 3, khi khối lượng kiến thức môn Ngữ văn trở nên lớn hơn và phức tạp hơn.
1. Vì sao không nên sử dụng phương pháp học thuộc lòng mới môn Ngữ văn cấp 3?
Môn Ngữ văn ở chương trình THPT đòi hỏi em phải có kiến thức toàn diện từ tiếng Việt và Tập làm văn để giải quyết các câu hỏi Đọc hiểu. Tiếp theo là kiến thức xã hội để có thể viết được đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ.
Cuối cùng là các yêu cầu cho bài văn nghị luận văn học cũng khó hơn. Tiêu biểu như đề bài đòi hỏi so sánh văn học (so sánh hai chủ thể, hai hình tượng văn học), lập luận, chứng minh văn học (chứng minh tính dân tộc và tính cách mạng trong thơ Tố Hữu qua đoạn trích Bài Việt Bắc)
2. Phương pháp học tập tốt với môn Ngữ văn cấp 3
- Với các đơn vị kiến thức tiếng Việt và Tập làm văn hãy tóm tắt kiến thức bằng bảng biểu.
- Để nhớ được nội dung chính của văn bản truyện và thơ: Sử dụng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức
- Những văn bản truyện dài có nhiều chi tiết nhỏ, tình tiết dồn dập, nhiều bước ngoặt, nếu như không hệ thống hóa bằng sơ đồ sẽ rất khó để nhớ toàn bộ các chi tiết. Chưa kể đến hệ thống nhân vật phức tạp cũng làm học sinh nhớ lộn xộn
- Hệ thống hóa kiến thức: Việc hệ thống hóa kiến thức còn giúp em nhìn bao quát được toàn bộ cấu trúc của tác phẩm. Việc này có tác dụng tránh lạc đề trong việc xây dựng dàn ý khi viết bài văn nghị luận văn học.
- Đọc nhiều sách sẽ giúp ta biết được nhiều dẫn chứng, những câu châm ngôn hay mà vận dụng vào bài văn hay khám phá được những nền văn học cổ… Tuy nhiên, sau mỗi tác phẩm hay mỗi cuốn sách chúng ta phải ngẫm nghĩ những vấn đề mà cuốn sách tích lũy.
- Sử dụng sách tham khảo giúp ta có thêm nhiều tư liệu nhưng phải biết chọn lựa đâu là cuốn sách hay để học hỏi. Hiện nay có rất nhiều sách lậu viết sai nên teen cần cân nhắc kĩ trước khi mua. Teen hãy nghĩ rằng đọc sách chính là học hỏi những kinh nghiệm của người khác chứ không phải copy nguyên bài của họ mà bỏ vào bài của mình.
- Điều quan trọng nữa là phải viết thật nhiều, viết theo cảm xúc, theo cảm nhận, phân tích, bình luận những mặt đúng mặt sai…Văn là sáng tạo một cách trung thực chứ không phải là gian lận hay bắt chước.
- Để có được một bài văn hoàn chỉnh thì chúng ta phải đáp ứng đầy đủ các ý, phải có luận điểm rõ ràng, không được viết theo cảm xúc tràn lan mà chúng ta phải viết theo trình tự và phải cảm nhận, thấu hiểu tác phẩm thì mới có những bài viết hay.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm