Mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng chính quy được thực hiện dựa trên nội dung hướng dẫn theo công văn số 310/KTKĐCLGD-TS ngày 20/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bảng mã hóa các tổ hợp môn thi và xét tuyển đại học, cao đẳng chính quy được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê. Theo đó, mã tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng bao gồm 10 tổ hợp môn thi truyền thống và 91 tổ hợp môn thi mới.
Ngoài ra, các trường đại học, cao đẳng có thể lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển dựa vào ngành đào tạo và yêu cầu riêng của mỗi trường.
Những lưu ý khi chọn tổ hợp môn xét tuyển Đại Học năm học 2021-2022. Cụ thể như sau:
Hiện nay, các trường ĐH đã sử dụng 190 tổ hợp để xét tuyển. Tuy nhiên, chỉ có 5 tổ hợp được lựa chọn nhiều nhất lên tới 90% nguyện vọng là: A00 (Toán – Lý – Hóa), D01 (Toán – Văn – Anh), A01 (Toán – Lý – Anh) B00 (Toán – Hóa – Sinh), C00 (Văn – Sử – Địa). 10% nguyện vọng còn lại thuộc về hơn 140 tổ hợp khác. Chính vì vậy, thí sinh nên so sánh điểm thi của mình với các nhóm tổ hợp, và tổ hợp nào có điểm cao hơn thì đăng ký xét tuyển để có lợi thế nhất.
Mỗi ngành được quy định sử dụng không quá 4 tổ hợp để xét tuyển. Trong khi đó, mỗi thí sinh đều có một số môn học sở trường, có thể ghép thành tổ hợp để sử dụng xét tuyển. Dĩ nhiên, việc ghép này phải phù hợp với tổ hợp mà ngành/trường đó sử dụng.
Thí sinh có thể sử dụng tất cả 4 tổ hợp để xét tuyển cùng lúc vào một ngành yêu thích để tăng khả năng trúng tuyển hơn cho bản thân trong kỳ thi này.
Thí sinh có thể đưa ra độ chênh của điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, quy định chỉ tiêu dành cho từng tổ hợp. Như vậy, thí sinh cần nghiên cứu kỹ quy định đã được công khai trên trang thông tin tuyển sinh của các trường. Khi đã xác định được độ chênh điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, thí sinh căn cứ vào kết quả thi/học tập của mình để xác định đúng tổ hợp nào có lợi nhất.
Một số trường quy định chỉ tiêu cho từng tổ hợp, vì vậy thí sinh có thể sử dụng nhiều tổ hợp để đăng ký xét tuyển vào ngành, mỗi tổ hợp là một nguyện vọng.
Có nhiều phương thức không “quan tâm” đến tổ hợp xét tuyển mà đánh giá toàn diện năng lực học sinh. Cụ thể như phương thức xét điểm đánh giá năng lực hoặc xét tuyển thẳng bằng các chứng chỉ quốc tế… Vì vậy, học sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường.
Để tuyển sinh khắt khe hơn, một số trường đã mở những tổ hợp “tréo ngoe” với ngành tuyển. Ví dụ: Tuyển ngành kinh tế mà không có môn toán. Trong khi ngành kinh tế, chương trình đào tạo liên quan nhiều đến toán nên việc tuyển thí sinh không có năng lực tốt về toán có thể khiến sinh viên gặp khó khăn khi theo học, chất lượng đào tạo cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, thí sinh cần tỉnh táo khi lựa chọn tổ hợp.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm