Tìm hiểu bệnh trĩ như thế nào để điều trị cho đúng
Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch sưng to, hình thành bên trong và bên ngoài trực tràng, hậu môn.
Bệnh trĩ thường được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
- Trĩ nội: búi trĩ nằm ở bên trong hậu môn, khi trở nặng sẽ trồi ra bên ngoài.
- Trĩ ngoại: bũi trĩ nằm ở ngoài rìa hậu môn, khi trở nặng sẽ tăng kích thước và lan rộng ra xung quanh.
- Trĩ hỗn hợp: mắc cùng lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ được chia thành nhiều loại
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
Nguyên nhân chính gây bệnh trĩ chính là có quá nhiều áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ này gồm:
- Bị táo bón mạn tính
- Thường rặn khi đi tiêu
- Ngồi lâu khi đi tiêu
- Thường xuyên nâng vật nặng
- Béo phì
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Mang thai và sinh con
Những ai có các yếu tố nguy cơ này thì có nhiều khả năng mắc bệnh trĩ, điển hình là phụ nữ mang thai và sau sinh.
Phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ là sao?
Khi mang thai, thai nhi dần lớn, tử cung sẽ giãn nở rộng gây chèn ép vào tĩnh mạch ở trực tràng. Các tĩnh mạch hoạt động giống như các van để đẩy máu trở lại tim, khi các van bị suy yếu, thì có thể sưng phồng lên.
Khi sinh con qua ngả âm đạo (sinh thường), việc rặn mạnh trong quá trình sinh cũng có thể khiến các tĩnh mạch ở đáy chậu bị sưng lên.
Ngoài ra, tất cả những thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai và sinh con đều ảnh hưởng đến các tĩnh mạch trực tràng. Mang thai làm tăng sản xuất hormone progesterone khiến các tĩnh mạch giãn ra.
Phụ nữ mang thai và sau sinh cũng thường bị táo bón – yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do vậy, không chỉ phụ nữ sinh thường mà phụ nữ sinh mổ cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ do táo bón và thay đổi hormone trong thai kỳ.
Phụ nữ sau sinh có nguy cơ cao bị bệnh trĩ
Điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Ngay khi phát hiện bị bệnh trĩ, thì nên điều trị ngay, tránh để bệnh gây nhiều biến chứng sưng đau, chảy máu, thậm chí lồi búi trĩ ra ngoài gây ảnh hưởng đến việc vệ sinh và thẩm mỹ. Với phụ nữ sau sinh, có thể điều trị sớm bằng các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc tại nhà. Việc dùng thuốc hay các biện pháp phẫu thuật thì nên chờ sau khi cai sữa, không nuôi con bằng sữa mẹ.
Thay đổi chế độ ăn uống
- Bổ sung chất xơ (có nhiều trong rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt) giúp tiêu hóa tốt, giảm táo bón
- Uống nhiều nước hơn để làm mềm phân, giảm táo bón
Thay đổi thói quen
- Chườm đá vùng hậu môn để giảm đau và giảm sưng do bệnh trĩ
- Chú ý vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước ấm và khăn khô sạch
- Không ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài để tránh gây áp lực lên tĩnh mạch
- Cố gắng không rặn khi đi tiêu
Tránh ngồi bồn cầu trong thời gian dài
Tập thể dục thường xuyên
- Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ
- Tập các bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
Dùng thuốc giảm đau
Có thể dùng thuốc, kem bôi để giảm đau, sưng và ngứa ngáy do bệnh trĩ. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến thầy thuốc về loại thuốc dành cho phụ nữ sau sinh (nếu bạn đang cho con bú).
Phẫu thuật
Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn nặng hoặc các phương pháp điều trị và chăm sóc khác không có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Dùng thuốc Trĩ Đông y
Xu hướng mới hiện nay trong điều trị bệnh trĩ là áp dụng bài thuốc Đông y để vừa điều trị triệu chứng bệnh vừa làm bền chắc thành mạch, ngăn ngừa và hạn chế bệnh trĩ tái phát.
Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả, thành phần gồm các vị dược liệu quý như Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, Sen (hạt), Ý dĩ… Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.
Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén giúp giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát, dùng điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài… Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Thuốc Trĩ Nhất NhấtTác dụng Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Chỉ định Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm