NATO không kết nạp bất cứ nước nào đang có chiến tranh
Theo giới truyền thông Pháp dẫn nguồn tin từ giới phân tích chiến lược cho biết, trong báo cáo chiến lược của chính quyền Paris đã đưa ra dự báo mới về thời hạn để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời cảnh báo về một cuộc chiến tranh Nga-NATO sẽ nổ ra, sau khi kết thúc xung đột Nga-Ukraine.
Những dự báo này được nêu trong tài liệu mang tên “Đánh giá Chiến lược Quốc gia” của Pháp cho đến năm 2030.
Tài liệu này nhấn mạnh rằng, sau khi cuộc xung đột với Ukraine kết thúc trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm nữa [với phần thắng thuộc về Moscow], Lực lượng Vũ trang Nga có thể phát động một cuộc tấn công chống lại một trong các nước NATO xung quanh.
“Các hành động tấn công mới của Nga chống lại Ukraine là có thể tiếp tục xảy ra, cũng như đối với các quốc gia châu Âu, ví dụ như ở Moldova, Balkan hoặc thậm chí chống lại các thành viên NATO” - tài liệu nêu rõ.
Trong 4 năm qua, các nước châu Âu luôn nỗ lực vơ vét vũ khí ở khắp nơi để chuyển giao cho chính quyền Kiev, hy vọng sẽ giành được khoảng thời gian chuẩn bị quý báu cho kịch bản cuộc chiến tranh với Liên bang Nga, với cái giá phải trả là sự tàn phá của đất nước Ukraine, không có liên quan gì đến đất nước họ.
Và trong bối cảnh tích cực này, tuyên bố của các nhà phân tích quân sự Pháp có vẻ khá hợp lý.
Điều đáng chú ý là hiện nay toàn bộ châu Âu đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự với Liên bang Nga, sử dụng nhiều dự báo thời gian khác nhau về thời điểm bắt đầu một cuộc xung đột toàn diện.
Tuy nhiên, tất cả những kịch bản này luôn được nhấn mạnh rằng Moscow sẽ là bên khởi xướng cuộc chiến tranh.
Xuất phát từ những nhận định đáng lo ngại này, mong muốn tăng chi tiêu quốc phòng của chính quyền Paris, Berlin, London và Warsaw, ví dụ như Pháp đã tuyên bố tăng gấp đôi các khoản phân bổ tương ứng, cung cấp hàng loạt vũ khí tầm xa cho Ukraine, như tên lửa không đối đất SCALP-EG.
Trong khi đó, Đức lại đe dọa Liên bang Nga bằng mọi cách có thể, mua tên lửa phòng không Patriot từ Hoa Kỳ cung cấp cho Kiev, chuyển giao các hệ thống phòng không Iris-T cho lực lượng phòng không Ukraine, mở các nhà máy sản xuất và sửa chữa vũ khí tại nước này.
Còn Anh luôn là thủ lĩnh châu Âu và NATO về hỗ trợ Ukraine với các khoản ngân sách quân sự, cung cấp xe tăng Challenger 2, tên lửa không đối đất tầm xa Storm Shadow (tên gọi phiên bản Anh của tên lửa SCALP-EG Pháp).
Còn Ba Lan không chỉ biến thành đầu cầu vận chuyển vũ khí của các nước phương Tây khác, mà còn tích cực mua vũ khí từ nhiều quốc gia khác nhau trong ba năm qua, như máy bay MiG-29, xe tăng T-72…, để cung cấp cho Kiev.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm