I. Nóng trong người đi cầu ra máu - Dấu hiệu của bệnh lý nào?
Nóng trong người đi cầu ra máu thường là báo hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang gặp phải vấn đề bất thường. Đáng nói, triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau khó chịu tại khu vực thượng vị, bụng dưới, hậu môn… Đây là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
1. Nóng trong do cơ thể chưa được giải độc
Hàng ngày, cơ thể luôn phải tiếp xúc với nhiều chất độc hại thông qua nhiều con đường như thực phẩm, không khí... Khi các chất độc tiến vào cơ thể, các cơ quan như gan, thận... sẽ khởi động chu trình thải độc để đảm bảo độc tố không gây hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi quá trình giải độc của cơ thể bị gián đoạn, các cơ quan giải độc làm việc kém năng suất, lượng độc tố sẽ tích tụ lại và gây ra những triệu chứng bất thường như nóng trong người đi cầu ra máu...
2. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là chứng bệnh cũng khá phổ biến, đeo bám nhiều người, liên quan đến 2 cơ quan chính là trực tràng và hậu môn. Những ai dễ bị trĩ? Bệnh này thường xuất hiện ở người bị béo phì, người hay làm việc nặng, đặc biệt là người bị táo bón kinh niên…
Khi bệnh trĩ khởi phát, người bệnh có thể bị đi cầu ra máu và gặp phải những cơn đau từ nhẹ đến nặng tại khu vực hậu môn. Đó là do các búi trĩ tích tụ trong hậu môn, làm cản trở sự đào thải phân ra bên ngoài.
3. Viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt cũng có thể gây nóng trong người đi cầu ra máu, do đại tràng co thắt quá mức, làm tác động tiêu cực nên khu vực niêm mạc dạ dày. Ngoài triệu chứng đặc trưng này, người bệnh còn hay bị tiêu chảy, táo bón…
4. Polyp trực tràng
Polyp trực tràng xảy ra khi niêm mạc trực tràng hình thành nên khối u lành tính. Dù không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng sẽ cản trở sinh hoạt của người bệnh, khiến bệnh nhân hay bị đau, chảy máu khi đi cầu.
5. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng có thể đe dọa cướp đi tính mạng của người mắc bệnh và hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Đồng thời, bệnh cũng gây ra nhiều triệu chứng như chảy máu hậu môn khi đi cầu, sưng đỏ hậu môn, chán ăn, mệt mỏi… Khi thấy dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư đại trực tràng, bạn phải đi khám ngay để được điều trị sớm.
6. Xuất huyết tiêu hóa dưới
Xuất huyết tiêu hóa dưới có thể xuất phát từ sự cháy máu tại những cơ quan như hậu môn hoặc ruột già. Biểu hiện nổi bật của chứng bệnh này chính là người bệnh bị đi cầu ra máu tươi hoặc là có màu nâu. Đáng nói, xuất huyết tiêu hóa dưới cũng có thể liên quan tới nhiều bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu cục bộ, polyp, rối loạn máu…
7. Nứt kẽ hậu môn
Các đối tượng thường bị nứt kẽ hậu môn là đàn ông ở tuổi trung niên hoặc là trẻ nhỏ. Bệnh này thường khởi phát do bị cơ địa da khô bẩm sinh, hoặc cũng có thể do táo bón kéo dài, khiến vùng hậu môn bị sưng đau, thậm chí là chảy máu khi đi vệ sinh.
II. Nóng trong người đi cầu ra máu có nguy hiểm?
Mức độ nguy hiểm của triệu chứng nóng trong người đi cầu ra máu sẽ chịu ảnh hưởng của bệnh lý mà người bệnh mắc phải và giai đoạn phát triển của bệnh.
Nếu đi cầu ra máu thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động và sinh hoạt sống thường ngày, đồng thời gây suy nhược cơ thể, giảm đề kháng...
Trong trường hợp bạn bị đi kèm ra máu nguyên do là bị ung thư, xuất huyết tiêu hóa dưới… và gặp phải nhiều biểu hiện bất thường khác mà không được xử lý kịp, sẽ gặp phải nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặt khác, đối với các tình huống đi cầu ra máu do nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, táo bón... thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xử lý sai cách hoặc không khắc phục sớm sẽ khiến bệnh nhân bị tích tụ phân quá nhiều và lâu ở trong đại tràng dễ chuyển sang những hội chứng nguy hiểm như áp xe hậu môn, nhiễm trùng máu…
III. Triệu chứng đi cầu ra máu do nóng trong
Không phải ai bị nóng trong đi cầu ra máu nào cũng sẽ gặp những triệu chứng bệnh giống nhau. Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của tình trạng này mà bệnh nhân có thể sẽ gặp phải:
1. Ra máu đen khi đi cầu
Những ca đi ngoài ra máu đen có thể là dấu hiệu cảnh báo của viêm loét tá tràng, chảy máu đường mật…
2. Đi cầu ra máu đông
Thông thường, các ca bệnh đi cầu ra máu đông sẽ gặp thêm những triệu chứng khác như sốt cao, mệt lả. Tình trạng này có thể khởi phát do các bệnh lý như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, thậm chí là ung thư hậu môn…
3. Đi đại tiện ra máu kèm dịch nhầy
Đi ngoài ra máu kèm dịch nhầy thường do cơ thể người bệnh đã bị nhiễm khuẩn, hoặc do bệnh nhân đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích…
4. Đi cầu ra máu tươi
Đi cầu ra máu tươi chủ yếu là do tình trạng nứt hậu môn, hoặc do bệnh nhân bị trĩ nặng… Những bệnh lý này đều tương đối khó kiểm soát, cần phải được bác sĩ tư vấn để ngăn chặn các biến chứng nặng hơn.
5. Đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau
Ai bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không thấy đau, hãy nghĩ đến dấu hiệu của bệnh viêm loét đại trực tràng. Bệnh này thường gây chảy máu khi đi cầu và phân thường bị dính máu đỏ tươi hoặc máu màu đen, kèm theo biểu hiện như mót rặn, tiêu chảy…
6. Đi cầu ra máu kèm buồn nôn, chóng mặt
Buồn nôn, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, cùng với tình trạng đi ngoài ra máu chính là dấu hiệu cho thấy khu vực hậu môn của bạn đang chịu tổn thương. Thậm chí, đây cũng có thể là biểu hiện ung thư trực tràng, nên bạn đừng chủ quan!
IV. Cách chữa trị nóng trong người đi cầu ra máu
Nóng trong người đi cầu ra máu là điều khiến nhiều người bệnh vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây suy nhược cơ thể và nhiều hệ lụy khác. Bạn có thế áp dụng những phương pháp sau để điều trị:
1. Chữa trị tại nhà nóng trong người đi đại tiện ra máu
Để khắc phục và phòng ngừa tình trạng nóng trong người đi cầu ra máu tiếp tục tái diễn, người bệnh và người nhà có thể áp dụng các cách sau:
- Có thể dùng các loại lá có tác dụng cầm máu nhanh như lá ngải cứu, diếp cá, nhọ nồi, rau sam... để chữa trị tại nhà. Nếu trường hợp nguyên nhân đi ngoài ra máu là do máu chảy từ ruột già bạn áp dụng xay nhuyễn lá rồi ép lấy nước uống. Nếu chảy máu khi đi cầu do nứt kẽ hậu môn hay vị trí trực tràng bạn giã nát lá rồi xông hoặc đắp cố định vùng hậu môn. Những phương pháp này đòi hỏi một quá trình thực hiện kiên trì.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn sau khi đi ngoài: Bạn nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh, kết hợp dùng kem dưỡng ẩm hoặc dầu oliu để xoa dịu vùng da hậu môn đang bị kích ứng.
- Uống nhiều nước khoáng, nước trái cây… giúp phân mềm hơn và dễ đào thải ra ngoài hơn, đặc biệt là khi cơ thể đang bị nóng trong.
- Không ăn những thực phẩm dễ gây nóng trong, điển hình như thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ, đồ ăn nóng cay, đồ uống chứa chất kích thích… Bạn nên thay thế bằng các thực phẩm lành mạnh, cho cơ thể được hồi phục tốt hơn.
- Thêm nghệ vào chế độ ăn để tăng cường độ khỏe cho tĩnh mạch từ đó giảm thiểu rủi ro bị đi ngoài ra máu. Đồng thời người bệnh cũng nên thêm những thực phẩm chứa nhiều magie, mang tính mát như rau xanh, rau cải, giá đỗ… nhằm giải nhiệt cho cơ thể, dễ đi ngoài.
- Tập cho mình thói quen đi ngoài hàng ngày vào một khung giờ cố định giúp đào thải chất cặn bã, phân ra khỏi cơ thể, hạn chế táo bón hoặc đau rát khi đi vệ sinh.
- Tránh để bị stress quá mức. Việc căng thẳng, lo lắng quá đà có thể gây gián đoạn, tắc nghẽn hoạt động của hệ tiêu hóa và đường ruột gây khó khăn cho việc đào thải chất cặn bã.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt, người bệnh cũng cần áp dụng thêm những giải pháp giúp khắc chế tình trạng nóng trong, gây chảy máu khi đi ngoài do nguyên nhân bệnh lý.
2. Khắc phục nóng trong người đi cầu ra máu do cơ thể chưa được giải độc
Cần biết, nóng trong có thể là biểu hiện cho thấy chức năng của gan đang bị suy giảm, khiến khả năng đào thải độc tố kém đi. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng khác như nổi mụn nhọt, mụn nước…
Đây chính là “lời cảnh báo” cho thấy lượng độc tố trong cơ thể đang vượt ngưỡng an toàn và người bệnh cần phải tiến hành thải độc. Bạn có thể kích thích cơ thể thải độc bằng nhiều cách như thông qua chế độ ăn hoặc chữa theo Đông y.
Tuy nhiên, các phương pháp Đông y hiện nay thường vô thưởng vô phạt. Người bệnh nên áp dụng các biện pháp thải độc đem đến sự an toàn và hiệu quả hơn như Đông y thế hệ 2, đem tới hiệu quả điều trị chủ lực cho nhiều bệnh lý mãn tính.
Hiện nay trên thị trường có rất hiếm sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của Đông y thế hệ 2, chỉ có Viên thải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Nhất Nhất mới đem tới hiệu quả thực sự.
Đó là nhờ viên uống được bào chế theo “quốc bảo” Ngự y mật phương, chỉ dùng để chữa bệnh cho Vua. Viên uống sẽ giúp thúc đẩy, tái tạo lại cơ chế thải độc tự nhiên của cơ thể. Nhờ thế mà lượng độc tố đang tích tụ trong cơ thể sẽ dần được đào thải ra ngoài.
Khi đó, tình trạng nóng trong cũng sẽ được kiểm soát, giúp tần suất nóng trong đi cầu ra máu giảm hẳn, thậm chí là biến mất hoàn toàn.
3. Khắc phục nóng trong người đi cầu ra máu do bệnh trĩ
Nếu bạn bị nóng trong đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh trĩ, việc khắc phục với sản phẩm chuyên biệt như Viên trĩ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của dược phẩm Nhất Nhất giúp bồi bổ can thận, lưu thông khí huyết tại khu vực hậu môn, tăng cường khả năng hồi phục của những mạch máu đang chịu tổn thương tại khu vực này. Từ đó, các triệu chứng như nóng trong đi cầu ra máu do bị trĩ cũng sẽ tiêu biến dần.
4. Khắc phục nóng trong người đi cầu ra máu do viêm đại tràng
Hoặc, đối với những ai đang bị nóng trong đi cầu ra máu là triệu chứng của bệnh đại tràng, người bệnh có thể sử dụng một giải pháp khắc chế các triệu chứng khó chịu của bệnh như dùng ngay Viên đại tràng Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2. Viên uống không chỉ giúp giảm dần những triệu chứng khó chịu mà còn có thể ngăn tái phát bệnh đại tràng trong nhiều năm chỉ sau một liệu trình sử dụng.
5. Điều trị y tế đi ngoài ra máu do nóng trong người
Khi tình trạng nóng trong đi cầu ra máu xuất hiện với tần suất dày đặc, hoặc xuất hiện kèm các biểu hiện bệnh lý khác, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt là khi thấy có những dấu hiệu sau đây:
- Bạn bị nóng trong đi ngoài ra máu trên 3 ngày liên tiếp.
- Bụng đau quặn, tăng dần mức độ đau theo thời gian.
- Chảy máu hậu môn, đi ngoài ra máu kết hợp với các biểu hiện như co giật, tụt huyết áp…
- Đi đại tiện không thể kiểm soát, nôn trớ, sốt cao…
- Cân nặng sụt giảm nhanh chóng một cách bất thường.
Nóng trong người đi cầu ra máu có thể được xử lý đơn giản nếu giải quyết chính xác căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, với các biến chứng nghiêm trọng nên bệnh nhân và người nhà tuyệt đối không nên chủ quan!
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm