I - Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở chân
Nếu không phải do các vấn đề bệnh lý thì hiện tương mẩn ngứa ở chân có thể do một trong những nguyên nhân như sau đây:
1. Khô da
Khi thời tiết hanh khô độ ẩm thấp, da chân sẽ trở nên khô hơn gây ra cảm giác ngứa ngáy. Đặc biệt ngứa do khô da có thể nhiều hơn ở khu vực bàn chân do vùng da này tương đối mỏng. Bên cạnh đó việc uống quá ít nước cũng có thể khiến làn da trên cơ thể bị khô, không riêng vùng da ở chân.
2. Dị ứng thời tiết
Người có cơ địa dị ứng thời tiết có thể bị nổi mề đay mẩn đỏ, kèm theo ngứa ở bắp chân hoặc mu bàn chân. Điều này là do cơ thể phản ứng quá mẫn với thời tiết và gây ra tình trạng ngứa. Tình trạng ngứa ở chân có thể diễn ra âm ỉ hoặc đột ngột dữ dội, gây cảm giác khó chịu bứt rứt.
3. Dị ứng với thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng phản ứng dị ứng và gây mẩn đỏ ngứa là: thuốc hóa trị ung thư, thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh…
4. Do vi khuẩn, nấm tấn công
Nếu khu vực da chân không vệ sinh sạch sẽ hoặc phải tiếp xúc với môi trường chứa các tác nhân trên, sẽ dễ bị các loại vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập và tấn công gây ngứa. Đồng thời làm xuất hiện tình trạng viêm đỏ, sưng đau.
5. Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố có thể làm rối loạn hoạt động tuyến bã nhờn của da, khiến cho da dễ bị tắc lỗ chân lông và khó đào thải độc tố ra ngoài thông qua mồ hôi. Làm tăng nguy cơ hình thành viêm da, nếu viêm da không được xử lý kịp thời có thể gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở bàn chân hoặc bắp chân, nhất là đối với phụ nữ.
6. Do cạo lông chân
Hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn ở chân có thể đến từ thói quen của nhiều người, đó là cạo lông chân. Ngứa có thể do bạn cạo lông chân sai cách gây trầy xước da, cũng có thể do kích ứng với kem cạo hoặc dao cạo không sạch sẽ. Ngoài ra, khi lông mọc lại cũng sẽ gây ngứa râm ran.
7. Côn trùng cắn
Khi bị côn trùng, sâu bọ cắn (chẳng hạn như muỗi đốt, ve, bọ cắn) sẽ gây ra phản ứng ngứa tức thời. Tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài lâu.
II - Những vị trí ở chân thường hay bị nổi mẩn đỏ ngứa
Nổi mẩn ngứa vùng chân có thể xuất hiện ở các vị trí cụ thể như sau:
- Lòng bàn chân: Thường do bàn chân tiếp xúc với các tác nhân gây ngứa (côn trùng sâu bọ, hóa chất, nước mưa) hoặc do không vệ sinh bàn chân sạch sẽ, hoặc đi giày không sạch làm cho lòng bàn chân bí hơi.
- Mu bàn chân: Nguyên nhân tương tự như khi bị ngứa lòng bàn chân, hoặc do tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời.
- Bắp chân: Do gặp phải vấn đề như viêm nang lông, da khô nứt, mặc quần bó ôm sát bắp chân khiến cho lỗ chân lông vùng bắp chân bị bít tắc hoặc bị côn trùng cắn.
III - Đối tượng dễ bị nổi mẩn ngứa ở chân
Những đối tượng dễ nổi mẩn đỏ ngứa ở chân thường là người có sức đề kháng yếu, hay bị tổn thương trước các tác nhân bên ngoài. Chẳng hạn như:
- Bà bầu: Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, cộng với sức khỏe trong giai đoạn này không tốt như trước nên làm cho bà bầu dễ bị nổi mẩn đỏ ngứa nếu tiếp xúc với các tác nhân gây ngứa.
- Trẻ em: Đây cũng là đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, hơn nữa các em cũng trong giai đoạn hiếu động, tò mò hay nghịch ngợm nên dễ tiếp xúc với bụi bẩn. Nên đây cũng chính là lý do khiến các em hay bị nổi mẩn đỏ ngứa.
- Người cao tuổi: Nhiều người cao tuổi dễ mắc các bệnh lý mạn tính làm sức khỏe đi xuống, vì vậy nếu tiếp xúc nhiều với yếu tố gây mẩn đỏ, ngứa ngáy thì cũng dễ gặp phải tình trạng này.
- Người bị suy giảm miễn dịch: Bao gồm người bệnh đái tháo đường, người nhiễm HIV/AIDS, suy gan, suy thận mạn tính có nguy cơ cao bị nổi mẩn đỏ ngứa.
IV - Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân cảnh báo bệnh gì?
1. Chức năng thải độc ở gan, thận và nhiều cơ quan khác suy giảm
Theo Đông Y, chức năng thải độc ở gan thận và các cơ quan khác (da, phổi, ruột, hệ bạch huyết, hệ tiêu hóa) suy yếu là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân.
Khi đó, chất độc cứ thế mà tích tụ ở khắp nơi trong cơ thể, trong đó có vùng da chân, khiến chân nổi mẩn ngứa khó chịu. Nếu không được can thiệp kịp thời thì chất độc cứ tồn đọng trong cơ thể lâu ngày và “đầu độc” rất nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Chẳng hạn như tăng quá trình lão hóa trong cơ thể, suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và nhiều bệnh lý mạn tính khác (tiểu đường, bệnh về tim mạch, gout…).
Như vậy, muốn hết nổi mẩn ngứa ở chân thì việc tăng cường chức năng thải độc ở gan thận cũng như các cơ quan khác là rất quan trọng. Điều này không những giúp người bệnh không còn bị nổi mẩn ngứa mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể, phòng ngừa nhiều loại bệnh lý.
2. Bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường thường có biểu hiện ngứa râm ran và tê ở bàn chân, điều này cũng một phần do lượng đường huyết tăng cao trong máu làm tổn thương dây thần kinh ở lớp ngoài da. Hoặc có thể do người bệnh tiểu đường thường có sức đề kháng suy giảm dẫn đến vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào da và gây viêm ngứa, đỏ tấy.
3. Bệnh nấm da chân
Nổi mẩn ngứa ở chân là triệu chứng thường gặp ở bệnh nấm da chân, nấm thường xuất hiện giữa các kẽ ngón chân. Người mắc bệnh nấm da chân thường có một số biểu hiện như: Viêm loét, da tróc vảy, xuất hiện các mảng sần sùi màu đỏ hoặc hồng, nâu.
Những đối tượng thường xuyên xuất hiện nấm da chân: Người hay đi giày, không vệ sinh chân đầy đủ, sinh sống hoặc làm việc trong điều kiện môi trường quá ẩm thấp.
4. Bệnh về gan
Suy giảm chức năng gan là nguyên nhân phổ biến gây ra nổi mẩn ngứa ở chân. Bởi gan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất độc, giải độc cho cơ thể, khi chức năng gan bị suy giảm thì cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều độc tố bên trong. Và chính sự tích tụ chất độc này làm cho da dễ bị kích ứng và gây nên hiện tượng nổi mẩn ngứa ở chân.
Ngoài ra, tình trạng này hay gặp ở những người mắc các bệnh lý về gan như: Viêm gan do vi rút (viêm gan A, B, C), xơ gan, gan nhiễm độc…
5. Vảy nến
Một trong những triệu chứng điển hình ở người bệnh vảy nến đó là nổi mẩn ngứa ở chân, bệnh lý này có thể làm tổn thương và tác động xấu tới nhiều vùng da khác trên cơ thể, trong đó có bàn chân.
Vảy nến là tình trạng rối loạn hệ miễn dịch, tấn công vào cả tế bào da bình thường, khiến da bị nhạy cảm kích ứng và từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
Ngoài triệu chứng nổi mẩn ngứa ở chân, người bệnh còn có thêm nhiều triệu chứng khác như: Da đóng vảy, tấy đỏ, da khô, nứt nẻ, móng tay có đường rãnh hoặc vết lõm…
6. Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, do nguyên nhân hệ thống miễn dịch nhận diện, tấn công và làm tổn thương tế bào da trong cơ thể. Và trong đó có tế bào da ở chân.
Bệnh lupus ban đỏ làm cho chân người bệnh bị nổi mẩn ngứa và gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu khác như: Sốt cao, suy giảm nhận thức, đau nhức mỏi toàn thân hoặc thậm chí là suy giảm chức năng các cơ quan (gan, thận, tim…).
7. Viêm da tiếp xúc
Thêm một nguyên nhân khác cũng gây nên biểu hiện nổi mẩn ngứa ở chân đó là người bệnh mắc phải viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể gặp ở người bệnh viêm da tiếp xúc đó là: Da nổi mẩn đỏ, viêm loét, bong tróc, phồng rộp, nứt nẻ…
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm da tiếp xúc đó là do người bệnh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hóa chất gây kích ứng và tổn thương da. Chẳng hạn như: Sơn móng tay, thuốc mỡ có thành phần neomycin, keo dùng cho giày….
8. Ghẻ da
Ghẻ da là tình trạng tổn thương ở da do loại ký sinh trùng Sarcoptes scabiei tấn công. Biểu hiện điển hình ở những người bị ghẻ da đó chính là ngứa, cơn ngứa có thể rất dữ dội khi ghẻ đào hang hoặc sinh sản.
Các vị trí trên cơ thể có thể bị ghẻ đó là: Nách, giữa các ngón tay hoặc ngón chân, đầu gối, mông, xung quanh bộ phận sinh sản hoặc ngực, khuỷu tay, lòng bàn chân.
V - Một số cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân hiệu quả tại nhà
1. Phục hồi chức năng thải độc của gan thận, và các cơ quan
Như đã đề cập ở trên, chức năng gan thận và các cơ quan đào thải không tốt có thể làm xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân. Và điều này rất nguy hại cho sức khỏe của chúng ta. Hơn nữa, cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều loại độc tố khác nhau đến từ thực phẩm, không khí ô nhiễm, hóa mỹ phẩm, ô nhiễm nguồn nước… Vì vậy, việc tăng cường chức năng thải độc của cơ thể là hết cần thiết.
Thế nhưng, nếu như chỉ tăng cường chức năng thải độc ở gan thận là chưa đủ bởi vì hệ thống thải độc của cơ thể còn bao hàm nhiều phủ tạng khác (Ruột, da, phổi , hệ bạch huyết). Do đó, biện pháp giúp khắc phục nổi mẩn ngứa ở chân tốt nhất phải là tăng cường thải độc của toàn bộ cơ thể, đưa độc tố ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên và an toàn.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay thì để tìm được giải pháp có thể hỗ trợ thải độc toàn thân qua nhiều cơ quan trong cơ thể là rất khó khăn vì hầu như các sản phẩm thông thường hiện nay chỉ tăng cường chức năng thải độc ở gan thận.
Chỉ có Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới có khả năng thải độc toàn thân. Nhờ có hiệu quả vượt trội như vậy mà sản phẩm có thể giúp loại bỏ độc tố một cách tối đa, giảm nổi mẩn ngứa ở chân nhanh chóng và có thể ngăn tái phát đến vài năm (nếu dùng đủ liệu trình).
Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, là “Quốc bảo” chứa đựng tinh hoa Y học Cổ truyền từ nhiều đời và chỉ dành riêng cho vua chúa thời xưa.
2. Trị mẩn ngứa ở chân bằng phương pháp dân gian
Dân gian có rất nhiều cách để hạn chế nổi mẩn đỏ hoặc ngứa ngay ở chân trong trường hợp người bệnh mới bị nhẹ. Cụ thể đó là các biện pháp như sau:
Cách 1: Dùng lá khế:
Một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh nổi mẩn ngứa ở chân hay áp dụng đó là sử dụng lá khế. Loại thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm gây ngứa chân.
Để trị nổi mẩn ngứa ở chân bằng lá khế hiệu quả, bạn có thể áp dụng theo các bước như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế, sau đó rửa sạch.
- Đun sôi khoảng 1.5 lít nước, sau đó thêm lá khế vào đun sôi tiếp.
- Sau đó để nguội, chắt lấy nước lá khế.
- Tiến hành ngâm chân trong nước lá khế khoảng 15 phút.
Cách 2: Dùng lá kinh giới:
Kinh giới cũng là vị thuốc mà nhiều người lựa chọn để khắc phục mẩn ngứa ở chân. Ngoài ra, kinh giới còn có tác dụng nuôi dưỡng làn da, bổ sung độ ẩm cho da.
Cách dùng kinh giới như sau: Rửa sạch lá kinh giới, hơ ấm lá kinh giới. Tiếp theo, bạn cho lá kinh giới vào miếng vải mỏng và mềm. Sau đó, bạn chà lên vùng da chân bị nổi mẩn ngứa. Thực hiện thường xuyên biện pháp này giúp giảm ngứa hiệu quả.
Cách 3: Dùng lá trầu không:
Loại dược liệu này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, và tăng nguy cơ phục hồi tổn thương cho da.
Cách dùng lá trầu không rất đơn giản: Cho một nắm lá trầu không vào nồi đun sôi cùng với lượng nước vừa phải, sau đó để nguội bớt và ngâm chân hàng ngày. Áp dụng biện pháp này thường xuyên sẽ làm giảm cảm giác ngứa đáng kể.
Cách 4: Dùng lá chè xanh:
Lá chè xanh có tác dụng cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân khá tốt, ngoài ra thảo dược này còn chống viêm, giải độc. Bạn có thể sử dụng kết hợp lá chè xanh với các loại nguyên liệu tự nhiên khác (tía tô, kinh giới) để tăng cường hiệu quả điều trị.
Cách dùng lá chè xanh như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá chè xanh, kinh giới, cùng với tía tô. Đem rửa sạch chúng, cho các nguyên liệu này vào nồi, đun sôi cùng với 2 lít nước.
- Sau khi hỗn hợp này đã sôi thì mở vung nồi cho nguội bớt, rót nước ra chậu. Và tiến hành ngâm chân trong chậu nước khoảng 15 phút.
Cách 5: Dùng bột yến mạch
Do có chứa hàm lượng kẽm cao nên bột yến mạch có thể làm giảm đi cảm giác ngứa cho người bệnh. Ngoài ra, đây cũng là loại nguyên liệu giúp da nhanh lành vết thương, tăng cường đề kháng cho da.
Cách dùng bột yến mạch như sau:
- Chuẩn bị một chậu nước ấm, thêm khoảng 3-4 thìa bột yến mạch, khuấy đều để thu được hỗn hợp sền sệt.
- Sau đó, cho chân vào ngâm trong hỗn hợp này trong 20 phút. Và sau cùng, bạn rửa lại chân bằng nước ấm.
3. Chữa nổi mẩn ngứa ở chân bằng thuốc Tây Y
Tùy theo mỗi nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở chân khác nhau mà bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc khác nhau để điều trị nguyên nhân. Chẳng hạn như nếu người bệnh nổi mẩn ngứa là do nhiễm nấm, thì bác sĩ sẽ cho dùng các loại thuốc kháng nấm như: Miconazol, terconazol, nystatin…
Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, có thể phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng nổi mẩn ngứa ở chân như:
- Thuốc uống: Có thể dùng thuốc kháng histamin để hạn chế phản ứng dị ứng (loratadin, cimetidine…), thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để làm giảm cảm giác ngứa, viêm sưng đỏ hoặc đau đớn trên da của người bệnh.
- Kem bôi ngoài da: Tùy theo tình trạng da nổi mẩn ngứa ở từng người mà có thể sử dụng các loại kem bôi có chứa thành phần corticoid để làm giảm viêm nhiễm, hoặc kháng histamin để làm dịu tình trạng kích ứng, dị ứng cho da, ngăn ngứa ngáy khó chịu.
VI - Làm thế nào để phòng tránh nổi mẩn ngứa ở chân?
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân có thể hoàn toàn khắc phục từ sớm bằng những biện pháp như sau:
- Không mặc quần áo hoặc đeo tất quá ẩm ướt vì đây có thể là môi trường “lý tưởng” cho nhiều loại vi khuẩn hoặc nấm phát triển gây ngứa chân và nổi mẩn đỏ.
- Nên chú trọng thường xuyên rửa chân bằng xà phòng để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt bàn chân. Nhờ đó, giúp phòng ngừa ngứa nổi mẩn đỏ ở bàn chân hiệu quả.
- Tránh để da chân khô nứt nẻ vào mùa hanh khô hoặc mùa đông, da nứt nẻ sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn tấn công và gây viêm ngứa da chân. Do vậy, bạn nên thoa kem dưỡng vào chân thường xuyên khi thời tiết hanh khô hoặc lạnh nhé.
- Lựa chọn quần, váy hoặc tất có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bít tắc lỗ chân lông.
- Không nên cạo, nhổ lông chân vì có thể làm tổn thương da, dẫn đến các bệnh lý gây nổi mẩn ngứa ở chân.
- Nếu bạn bị nấm chân dai dẳng thì trước khi đi giày, bạn nên bôi kem chống nấm. Tuy nhiên, cần lựa chọn sản phẩm phù hợp để hạn chế nấm chân nặng thêm.
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân thật sự gây ra nhiều phiền toái và có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Ngay từ bây giờ, bạn hãy chú ý phòng ngừa, điều trị tình trạng này để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và có một làn da luôn khỏe mạnh nhé.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm