Nghẹt mũi khi ngủ gây khó thở, thở bằng miệng dẫn đến nhiều hệ lụy
Nguyên nhân gây nghẹt mũi khi ngủ
Nghẹt mũi là do chất nhầy dư thừa trong mũi chặn đường thở. Một nguyên nhân khác là do sưng hoặc viêm các mạch máu bên trong mũi. Cả hai vấn đề này có thể nặng hơn vào ban đêm. Tắc nghẽn mũi vào ban đêm đôi khi là vấn đề liên quan đến giải phẫu và trọng lực của con người. Với một số tình trạng sức khỏe, nằm nhiều khiến các triệu chứng trầm trọng hơn. Tình trạng nghẹt mũi có thể tự khỏi hoặc tái đi tái lại tùy vào nguyên nhân gây bệnh.
Tư thế có thể gây tắc nghẽn
Khi đứng hoặc ngồi thẳng trong ngày, chất nhầy liên tục thoát ra ngoài một cách tự nhiên do tác động của trọng lực. Nó đi từ mũi và xoang vào phía sau cổ họng, sau đó được nuốt xuống. Chúng ta thường không nhận thấy điều này. Tuy nhiên, khi nằm trên giường hoặc ngả người ở tư thế nằm ngang, trọng lực có thể khiến chất nhầy đọng lại hoặc trào ngược lên thay vì chảy ra, dẫn đến nghẹt mũi.
Thay đổi lưu lượng máu
Khi nằm xuống, huyết áp sẽ thay đổi. Và lưu lượng máu đến phần trên của cơ thể có thể tăng lên, bao gồm cả lưu lượng máu đến đầu và đường mũi. Lưu lượng máu tăng lên này có thể làm viêm các mạch bên trong mũi và đường mũi, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi. Sự thay đổi tự nhiên trong lưu lượng máu do mang thai cũng là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi.
Nghẹt mũi một bên luân phiên
Nhiều người nhận thấy rằng một bên mũi bị tắc vào những thời điểm nhất định trong ngày, nhưng tắc nghẽn lại chuyển sang bên khác vào ban đêm. Nếu chỉ bị tắc một bên mũi vào ban đêm, rất có thể do tình trạng nghẹt mũi một bên luân phiên. Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như polyp mũi, viêm mũi mạn tính, viêm xoang, ung thư mũi xoang.
Nghẹt mũi một bên luân phiên thường là do viêm mũi, viêm xoang, polyp mũi
Trào ngược axit
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một tình trạng khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, xảy ra khi cơ vòng giữa dạ dày và thực quản yếu và không thể đóng lại. Axit trào ngược có thể gây kích ứng mũi dẫn đến nghẹt mũi.
Những người bị GERD có thể bị trào ngược axit bất cứ lúc nào trong ngày. Khi nằm xuống và mất đi sự trợ giúp của trọng lực, axit trong dạ dày thậm chí có nhiều khả năng trào lên thực quản hơn. Đây là lý do tại sao các triệu chứng GERD, bao gồm nghẹt mũi, đau họng, ho, chảy nước mũi sau, thở khò khè và khàn giọng thường tồi tệ hơn vào ban đêm.
Cách chữa nghẹt mũi khi ngủ dễ áp dụng
1. Các phương pháp áp dụng vào ban ngày
Thực hiện các bước để cải thiện các triệu chứng về mũi vào ban ngày là rất quan trọng, giúp hạn chế nghẹt mũi vào ban đêm. Một số phương pháp dưới đây có thể áp dụng bất cứ lúc nào, kể cả trước khi đi ngủ, tùy thuộc vào thời gian và mức độ thuận tiện của bạn.
Hạn chế xì mũi
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng xì mũi sẽ tạo ra áp suất dư thừa trong khoang mũi có thể khiến chất lỏng từ mũi đi vào xoang. Thay vì xì mũi, hãy dùng khăn giấy để chấm vào mũi để loại bỏ dịch chảy ra một cách nhẹ nhàng.
Bấm huyệt
Bấm huyệt là dùng ngón tay để kích hoạt một số điểm áp lực. Mặc dù bấm huyệt không chữa khỏi cảm lạnh nhưng có thể giúp giảm áp lực xoang, giúp thông mũi hơn.
Dùng ngón trỏ trái và phải ấn vào gốc hai bên mũi, giữ trong khoảng 3 phút. Đối với đau đầu do viêm xoang, hãy ấn các ngón tay vào góc trong cùng của một trong hai lông mày trong 3 phút.
Bấm huyệt có thể giúp giảm nghẹt mũi
Uống đủ nước
Khi chất nhầy quá đặc sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi. Uống đủ nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy, giúp thoát dịch ra dễ hơn.
2. Các phương pháp áp dụng vào buổi tối
Bên cạnh các phương pháp có thể áp dụng vào ban ngày nêu trên, một số phương pháp áp dụng vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ có thể giúp giảm nghẹt mũi và ngủ ngon hơn.
Uống trà thảo mộc ấm
Một số thảo mộc có đặc tính kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ uống nóng có thể cải thiện cảm giác của mọi người về các triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi. Để không bị mất ngủ, bạn nên chọn một loại trà không chứa caffeine. Thêm mật ong hoặc chanh vào trà vừa giúp tăng thêm hương vị vừa có thể giúp giảm đau, dịu cơn ho tốt hơn.
Xông hơi mặt
Hơi nóng làm loãng chất nhầy trong mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Cách đơn giản nhất để tự xông hơi mặt là chùm khăn cúi mặt xuống bát nước nóng hoặc tắm nước ấm.
Xông hơi nóng giúp chất nhẩy dễ thoát ra ngoài hơn
Sử dụng thuốc thông mũi ngay trước khi ngủ
Thuốc nhỏ mũi co mạch có tác dụng co mạch máu, giảm sung huyết niêm mạc mũi trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng. Cảm giác thông mũi đạt được nhanh chóng trong vòng 10 phút và kéo dài trong khoảng 2 - 6 giờ, tuy nhiên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng và không sử dụng được quá 7 ngày, dễ gây nhờn thuốc tạo ra tác dụng ngược.
Tuy nhiên, nên lưu ý, các biện pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng tạm thời, không điều trị được nguyên nhân nên tình trạng nghẹt mũi khi ngủ có thể tái phát.
Người bị nghẹt mũi khi ngủ do viêm mũi dị ứng, viêm xoang nên tham khảo sử dụng thuốc Đông y để điều trị triệu chứng, tác động vào căn nguyên gây bệnh để có kết quả lâu dài, phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc xoang Đông y – Hỗ trợ trị nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả thực sự
Với các tình trạng viêm xoang mạn tính hay viêm mũi dị ứng, tình trạng nghẹt mũi xảy ra rất phổ biến, tái đi tái lại, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Ưu điểm của thuốc Đông y là giúp thay đổi dần cơ địa, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang, giúp hạn chế tái phát.
Do vậy, để trị nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát trong tương lai, người bị viêm mũi, viêm xoang mạn tính nên tham khảo sử dụng thuốc xoang Đông y. Kiên trì sử dụng thuốc một thời gian, tình trạng nghẹt mũi thường xuyên sẽ không còn hoặc giảm hẳn.
Thuốc Xoang Nhất NhấtThông mũi, tiêu viêm trị: - Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi - Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu NSX: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm