Thống kinh (đau bụng kinh) là cơn đau bụng thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến ngày hành kinh. Tuỳ từng cơ địa mà các cơn đau ở dạng nào, đa phần các cơn đau do thống kinh đều có dạng nhẹ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị thống kinh “hành hạ” dai dẳng.
1. Đau bụng kinh theo Đông Y định nghĩa như thế nào?
Trong Đông Y, khái niệm về Thống kinh được định nghĩa như sau: “Thống kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh, nhưng khi khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông gây hiện tượng đau bụng kinh (thống tắc bất thông).
2. Phân loại Thống Kinh
Thống kinh thường được phân làm hai loại là: Thống kinh nguyên phát và Thống kinh thứ phát.
- Thống kinh nguyên phát: thường xảy ra sau tuổi dậy thì, ngay vòng kinh đầu tiên có phóng noãn. Nguyên nhân thường là do cơ năng, không có tổn thương thực thể, thường giảm bớt sau khi hoạt động sinh dục ổn định và sau khi sinh đẻ.
- Thống kinh thứ phát: thường xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau, nay mới đau. Nguyên nhân là do thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung ở eo tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm cơ quan sinh dục...
3. Thống kinh có nguy hiểm không?
Thống kinh nguyên phát được cho là hiện tượng khó chịu lặp đi lặp lại mỗi chu kỳ. Ở hầu hết nữ giới, khi sạch kinh, các triệu chứng của nó cũng sẽ tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị gì. Sau mỗi chu kỳ như vậy, dần dần cơ thể phái nữ cũng hình thành “thói quen” và “thích nghi” với những cơn đau đó.
Tuy nhiên, có một số ít các đối tượng có cơ địa quá nhạy cảm, thống kinh ảnh hưởng đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài, thống kinh gây tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe người bệnh, khiến những ngày có kinh trở thành nỗi ám ảnh, lo lắng hàng tháng.
Đối với thống kinh thứ phát, đây có thể được xem là triệu chứng báo động cho các bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn.
Nếu cơn đau kéo dài hơn những ngày ra kinh hay xuất hiện sau khi đã có chu kỳ nhiều năm, không đáp ứng với thuốc giảm đau, kèm theo những bất thường về tính chất kinh nguyệt như đa kinh, vô kinh, rong kinh, cường kinh..., người bệnh không nên chủ quan. Cần đi khám sớm và xử trí trước khi bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản, làm vô sinh, sảy thai, sinh non liên tiếp,...
4. Thống kinh có điều trị được không?
Thống kinh tuy là bệnh lý nhiều người mắc phải nhưng có thể điều trị được nếu xác định rõ và có những phương pháp hợp lý.
Thống kinh nguyên phát thường được bệnh nhân mặc nhiên “chấp nhận” và cho rằng đó là vấn đề sinh lý bình thường. Tuy nhiên, đối với các cô gái mới có kinh lần đầu, cần được người lớn đã có kinh nghiệm chăm sóc, giải thích cặn kẽ về sinh lý và vệ sinh kinh nguyệt. Đây sẽ là bước chuẩn bị tiền để để có một tâm lý ổn định sau đó.
Những trường hợp thống kinh thứ phát, để giải quyết triệu chứng đau, cần phải điều trị triệt để bệnh lý thực thể. Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa sớm để có phương án điều trị thích hợp.
Có thể áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc để hạn chế thống kinh như: chườm ấm vùng bụng dưới, xoa bóp, thư giãn, uống đủ nước, tăng cường các loại thực phẩm giàu magie, kẽm, acid béo omega-3, vitamin nhóm B, vitamin E…
Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh, không chất kích thích và chăm chỉ luyện tập thể thao cũng tác động tốt đến thể trạng, giúp bệnh thống kinh hàng tháng trở nên nhẹ nhàng hơn.
5. 5 bài thuốc Đông Y chữa Thống kinh
Ngày nay, nhiều người tìm đến các bài thuốc Đông Y để chữa trị Thống kinh vì tác dụng và đặc điểm lành tính của Đông dược.
Một số bài thuốc Đông Y có tác dụng chữa Thống kinh có thể tham khảo như sau:
- Bài 1: nga truật (nghệ đen) 100g, hương phụ (củ gấu)6. 80g, trạch lan 30g, ngải cứu 30g, lá đài bi 30g, lá ích mẫu 30g, long não 5g, phèn chua 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc có tác dụng điều khí hành huyết, khai uất bổ hư lương huyết thanh nhiệt.
- Bài 2: hương phụ (chế) 80g, can khương 5g, nga truật 20g, ô dược 20g, tô diệp 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này chữa cả kinh bế, kinh trệ.
- Bài 3: nếu kinh nguyệt có màu đen dùng ba kích 30g, ô dược 10g, hoài sơn 20g, biển đậu 20g, mộc hương 10g, bạch truật 20g, hương phụ 10g, thổ phục linh 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu sắp thấy kinh có nước trào ra dùng phòng đẳng sâm 30g, bạch truật 20g, thổ phục linh 20g, ý dĩ 20g, ba kích 20g.
- Bài 4: đương quy 8g, đan bì 8g, ngô thù 8g, phục linh 4g, tế tân 4g, phòng phong 4g, cao bản 4g, càn cương 4g, mộc hương 4g, cam thảo 4g, ô dược 8g, thương truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài 5: uất kim 50g, hương phụ (chế) 100g, nga truật 50g, hà thủ ô 50g, ngải diệp 20g. Các vị sao vàng tán bột, mỗi ngày uống 20g với nước sôi. Nếu vừa hành kinh vừa đau bụng gia sinh khương; hành kinh hết rồi mới đau thì gia thêm hương phụ sống. Hành kinh kéo dài thêm cỏ nhọ nồi. Đau bụng trước khi hành kinh thêm quế chi.
6. Chữa Thống kinh theo Đông y
Từ rất lâu, những bài thuốc Đông y cổ đã chứng minh được hiệu quả chữa bệnh qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong đó phải kể đến bài thuốc giảm đau bụng kinh Ngự y mật phương.
Ngự y mật phương bao gồm những phương pháp bí truyền trong dân gian được các bậc Ngự y tài giỏi nhất trong Thái y viện chọn lọc kỹ càng, sử dụng những thành phần dược liệu quý hiếm nhất, bào chế tỉ mẩn, gia giảm tỷ lệ sao cho phát huy hiệu quả tốt nhất, chuyên dành để chữa bệnh cho các phi tần Hoàng cung, vốn dĩ chỉ được lưu truyền trong triều đình và được coi là bảo vật quý giá của quốc gia.
Phương pháp này kết hợp cùng công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, cho ra đời sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 có thể mang đến hiệu quả giảm đau bụng kinh bền vững, đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cũng như không khiến người bệnh bị phụ thuộc.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm