Tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng ngừa nhiệt trong má
MỤC LỤC Nhiệt trong má là gì? Triệu chứng nhiệt trong má Nguyên nhân gây nhiệt trong má Cách xử lý khi bị nhiệt trong má |
Nhiệt trong má là gì?
Nhiệt trong má là tình trạng nóng trong, gây ra cảm giác rát, sưng hoặc lở loét trong miệng, đặc biệt là ở má trong.
Triệu chứng nhiệt trong má
Triệu chứng thường gặp:
- Cảm giác nóng rát trong má, đặc biệt khi ăn đồ nóng hoặc cay.
- Vết loét nhỏ (nhiệt miệng), hình tròn hoặc trắng, viền đỏ, gây đau khi ăn uống.
- Sưng niêm mạc má, cảm giác cộm, khó chịu khi nhai hoặc nói chuyện.
- Khô miệng, khô họng, có thể đi kèm cảm giác khát nước liên tục.
- Hơi thở có mùi do vi khuẩn phát triển khi miệng bị viêm, loét.
- Chảy máu nhẹ khi niêm mạc bị tổn thương nặng hoặc chà xát vào răng.
Triệu chứng cần chú ý (có thể là dấu hiệu bệnh lý khác):
- Nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần, vết loét lớn hoặc tái phát liên tục.
- Đau nhức lan sang răng, hàm hoặc đầu.
- Sưng đỏ nặng, có mủ hoặc sốt cao.
Nguyên nhân gây nhiệt trong má
Mặc dù cơ chế sinh ra nhiệt miệng chưa được xác định rõ ràng nhưng tình trạng này thường liên quan tới các yếu tố sau:
- Thiếu hụt dinh dưỡng: việc thiếu một số vitamin và dưỡng chất như sắt, kẽm, acid folic, vitamin A, B12, C, protein,…có thể dẫn tới nhiệt miệng.
- Kích ứng: Do thức ăn cay nóng, chua, mặn, hoặc do các chất kích ứng trong kem đánh răng, nước súc miệng.
- Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virus hoặc nấm tồn tại, phát triển và dẫn tới tổn thương niêm mạc nướu.
- Căng thẳng, stress: Làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiệt miệng.
- Thay đổi nội tiết tố: thường xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
- Thương tổn tại niêm mạc miệng do ăn thực phẩm quá khô, quá cứng, đeo khí cụ chỉnh nha, tai nạn, chải răng quá mạnh, cắn phải má,...
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh celiac, hoặc hội chứng Behçet có thể gây nhiệt miệng.
- Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc thuốc: các sản phẩm chứa hóa chất mạnh hoặc thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng phổ biến
Cách xử lý khi bị nhiệt trong má
Nhiệt miệng trong má, mặc dù gây khó chịu, thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét:
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn với nước muối sinh lý hoặc tự pha. Pha nước muối theo tỷ lệ 1/2 thìa cà phê muối với một cốc nước ấm.
Sử dụng gel bôi nhiệt miệng
Các loại gel bôi nhiệt miệng có chứa lidocain hoặc benzocaine có tác dụng gây tê tại chỗ. Bôi trực tiếp vào vết loét giúp giảm đau và khó chịu tạm thời.
Chườm đá
Ngậm một viên đá nhỏ trong miệng để giảm đau và sưng tấy. Đá lạnh làm tê các dây thần kinh cảm giác đồng thời làm co các mạch máu, giúp giảm sưng và giảm đau nhanh chóng.
Sử dụng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây loét miệng, giảm sưng tấy, đau rát đồng thời kích thích quá trình lành vết thương, giúp vết loét mau lành hơn.
Dùng tăm bông sạch thấm mật ong và bôi trực tiếp lên vết loét, 2-3 lần mỗi ngày sau khi ăn xong.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Tránh các loại thức ăn có tính kích thích như đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, các món cay, nóng, chua, mặn, thức ăn quá cứng vì có thể khiến vết loét tổn thương.
Nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, nguội, uống nhiều nước. Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau xanh và trái cây.
Khi bị nhiệt miệng, bạn không nên ăn những đồ cay nóng
Sử dụng Xịt răng miệng thành phần thảo dược
Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào được biết tới với khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Sự kết hợp của các thảo dược này cùng với tinh dầu bạc hà có khả năng làm dịu và làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
Sự kết hợp của các thảo dược này tạo nên dung dịch dạng xịt. Chỉ cần xịt vào vùng tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp, sẽ giúp hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
Xịt răng miệng từ thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị nhiệt trong má, nhiệt miệng có thể tham khảo sử dụng.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng Thành phần: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm